Bệnh viêm da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm da là một tình trạng phổ biến, có thể gây khó chịu cho người bệnh. Một số dạng viêm da có thể kéo dài rất lâu trong khi số khác chỉ xuất hiện và biến mất rất nhanh. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này, mời bạn đọc bài viết sau.

Bệnh viêm da - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Viêm da là gì?

Khi da bị viêm sẽ khô, sưng và đỏ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường đa dạng, phụ thuộc vào loại viêm da. Một điều may mắn là tình trạng viêm này không lây nhiễm.

Khi bị viêm da, người bệnh sẽ rất khó chịu và ngứa ngáy từ nhẹ đến nặng. Bên cạnh đó, thời gian kéo dài tình trạng viêm sẽ phụ thuộc vào mùa, nguyên nhân và căng thẳng.

2. Các dạng viêm da

Viêm da có rất nhiều loại. Một số dạng viêm sẽ phổ biến ở trẻ em, số khác chỉ xuất hiện ở người lớn.

Một số dạng viêm da phổ biến như:

  • Viêm da dị ứng. Còn được gọi là bệnh chàm (eczema), tình trạng da này thường được di truyền và phát triển khi trẻ còn nhỏ. Một số trẻ bị chàm có thể gặp phải những mảng da khô, ngứa.
  • Viêm da tiếp xúc. Viêm da tiếp xúc xảy ra khi một chất chạm vào da của bạn và gây ra phản ứng dị ứng hoặc kích ứng. Những phản ứng này có thể phát triển thêm thành phát ban gây nóng, châm chích, ngứa hoặc phồng rộp.
  • Viêm da cơ địa. Trong loại viêm da này, da không thể tự bảo vệ chính nó. Điều này dẫn đến ngứa, khô da, thường kèm theo mụn nước nhỏ. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở bàn chân và bàn tay.
  • Viêm da tiết bã. Đây la loại phổ biến nhất trên da đầu, mặc dù nó cũng có thể xảy ra trên mặt và ngực. Nếu mắc bệnh, bạn có thể có các mảng vảy, da đỏ và gàu.

Một số dạng khác bao gồm:

  • Viêm da thần kinh. Tình trạng này liên quan đến một mảng da ngứa, thường được kích hoạt bởi căng thẳng hoặc một yếu tố nào đó gây kích ứng da.
  • Viêm da đồng tiền (Nummular dermatitis). Viêm da đồng tiền liên quan đến vết thương hình bầu dục trên da, thường xảy ra sau một chấn thương da.
  • Viêm da ứ đọng. Loại này liên quan đến thay đổi da do lưu thông máu kém.
  • Viêm da do lười tắm (Dermatitis neglecta). Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh không vệ sinh cơ thể trong thời gian dài.

3. Nguyên nhân viêm da là gì?

Các nguyên nhân gây viêm da khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh. Một số loại, như bệnh chàm tổ đĩa, viêm da thần kinh và viêm da cơ địa, có thể không rõ nguyên nhân.

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Các chất liệu phổ biến gây ra phản ứng dị ứng bao gồm:

Chất tẩy rửa Mỹ phẩm Niken

Bệnh chàm

Bệnh chàm thường xảy ra do sự kết hợp của các yếu tố như da khô, môi trường và vi khuẩn trên da. Bệnh thường là di truyền, vì những người mắc bệnh thường có bệnh sử gia đình mắc chàm, dị ứng hoặc hen suyễn.

Viêm da tiết bã

Viêm da tiết bã có khả năng gây ra bởi một loại nấm trong tuyến dầu. Bệnh thường nặng hơn vào mùa xuân và mùa đông.

Loại viêm da này cũng có thể di truyền cho các thành viên trong gia đình.

Viêm da ứ đọng

Viêm da ứ đọng xảy ra do máu lưu thông trong cơ thể kém, phổ biến nhất là ở chân và lòng bàn chân.

Các yếu tố kích hoạt

Đây là những yếu tố kích hoạt nên phản ứng của da. Nó có thể là các chất, môi trường sống hoặc bất cứ quá trình nào diễn ra bên trong cơ thể.

Một số yếu tố kích hoạt phổ biến gồm:

  • Căng thẳng;
  • Thay đổi nội tiết tố;
  • Môi trường;
  • Các chất gây kích ứng.

4. Những yếu tố nào khiến bạn dễ bị viêm da?

Một số yếu tố có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc tình trạng da này như:

  • Tuổi tác ;
  • Môi trường ;
  • Bệnh sử gia đình ;
  • Các tình trạng sức khỏe;
  • Dị ứng;
  • Hen suyễn.

Một số yếu tố sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn các yếu tố khác. Ví dụ, thường xuyên rửa và làm khô tay sẽ làm mất lớp dầu bảo vệ da và thay đổi độ cân bằng pH. Đó là lý do vì sao những nhân viên y tế thường dễ bị viêm da.

5. Triệu chứng viêm da là gì?

Các dấu hiệu viêm da thường đa dạng, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Hình dáng của vết thương cũng khác nhau, tùy thuộc vào vị trí ảnh hưởng trên cơ thể. Hầu như người bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng viêm da nào.

Nhìn chung, người bệnh có thể có một số dấu hiệu sau:

  • Phát ban;
  • Phồng rộp da ;
  • Da khô và nứt ;
  • Da ngứa;
  • Cảm giác đau, nóng và châm chích khi chạm vào da;
  • Đỏ;
  • Sưng.

Làm sao biết bạn bị viêm da?

Bác sĩ sẽ tiến hành khám thực thể và kiểm tra bệnh sử của bạn trước khi đưa ra chẩn đoán. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh chỉ bằng cách nhìn vào da.

Nếu nghi ngờ bạn có phản ứng dị ứng với một chất hay yếu tố nào đó, họ sẽ đề nghị xét nghiệm dị ứng da. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đặt một lượng nhỏ các chất nghi ngờ là dị nguyên lên da. Sau một vài ngày, họ sẽ kiểm tra phản ứng và xác định xem bạn có bị dị ứng không.

Đối với một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da để tìm ra nguyên nhân.

6. Chữa viêm da hiệu quả

Các phương pháp chữa viêm da thường phụ thuộc dạng, mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và nguyên nhân. Tình trạng da này có thể tự khỏi sau 1-3 tuần.

Nếu không, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Các thuốc giảm dị ứng và ngứa, như thuốc kháng histamine (diphenhydramine) ;
  • Liệu pháp ánh sáng;
  • Kem chứa steroid điều trị tại chỗ, như hydrocortisone, giúp giảm ngứa và viêm;
  • Kem hoặc lotion cho da ;
  • Tắm bằng yến mạch để giảm ngứa.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc kháng sinh và thuốc chống nấm nếu tình trạng nhiễm trùng phát triển. Nhiễm trùng có thể xảy ra khi da bị trầy xước do gãi quá nhiều.

Các biện pháp tại nhà giúp điều trị viêm da gồm chườm lạnh để giảm ngứa và khó chịu. Nếu da bị trầy xước, bạn hãy băng vết thương bằng vải sạch hoặc băng gạc để tránh kích ứng và nhiễm trùng.

Viêm da đôi lúc có thể xuất hiện khi bạn căng thẳng. Các liệu pháp thay thế có thể giúp giảm stress như:

  • Châm cứu;
  • Massage;
  • Yoga.

Thay đổi chế độ ăn uống, như loại bỏ những thực phẩm gây kích ứng, có thể giúp bạn kiểm soát các triệu chứng chàm. Trong một số trường hợp, bạn có thể dùng thực phẩm bổ sung vitamin D và probiotic.

7. Phòng ngừa viêm da hiệu quả

Bước đầu tiên trong việc phòng ngừa tình trạng da này là phải nhận thức được bệnh. Cách duy nhất để phòng ngừa phản ứng dị ứng là tránh các chất dị nguyên hay nguyên nhân gây phát ban. Tuy nhiên, để phòng ngừa bệnh chàm, bạn có thể:

Tránh gãi lên vùng da bị ảnh hưởng vì có thể làm vết thương hở và vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong qua vết hở đó. Để phòng ngừa khô da, hãy dùng xà phòng hoặc sữa tắm dịu nhẹ, dùng nước ấm để tắm. Thường xuyên dưỡng ẩm cũng có thể giúp bạn giảm ngứa.

Mặc dù viêm da không phải là tình trạng viêm trọng, nhưng nếu bạn gãi quá nhiều có thể dẫn đến trầy xước da và nhiễm trùng. Một số tình trạng nhiễm trùng có thể lây nhiễm và đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc hiểu rõ và phòng ngừa bệnh có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Viêm da, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM