Bệnh dị ứng đậu nành - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng đậu nành nhẹ bao gồm phát ban hoặc ngứa trong và xung quanh miệng. Trong các trường hợp hiếm hoi, dị ứng đậu nành có thể gây ra phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (sốc phản vệ). Để hiểu rõ hơn về hội chứng này, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Dị ứng với đậu nành/sản phẩm từ đậu nành là một dị ứng thực phẩm phổ biến. Thông thường, dị ứng đậu nành xảy ra ở trẻ sơ sinh khi phản ứng với sữa bột đậu nành. Mặc dù hầu hết trẻ em dần hết dị ứng với đậu nành, một số trường hợp bị dị ứng cho đến tuổi trưởng thành.
Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng đậu nành nhẹ bao gồm phát ban hoặc ngứa trong và xung quanh miệng. Trong các trường hợp hiếm hoi, dị ứng đậu nành có thể gây ra phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng (sốc phản vệ).
Nếu bạn hoặc con bạn có phản ứng đối với đậu nành, hãy cho bác sĩ biết. Các xét nghiệm có thể giúp xác nhận bạn có bị dị ứng đậu nành hay không.
Bị dị ứng đậu nành có nghĩa là phải tránh tất cả các các sản phẩm có chứa đậu nành, điều này có thể khá khó khăn. Nhiều loại thực phẩm, chẳng hạn như các sản phẩm thịt, bánh kẹo, sô cô la và các loại ngũ cốc ăn sáng có thể chứa đậu nành.
Mức độ phổ biến của dị ứng đậu nành
Dị ứng đậu nành là tình trạng phổ biến. Hãy thảo luận với bác sĩ để biết thêm thông tin.
2. Triệu chứng
Các triệu chứng phổ biến của dị ứng đậu nành là:
Ngứa ran trong miệng Phát ban; ngứa; có vảy da (chàm) Sưng môi, mặt, lưỡi và cổ họng hoặc các bộ phận khác của cơ thể Thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc nôn Da đỏ (phừng).
Đối với hầu hết mọi người, dị ứng đậu nành gây khó chịu nhưng không nghiêm trọng. Hiếm khi phản ứng dị ứng với đậu nành trở nên nguy hiểm và thậm chí đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng thức ăn thường xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi ăn một loại thực phẩm có chứa các chất gây dị ứng.
Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) là hiếm gặp với dị ứng đậu nành. Khả năng này có thể xảy ra ở những người có bệnh hen suyễn hoặc những người bị dị ứng với các thức ăn khác ngoài đậu nành như đậu phộng.
Sốc phản vệ gây ra các dấu hiệu và triệu chứng rất nặng bao gồm:
Khó thở do cổ họng sưng phù Sốc kèm sụt giảm huyết áp nghiêm trọng Mạch đập nhanh Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy gặp bác sĩ hoặc bác sĩ chuyên điều trị dị ứng (chuyên gia dị ứng) nếu bạn có các triệu chứng dị ứng thực phẩm trong thời gian ngắn sau khi ăn. Nếu có thể, hãy đi khám bệnh khi bị phản ứng dị ứng.
Bạn có thể cần đi cấp cứu nếu phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của sốc phản vệ như:
Khó thở Mạch nhanh và yếu Chóng mặt hoặc đầu lâng lâng Chảy nước dãi và mất khả năng nuốt Toàn bộ cơ thể đỏ và nóng
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây dị ứng là do phản ứng của hệ miễn dịch. Với dị ứng đậu nành, hệ thống miễn dịch cho rằng protein đậu nành là chất có hại, do đó kích hoạt việc sản xuất kháng thể immunoglobulin E (IgE) với protein đậu nành (chất gây dị ứng). Lần sau, khi bạn tiếp xúc với đậu nành, các kháng thể IgE nhận ra nó và truyền tín hiệu cho hệ thống miễn dịch giải phóng ra histamin và các hóa chất khác vào máu.
Histamin và các hóa chất khác trong cơ thể gây ra một loạt các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Histamin góp phần lớn nhất trong phản ứng dị ứng bao gồm chảy nước mũi, ngứa mắt, họng khô, mẩn ngứa, phát ban, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở và sốc phản vệ.
Hội chứng viêm ruột gây ra do protein thực phẩm (FPIES)
Thực phẩm gây dị ứng cũng có thể gây ra dị ứng thực phẩm muộn. Mặc dù bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể là một chất kích hoạt, đậu nành là một trong những loại phổ biến nhất. Phản ứng, thường là nôn mửa và tiêu chảy, thường xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn chứ không phải vài phút.
Không giống như một số dị ứng thực phẩm khác, FPIES thường tự hết theo thời gian. Nếu bị dị ứng với đậu nành điển hình, phòng ngừa phản ứng tốt nhất là tránh các thức ăn có chứa đậu nành.
4. Nguy cơ mắc phải
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây dị ứng đậu nành như:
Bệnh sử gia đình. Nguy cơ dị ứng với đậu nành hoặc thực phẩm khác tăng lên nếu trong gia đình có người bị dị ứng như sốt cỏ khô, hen suyễn, phát ban hoặc chàm. Tuổi tác. Dị ứng đậu nành phổ biến nhất ở trẻ em, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh. Các dị ứng khác. Trong một số trường hợp, những người bị dị ứng với lúa mì, đậu, sữa hoặc các thực phẩm khác có thể có một phản ứng dị ứng với đậu nành.
5. Chẩn đoán & điều trị
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán dị ứng đậu nành?
Chuyên gia dị ứng sẽ thu thập lịch sử và tiến hành kiểm tra sức khỏe. Bạn có thể được yêu cầu ghi nhật ký thực phẩm, nhớ là không chỉ ghi lại những gì đã ăn mà kèm theo các triệu chứng xảy ra sau khi thức ăn được tiêu thụ.
Bên cạnh đó, chuyên gia dị ứng có thể đề nghị thử nghiệm chích da hoặc xét nghiệm máu, cả hai đều nhằm kiểm tra sự hiện diện của kháng thể immunoglobulin E (IgE) đối với protein đậu nành.
Trong thử nghiệm chích da, một lượng nhỏ chất lỏng chứa protein đậu nành đặt ở lưng hoặc cẳng tay, nơi được đâm nhẹ với một que nhỏ, vô trùng, cho phép chất lỏng thấm vào da. Trong vòng 15 đến 20 phút, xuất hiện một nốt đỏ có thể là dấu hiệu của dị ứng. Với xét nghiệm máu, mẫu máu được gửi đến một phòng thí nghiệm để kiểm tra sự hiện diện của kháng thể IgE; kết quả được báo cáo là một giá trị số.
Nếu những thử nghiệm này không cho kết quả rõ ràng, chuyên gia dị ứng có thể yêu cầu thử thực phẩm bằng miệng. Dưới sự giám sát y tế, người được thử nghiệm sẽ ăn một lượng nhỏ các thức ăn có chứa đậu nành và quan sát sự phát triển các triệu chứng. Bởi vì có khả năng xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng, nên xét nghiệm này cần được thực hiện tại phòng khám của chuyên gia dị ứng hoặc tại một trung tâm thử thực phẩm có sẵn thuốc và các trang thiết bị cấp cứu.
Những phương pháp nào dùng để điều trị dị ứng đậu nành?
Cách duy nhất để ngăn chặn một phản ứng dị ứng là tránh protein đậu nành và đậu nành.
Các thuốc kháng histamin có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng đậu nành. Uống thuốc kháng histamin sau khi tiếp xúc với đậu nành có thể kiểm soát phản ứng và giảm bớt sự khó chịu. Kháng histamin không cần toa bao gồm: diphenhydramine (Benadryl, những biệt dược khác), chlorpheniramine (Chlor-Trimeton, những biệt dược khác), cetirizine (Zyrtec, những biệt dược khác) và loratadin (Alavert, Claritin, những biệt dược khác).
Cho dù cố gắng đến mức nào, bạn vẫn có thể vô tình ăn phải đậu nành. Nếu bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm thuốc khẩn cấp epinephrine và đến phòng cấp cứu ngay lập tức.
6. Chế độ sinh hoạt phù hợp
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với dị ứng đậu nành:
Đeo vòng cảnh báo y tế giúp những người khác biết về dị ứng của bạn.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến hội chứng Dị ứng đậu nành, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh!
Tham khảo thêm
- doc Bệnh dị ứng thời tiết - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng ánh sáng mặt trời - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng bia - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng cây sơn độc - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng do côn trùng đốt - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng đậu phộng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng hải sản có vỏ - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng lúa mì - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng mắt - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Xét nghiệm dị ứng máu - những thông tin cần biết
- doc Bệnh dị ứng mủ nhựa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng niken: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- doc Bệnh dị ứng penicillin - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng sữa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng theo mùa - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng thời tiết: triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị
- doc Dị ứng thức ăn - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh dị ứng thực phẩm - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Dị ứng thuốc - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng dị ứng vật nuôi - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mũi không do dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm mũi dị ứng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị