Mẫu hợp đồng đặt cọc thông dụng nhất

Hợp đồng đặt cọc là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng đặt cọc như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng đặt cọc thông dụng nhất

1. Đặt cọc là gì?

Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Tài sản sử dụng để đặt cọc

Tài sản đặt cọc không chỉ là tiền mà còn có thể là những tài sản có giá trị khác, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như ô tô, mô tô, tàu bay, tàu biển… và đây cũng là những tài sản có giá trị lớn nên khi dùng để đặt cọc cần thiết phải bằng văn bản có công chứng, chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm nếu các đối tượng bảo đảm bắt buộc phải được đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật. Giá trị tài sản đặt cọc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị bảo đảm.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong đặt cọc

3.1 Đối với bên đặt cọc

Nghĩa vụ (Điều 30 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

Thanh toán cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, tài sản ký cược, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu trong trường hợp tài sản đó được chuyển quyền sở hữu cho bên nhận đặt cọc cược theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.

Quyền ( Điều 31 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

Bên đặt cọc có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

3.2 Đối với bên nhận đặt cọc

Nghĩa vụ (Điều 32 Nghị định số 163/2005/NĐ-CP)

Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc; không được khai thác, sử dụng tài sản đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc, trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý.

Quyền (Điều 33 Nghị định 163/2006/NĐ-CP)

Bên nhận đặt cọc có quyền sở hữu tài sản đặt cọc, nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

4. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong trường hợp nào

Giao dịch đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:

Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự

Người tham gia giao dịch bị lừa dối, cưỡng ép

Tài sản đặt cọc là loại tài sản pháp luật cấm lưu thông

Nội dung giao dịch trái quy định của pháp luật

Giao dịch đặt cọc không lập thành văn bản theo quy định.

5. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc

Bước 1: Trích dẫn các quy định pháp luật về đặt cọc để làm căn cứ soạn thảo hợp đồng căn cứ theo khoản 2 điều 328 bộ luật dân sự 2015

Bước 2: Lên sơ bộ những nội dung chính trong hợp đồng đặt cọc.

Bước 3: Xác định những vấn đề cần lưu ý trong hợp đồng đặt cọc gồm các nội dung:

Ghi rõ giá trị đặt cọc, giá trị giao dịch mà hợp đồng đặt cọc dùng để đảm bảo. Một số trường hợp không ghi rõ giá trị giao dịch, khi xảy ra có tranh chấp đẩy giá trị giao dịch lên cao để bên đặt cọc không thể thực hiện

Xác định cụ thể thời gian đặt cọc từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Hình thức, địa điểm thanh toán tiền cọc, mức phạt cọc đối với trường hợp hủy giao dịch

Cách thức giải quyết tranh chấp, tòa án giải quyết tranh chấp. Thông thường khi giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, tòa án giải quyết tranh chấp sẽ là tòa nơi bị đơn cư trú, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận tòa án giải quyết để việc xử lý đơn giản hơn.

Mức phạt cọc do hai bên quy định, tại khoản 2 điều 328 quy định nếu không có thỏa thuận thì mức phạt cọc sẽ tương đương với mức đặt cọc, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn hoặc thấp hơn theo nhu cầu.

6. Mẫu hợp đồng đặt cọc tham khảo

Mẫu 1:

Hợp đồng đặt cọc - Mẫu 1

Mẫu 2:

Hợp đồng đặt cọc - Mẫu 2

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng đặt cọc!

Ngày:02/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM