Bệnh phát ban - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Phát ban là tên được đặt cho một số bệnh phát ban gây ra bởi vi khuẩn trong chi Rickettsia, được lây qua vết cắn của động vật chân đốt bị nhiễm bệnh. Để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!

Bệnh phát ban - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh phát ban là gì?

Phát ban là tên được đặt cho một số bệnh phát ban gây ra bởi vi khuẩn trong chi Rickettsia, được lây qua vết cắn của động vật chân đốt bị nhiễm bệnh. Các động vật chân đốt này gồm bọ chét, ve và chấy.

Biểu hiện của các bệnh phát ban phụ thuộc vào loại vi khuẩn bạn bị nhiễm bệnh. Các bệnh phát ban do vi khuẩn thường gặp gồm: phát ban do chấy rận/chuột, bệnh Brill-Zinsser, bệnh sốt mò.

Mức độ phổ biến của bệnh phát ban

Phát ban do vi khuẩn phổ biến ở các vùng có vệ sinh kém hoặc ở những người vệ sinh kém. Sự bùng phát bệnh phát ban thường liên quan đến chiến tranh, nghèo đói và những khu vực dân cư có chất lượng cuộc sống kém.

Những người thường sống trong khu vực đông đúc và ô nhiễm dễ bị phát ban do chấy rận hoặc ve. Ngày nay, phát ban chủ yếu xảy ra ở các quốc gia nghèo, kém phát triển.

2. Triệu chứng

Các triệu chứng phát ban là gì?

Các triệu chứng phát ban thường gặp gồm:

  • Sốt và ớn lạnh;
  • Nhức đầu;
  • Đau cơ và đau nhức cơ thể;
  • Ho ;
  • Buồn nôn và nôn mửa.

Các triệu chứng khác bao gồm phì đại hạch bạch huyết, thở nhanh, mất vị giác và đau bụng. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị các vấn đề về tâm thần, với mức độ từ nhầm lẫn đến hôn mê.

Một số người có thể bị nhiễm bệnh không có triệu chứng trong nhiều năm trước khi phát bệnh. Trong trường hợp hiếm, người bệnh có thể tái phát bệnh sau nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tình trạng này gọi là bệnh Brill. Bệnh thường xảy ra khi hệ miễn dịch suy yếu do thuốc, tuổi già và bệnh lý. Triệu chứng bệnh Brill tương tự như tình trạng ban đầu, nhưng thường nhẹ hơn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng phát ban khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biểu hiệu của phát ban, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh phát ban là gì?

Phát ban do chấy rận gây ra bởi Rickettsia prowazekii và thường lây qua người thông qua chấy rận. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ đâu, nhưng thường ở những khu vực đông dân và mức sống kém.

Bệnh phát ban do chuột được gây ra bởi bọ chét ký sinh ở chuột hoặc mèo. Những người sống những nơi vệ sinh kém và nhiều chuột sẽ có nguy cao bị bệnh này.

Bệnh sốt mò gây ra bởi Orientia tsutsugamushi được truyền ngẫu nhiên khi bị ấu trùng mò chích. Loại phát ban này phổ biến ở châu Á, Úc, Papua New Guinea và quần đảo Thái Bình Dương. Bệnh còn được gọi là bệnh tsutsugamushi.

Rận, bọ chét, ve hoặc chuột trở thành vật chủ mang vi khuẩn khi hút máu người nhiễm bệnh hoặc một loài gặm nhấm bị nhiễm bệnh. Nếu tiếp xúc với những động vật chân đốt mang bệnh này, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh. Ngoài ra, vi khuẩn còn có thể được truyền qua phân. Nếu bạn bị trầy xước da tại khu vực chấy rận hút máu, vi khuẩn có thể đi vào máu thông qua các vết thương hở.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị phát ban?

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị phát ban như:

  • Vệ sinh cá nhân và nơi ở kém ;
  • Tiếp xúc với động vật chân đốt (chấy, rận, ve…) ;
  • Du lịch đến các quốc gia kém phát triển.

5. Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán phát ban?

Nếu nghi ngờ bị phát ban, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và bệnh sử của bạn. Để giúp bác sĩ dễ chẩn đoán, bạn có thể cung cấp các thông tin sau cho họ:

  • Bạn có đang sống trong khu vực đông người không ;
  • Có bất cứ đợt bùng phát phát ban nào ở khu vực bạn sống không;
  • Bạn có đi du lịch đến các nước kém phát triển trong thời gian gần đây không.

Việc chẩn đoán phát ban thường rất khó vì các triệu chứng tương tự như các bệnh khác như:

  • Sốt xuất huyết;
  • Sốt rét ;
  • Bệnh do Brucella gây ra.

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán phát ban gồm:

  • Sinh thiết da: bác sĩ sẽ lấy một mẫu da phát ban để xác nghiệm.
  • Western blot: giúp xác định sự hiện diện của bệnh phát ban.
  • Xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang: bác sĩ sẽ dùng thuốc nhuộm huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên phát ban trong mẫu huyết thanh từ máu.
  • Các xét nghiệm máu khác: giúp xác định tình trạng nhiễm trùng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị phát ban?

Bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc kháng sinh để điều trị phát ban do vi khuẩn như:

  • Doxycycline (Doryx, Vibramycin): đây là lựa chọn ưu tiên khi điều trị bệnh.
  • Chloramphenicol: dành cho những người không mang thai hoặc cho con bú.
  • Ciprofloxacin (Cipro): dành cho người lớn không thể dùng doxycycline

Người bị bệnh phát ban do chấy rận có thể cần oxy và dịch truyền tĩnh mạch (IV).

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn kiểm soát bệnh phát ban?

Một số biện pháp sau đây giúp bạn phòng ngừa phát ban do vi khuẩn như:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ Không cho các loài động vật chân đốt sinh sản;
  • Tránh du lịch đến những vùng dễ phát triển bệnh phát ban hoặc các nước kém phát triển;
  •  Điều trị dự phòng bằng doxycycline (được sử dụng phòng ngừa chỉ ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh, chẳng hạn như những người thường xuyên đến những vùng cực nghèo và chất lượng vệ sinh kém)

Trên đây là một số thông tin về bệnh phát ban, khi thấy những triệu chứng và dấu hiệu như trên, eLib.VN khuyến khích các bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời!

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM