Luận văn ThS: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Môi trường Việt Nam – Công ty cổ phần

Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Môi trường Việt Nam – Công ty cổ phần được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu lý luận và thực tiễn về VKD, hiệu quả sử dụng VKD, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Tổng công ty Viwaseen.

Luận văn ThS: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư và Môi trường Việt Nam – Công ty cổ phần

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhận thức được tầm quan trọng về vốn và thực tế tại Tổng công ty VIWASEEN, tôi lựa chọnđề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tạiTổng công ty Đầu tư và Môi trường Việt Nam – CTCP” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Tôi đã đi sâu vào phân tích thực trạng việc sử dụng VKD của Tổng công ty để tìm ra kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong công tác sử dụng vốn, đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục.

1.2 Tổng quan nghiên cứu đề tài

Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp như:

  • Tác giả Dương Thị Quỳnh Anh (2015), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Cầu Hầm, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương mại. 
  • Tác giả Nguyễn Thị Minh Hiếu (2014), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty CP xây dựng số 4 – Hải Dương
  • Phạm Minh Chí (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Sông Đà 9

Các công trình nghiên cứu trên có giá trị khoa học cao đã tạo khung cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu, kế thừa trong viết và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của cá nhân. Cho đến thời điểm nghiên cứu, chưa có một công trình nghiên cứu chính thống nào viết về “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam – CTCP (VIWASEEN)”. Do vậy, luận văn này là công trình nghiên cứu độc lập, đầu tiên.

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về VKD, hiệu quả sử dụng VKD, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại Tổng công ty Viwaseen.

Nhiệm vụ nghiên cứu:

  • Hệ thống hóa những vấn đề về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
  • Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam – CTCP (VIWASEEN) giai đoạn 2013 – 2015;
  • Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam-CTCP giai đoạn 2016 - 2020.

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận vềhiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp và thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam – CTCP

Về nội dung: Tiếp cận đánh giá hiệu quả sử dụng vốn với tư cách là đánh giá hiệu quả một trong các nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp.

Về không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn được giới hạn tại Tổng công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam – CTCP.

Về thời gian: Tập trung thu thập dữ liệu từ năm 2013 đến năm 2015

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phân tích

2. Nội dung

2.1 Một số vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp 

  • Vốn kinh doanh và vai trò của vốn kinh doanh trong hoạt động của doanh nghiệp
  • Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
  • Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam - CTCP

  • Khái quát về Tổng công ty VIWASEEN
  • Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng công ty VIWASEEN
  • Đánh giá chung

2.3 Đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng công ty Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam - CTCP

  • Định hướng phát triển của Tổng công ty VIWASEEN giai đoạn 2015 – 2020
  • Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VKD tại tổng công ty VIWASEEN
  • Một số kiến nghị

3. Kết luận

Luận văn đã hệ thống hóa những lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn bảo gồm khái niệm, các phân loại vốn, khái niệm hiệu quả sử dụng vốn và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty Viwaseen từ đó rút ra những đánh giá và nhận xét thực trạng hoạt động: Sản lượng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế có sự biến động tăng, giảm qua các năm, mặc dù tổng số vốn kinh doanh và vốn CSH đều tăng từ 2013 – 2015; Cơ cấu giữa VCĐ/tổng tài sản (30%), VLĐ/tổng tài sản (70%) tỷ lệ này là chưa thực sự hợp lý đối với ngành xây lắp nói chung. (Toàn ngành tỷ lệ VCĐ/tổng tài sản là 20,49%).

4. Tài liệu tham khảo

Dương Thị Quỳnh Anh (2015), “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty xây dựng Cầu Hầm”, luận văn thạc sĩ Trường Đại học Thương mại.

David Begg (2008), Kinh tế học, nhà xuất bản thống kê, Hà Nội

Bộ Tài chính,Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999, ban hành chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, Hà Nội.

Bộ Tài chính,Thông tư số 62/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999, hướng dẫn và quản lý sử dụng vốn và tài sản DNNN, Hà Nội.

Cổng thông tin Chính phủ (2011), Quyết định số 2092/QĐ-TTg,Ban chỉ đạo đổi mới DN.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM