Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng là một phát ban gây ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở những người bị nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị của bệnh nhé!

Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Phát ban đa dạng do ánh sáng là bệnh gì?

Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng là một phát ban gây ra do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở những người bị nhạy cảm với ánh sáng mặt trời. Bạn thường xuất hiện như các cục rất nhỏ màu đỏ hoặc các mảng hơi dày lên trên bề mặt da.

Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng xảy ra thường xuyên nhất vào mùa xuân và đầu mùa hè khi khả năng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tăng lên. Các đợt ban ít khi lặp lại trong suốt mùa hè. Tuy nhiên, phát ban thường tái phát mỗi năm sau lần đầu tiên.

Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng thường tự biến mất trong vòng 10 ngày mà không để lại sẹo. Những người bị phát ban nặng hay kéo dài có thể cần điều trị bằng thuốc.

Mức độ phổ biến của bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng

Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng là tình trạng khá phổ biến. Tình trạng này phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới. Bệnh đặc biệt ảnh hưởng đến những người có da sáng màu mặc dù một số người có da sẫm màu có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường bắt đầu từ độ tuổi từ 20-40, mặc dù đôi khi có ảnh hưởng đến trẻ em. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.

2. Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng là gì?

Thuật ngữ “phun trào” đề cập đến phát ban thường xuất hiện 30 phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Phát ban thường xuất hiện ở các vùng của cơ thể có xu hướng tiếp xúc với ánh sáng: phần trên của ngực, phía trước cổ và cánh tay.

Đặc điểm của phát ban có thể bao gồm:

  • Các đốm nhỏ và mụn nước dày đặc;
  • Các mảng đỏ, thô ráp;
  • Ngứa hoặc rát.

Hiếm khi bạn có các dấu hiệu khác hoặc các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, đau đầu hoặc buồn nôn. Những tình trạng này có thể là kết quả do cháy nắng chứ không liên quan đến bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kỳ phát ban không rõ nguyên nhân rõ ràng như dị ứng hoặc tiếp xúc với ivy độc gần đây.

Bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng trông giống như các phát ban gây ra do các bệnh lý khác, một số trong đó là nghiêm trọng. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng.

Đi cấp cứu ngay lập tức nếu phát ban:

  • Lan rộng;
  • Đau Kèm theo sốt.

3. Nguyên nhân

Nguyên nhân nào gây ra bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng?

Nguyên nhân chính xác gây bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng chưa được hiểu rõ. Phát ban xuất hiện ở những người đã phát triển nhạy cảm với các thành phần của ánh sáng mặt trời và tia cực tím (UV) bức xạ từ mặt trời hoặc các nguồn khác như giường tắm nắng hoặc đèn làm rám da. Nhạy cảm này được gọi là nhạy cảm ánh sáng. Tình trạng này là kết quả phản ứng của hệ miễn dịch gây ra phát ban.

Bức xạ UV

Bức xạ tia cực tím là một bước sóng của ánh sáng mặt trời nằm trong một khoảng rất ngắn mà mắt người không nhìn thấy được. Ánh sáng tia cực tím đến trái đất được chia thành hai dải bước sóng – tia cực tím A (UVA) và tia cực tím B (UVB).

Một người nhạy cảm ánh sáng có thể phản ứng với cả hai loại bức xạ tia cực tím. Mặc dù tia UVB không xuyên qua kính trong khi tia UVA vẫn xuyên qua. Tia UVA thậm chí có thể thâm nhập qua hầu hết các kem chống nắng. Vì vậy, việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời qua cửa sổ hoặc thậm chí có bôi kem chống nắng bảo vệ vẫn có thể gây ra một phản ứng ở một số người bị nhạy cảm ánh sáng.

Nhạy cảm ánh sáng

Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời giảm đi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời lặp đi lặp lại với người bị bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng. Đặc điểm của bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng phần nào dự đoán được:

Một cơn có thể xảy ra sau lần tiếp xúc đầu tiên hoặc thứ hai với ánh sáng mặt trời sau một thời gian dài không tiếp xúc. Do vậy, các cơn thường xảy ra trong mùa xuân hoặc đầu mùa hè hoặc trong một kỳ nghỉ mùa đông ở nơi có nhiều ánh nắng. Các cơn ít có khả năng xảy ra khi đã giữa mùa hè. Sau cơn đầu tiên của bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng, các cơn sau có thể sẽ tái diễn mỗi mùa xuân hoặc đầu mùa hè.

Một số người dần dần trở nên ít nhạy cảm trong nhiều năm và cuối cùng không còn bị nổi mẩn mỗi năm nữa.

4. Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng?

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng như:

  • Nữ giới;
  • Xuất hiện cơn đầu tiên ở độ tuổi thiếu niên hoặc độ tuổi 20 ;
  • Da sáng và sinh sống tại khu vực phía Bắc;
  • Bệnh sử gia đình có tình trạng này.

5. Chẩn đoán & điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng dựa trên khám lâm sàng và các câu trả lời của bạn. Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ các tình trạng khác. Các xét nghiệm có thể bao gồm:

Sinh thiết da. Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô phát ban (sinh thiết) để kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Xét nghiệm máu. Thử nghiệm ánh sáng. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia về các vấn đề da (bác sĩ da liễu) cho thử nghiêm này. Trong quá trình kiểm tra, các khu vực nhỏ của da được tiếp xúc với một định lượng tia UVA và UVB ánh sáng để kiểm tra phản ứng. Nếu da phản ứng với bức xạ tia cực tím, bạn được coi là nhạy cảm ánh sáng mặt trời (quang) và có thể có bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng hay các rối loạn gây ra do ánh sáng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng?

Xử lý bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng thường không cần thiết vì phát ban thường tự mất đi trong vòng 10 ngày. Nếu các triệu chứng của bạn nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống ngứa (một loại kem hoặc thuốc corticosteroid). Điều trị cũng có sẵn để ngăn ngừa phát ban.

Quang trị liệu

Bác sĩ có thể đề nghị quang trị liệu để ngăn chặn các cơn của bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng ở những người mà các dấu hiệu và triệu chứng không thuyên giảm. Chiếu đèn lên da với liều nhỏ UVA hay UVB ánh sáng, giúp da bớt nhạy cảm với ánh sáng. Về cơ bản, đây là cách kiểm soát độ phơi sáng tăng dần, điều mà bạn sẽ trải nghiệm trong suốt mùa hè.

Một loại liệu pháp ánh sáng gọi psoralen kết hợp tia cực tím A (PUVA) là sự kết hợp UVA với một loại thuốc gọi là psoralen, chất này làm cho da nhạy cảm hơn với ánh sáng. Tác dụng phụ ngắn hạn của liệu pháp này có thể có buồn nôn, đau đầu và ngứa.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn quản lý bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng?

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với bệnh phát ban đa dạng do ánh sáng:

Bôi kem chống ngứa. Hãy thử một loại kem chống ngứa không cần toa, có thể là các sản phẩm có chứa ít nhất 1% hydrocortisone. Các loại kháng histamine. Nếu ngứa gây khó chịu, thuốc kháng histamin dạng uống có thể giúp giảm ngứa. Sử dụng gạc lạnh. Áp một chiếc khăn được làm ẩm với nước mát trên vùng da bị ảnh hưởng hoặc tắm nước mát. Không chạm đến những chỗ phồng rộp. Để các vết này lành nhanh và tránh nhiễm trùng, bạn không nên động chạm đến các vết phồng rộp. Nếu cần, bạn có thể phủ nhẹ bằng một miếng gạc. Uống thuốc giảm đau. Thuốc giảm đau không cần toa có thể giúp giảm mẩn đỏ hoặc đau. Những thuốc này bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB và những biệt dược khác), acetaminophen (Tylenol và những biệt dược khác) và naproxen sodium (Aleve và những biệt dược khác). Tránh ánh nắng mặt trời từ 10 giờ đến 14 giờ, do tia nắng mặt trời mạnh nhất trong thời gian này. Bạn hãy cố gắng sắp xếp các hoạt động ngoài trời vào các thời điểm khác trong ngày. Sử dụng kem chống nắng. Hãy bôi kem chống nắng phổ rộng, loại có yếu tố chống cả hai tia UVA và UVB 15-30 phút trước khi đi ra ngoài. Sử dụng kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30. Bôi kem chống nắng nhiều và bôi lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn đang bơi lội hoặc đổ mồ hôi. Nếu bạn đang sử dụng kem chống nắng dạng xịt, hãy chắc chắn kem được xịt lên toàn bộ bề mặt da. Che chắn. Để bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời, bạn hãy mặc quần áo loại vải dệt dày, che phủ cả tay và chân, đội mũ rộng vành, loại mũ này che nắng tốt hơn các loại mũ thể thao. Cân nhắc mặc quần áo được thiết kế để chống ánh sắng mặt trời. Tìm kiếm loại quần áo có yếu tố bảo vệ tia cực tím (UPF) từ 40-50. Làm theo các chỉ dẫn trên nhãn của loại quần áo tránh nắng này để duy trì tính năng bảo vệ của chúng.

Hy vọng với những thông tin trên đây về hội chứng Phát ban đa dạng do ánh sáng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh.

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM