Vết nhện cắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Vết nhện cắn có mức độ ảnh hưởng nặng nhẹ khác nhau theo từng loại nhện. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin dưới đây để phân biệt và có hướng kiểm soát tình trạng nhện cắn hiệu quả nhé!

Vết nhện cắn - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Vết nhện cắn là tình trạng gì?

Nhện hiếm khi cắn người trừ khi bị đe dọa nhưng nhiều người vẫn rất sợ chúng. Hầu hết các vết cắn của nhện là vô hại nhưng thỉnh thoảng có thể gây dị ứng. Thực tế, nếu bạn không nhìn thấy nhện cắn thì các vết sưng, cắn, phát ban, mẩn đỏ có thể do nguyên nhân khác, từ các loại côn trùng đến nổi mụn, u nang hoặc bị nhiễm trùng da bởi một số loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn hoặc MRSA.

Ngay cả các chuyên gia y tế cũng thường không chắc chắn về nguyên nhân gây ra vết cắn trừ khi tận mắt thấy được côn trùng cắn hoặc vết cắn cho ra các triệu chứng đặc trưng. Mặc dù hầu hết các loài nhện có độc, trong phần lớn các trường hợp, những chiếc nanh của chúng quá nhỏ để gây nguy hiểm cho người. Thông thường, hậu quả của vết nhện cắn là ngứa hoặc ban đỏ và chỉ tồn tại khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, đối với một số loài nhện độc đặc biệt, ta nên lưu ý đến triệu chứng vết cắn.

2. Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của tình trạng vết nhện cắn là gì?

Các triệu chứng phổ biến của vết nhện cắn là:

Sưng ở chỗ vết cắn; Ngứa hoặc nóng ở vết cắn; Cảm giác tê ở vết cắn.

Vết cắn của nhện độc có thể gây ra những triệu chứng, bao gồm:

Đau dữ dội tại các vết thương; Cứng hoặc đau khớp; Co thắt cơ bắp; Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa; Sốt hoặc ớn lạnh; Thở hoặc nuốt khó; Vết thương loét lan rộng hoặc hoại tử; Chóng mặt, nói lắp bắp hoặc co giật; Vùng da màu xanh hoặc màu tím sâu xung quanh vết cắn, có thể phát triển thành vòng màu đỏ xung quanh vết cắn; Đổ quá nhiều mồ hôi.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

Không chắc chắn vết cắn có phải từ một con nhện độc hay không; Có cảm giác đau dữ dội, đau bụng hoặc loét ngày càng tăng tại vết cắn; Không thở được; Phát ban; Sốt; Buồn nôn, nôn; Sưng mặt, môi hoặc họng; Sốc; Nếu vết thương xấu đi hoặc tiếp tục lây lan sau khi sơ cứu cơ bản.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra triệu chứng của vết nhện cắn?

Một số loài nhện độc có thể gây ra tình trạng này bao gồm:

Nhện nâu; Nhện góa phụ đen; Nhện lang thang; Nhện cỏ; Nhện chuột; Nhện nhà đen; Nhện sói.

4. Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải triệu chứng của vết nhện cắn?

Bất kì ai cũng có thể bị nhện cắn và có những triệu chứng nghiêm trọng. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc triệu chứng của vết nhện cắn?

Bạn thường dễ bị cắn khi ở môi trường bên ngoài quá lâu như vùng nhiều cây, vườn tược, v.v. Trẻ em và người cao tuổi thường có phản ứng nặng hơn với vết cắn.

5. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán triệu chứng của vết nhện cắn?

Bác sĩ khám kĩ vết thương. Nếu bạn thấy được loại côn trùng cắn hay sớm tìm ra được nguyên nhân gây ra vết cắn sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán đúng triệu chứng, điều này đặc biệt quan trọng nếu vết cắn đó do nhện độc gây ra.

Những phương pháp nào dùng để điều trị triệu chứng của vết nhện cắn?

Những pháp sơ cứu ban đầu cho vết nhện cắn như sau:

Làm sạch vết thương. Dùng xà phòng và nước rửa vết thương, sau đó thoa một thuốc mỡ có chứa kháng sinh tránh nhiễm trùng; Che vết thương bằng gạc ướt hoặc khăn sạch có đá, điều này giúp giảm đau và sưng. Nếu vết cắn trên cánh tay hoặc chân, hãy nâng chi bị cắn lên cao; Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn như acetaminophen (Tylenol® hay các biệt dược khác), ibuprofen (Advil®, Motrin IB®) hoặc một thuốc kháng histamin (Benadryl®, Chlor-Trimeton®).

Bác sĩ có thể đề nghị tiêm vắc-xin chống uốn ván nếu bạn chưa tiêm trong 5 năm qua. Bạn có thể cần thuốc kháng sinh nếu vết cắn bị nhiễm trùng.

Không có cách điều trị chung cho tất cả các vết cắn. Cách điều trị khác nhau tùy thuộc vào loại nhện và mức độ nghiêm trọng của vết thương. Điều trị bao gồm việc xem xét các triệu chứng xuất hiện. Nếu bạn có dấu hiệu của nhịp tim nhanh thì có thể sử dụng thuốc trợ tim. Nếu bạn bị hoại tử thì phải dùng các thuốc chống hoại tử lan rộng.

Trường hợp nghiêm trọng cần giám định y khoa. Trong một số ca, bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh nhân trong bệnh viện.

Trong trường hợp hiếm, đặc biệt khi vết cắn gây hoại tử hoặc tình trạng xấu đi nhanh chóng, bạn cần phẫu thuật.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến triệu chứng của vết nhện cắn?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Không chạm hay xoa bóp vùng bị cắn. Nếu nhện có nọc độc, bạn nên tránh nó để không lây lan nọc; Không nên tham gia vào bất kỳ hoạt động thể chất nào sau khi bị cắn; Tránh đệm sưởi ấm. Trong trường hợp nhện phát ra nọc độc hoại tử, sức nóng có thể khiến hoại tử trở nên nặng hơn; Tránh các loại kem steroid; Không nên hút nọc độc ra bằng miệng.

Trên đây là một số thông tin về vết nhện cắn, nếu có bất kì dấu hiệu và triệu chứng nào như trên, các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM