Các lệnh bóc khối lượng trong Autocad
Với các kỹ sư cơ điện việc sử dụng cách lệnh trong cad để bóc tách khối lượng hiệu quả là vô cùng cần thiết bởi chúng ta ở bất kỳ vị trí nào (Giám đốc dự án, kỹ sư giám sát, kỹ sư thiết kế…) điều cần phải kiểm soát được khối lượng của dự án mình đang triển khai. Hôm nay eLib sẽ hướng dẫn cho các bạn các lệnh bóc khối lượng cơ bản nhất.
Mục lục nội dung
1. Lệnh đếm đối tượng: Filter
Các đối tượng được đếm trong cơ điện bao gồm: Thiết bị như đèn, công tắc, ổ cắm, tủ điện, cửa gió …
Cú pháp :
Fi/enter /Hiển thị bảng thông báo sau:
Kích vào add selected object /kích chọn đối tượng cần đếm. Bảng hiển thị sau xuất hiện:
Xóa các thuộc tính riêng bằng lệnh delete /chỉ giữ lại thuộc tính object và block name sau đó kích vào apply /quét vùng cần đếm đối tượng /trên dòng command hiện ra:
Command: FI
FILTER Applying filter to selection.
Select objects: Specify opposite corner: 43 found Số 43 fuond là số đối tượng mà cad đếm được. Lưu ý:
- Khi đếm đối tượng các đối tượng phải được đặt block. Đôi khi chúng ta đếm đèn, công tắc, hay ổ cắm trong bản vẽ cad sẽ tự đánh dấu nhưng chúng ta vần phải quan sát một lượt để kiểm tra xem có đối tượng nào bỏ sót ,đối tượng nào bị phá block hay không để tránh sai sót.
- Khi không có dòng command chúng ta ấn phím F2 để hiển thị.
2. Lệnh đo độ dài trên mặt bằng Autocad: Lệnh đo tổng độ dài trong Lisp Cad
Áp dụng để đo dây ,cáp ,ống ,thang máng trê mặt bằng có nhiều cách nhưng cách hiệu quả nhất vẫn là sử dụng lệnh đo tổng đọ dài trong lisp cad
- Bước 1: sử dụng lệnh layiso để giữ lại đối tượng cần đếm Layiso /kích vào đối tượng cần giữ lại /enter
- Bước 2: load lệnh cần sử dụng vào trong phần mềm cad bằng lệnh:
Ap /enter /tìm đến đường dẫn để lệnh đo tổng độ dài trong lisp cad /load /close
- Bước3: Đánh lệnh tg /quyét vùng cần tổng hợp độ dài /enter Trên dòng command: sẽ hiển thì ra dòng thông báo sau: Total length is: 1021409.68
Đơn vị là milimeter nên tổng số mét như dòng thông báo trên là : 1021 mét
Chú ý: một số bản vẽ không vẽ với tỉ lệ 1:1 trong model chúng ta phải kiểm tra tỉ lệ trước khi đo để có kết quả chính xác.
3. Sử dụng lệnh Bcount trong bóc tách khối lượng
Lệnh Bcount cũng rất hay và thường được sử dụng trong việc bóc tách khối lượng, với chức năng cũng tương tự với lệnh Filter là đếm số lượng đối tượng trong bản vẽ. Nhưng với lệnh Bcount chỉ cho phép ta đếm số lượng Block có trên bản vẽ, nhưng khi sử dụng lệnh này yêu cầu người tạo bản vẽ phải sử dụng Block để xây dựng bản vẽ và các Block không được trùng nhau.
Với cách sử dụng đơn giản, lệnh Bcount thường được sử dụng để đếm số lượng thiết bị điện hoặc các chi tiết trên bản vẽ xây dựng, sau khi nhập lệnh Bcount ta quét chọn vùng bản vẽ muốn đếm số lượng các đối tượng, sau khi chọn vùng bản vẽ ta kết thúc lệnh, lúc này ta sẽ có kết quả trên thanh Command.
Lúc này ta chỉ cần tìm đối tượng Block mà ta cần đếm số lượng hoặc khi có kết quả ta sẽ lập bảng Excel cho kết quả này.
4. Sử dụng lệnh Data Extraction trong bóc tách khối lượng
Lệnh Dataextraction được xem là tổng hợp của cả 2 lệnh Filter và Bcount, khi mà lệnh này cho phép ta xác định được số lượng và thuộc tính chẳng hạn như vị trí tọa độ, đường nét,… của các đối tượng trên bản vẽ từ đó giúp ích được người sử dụng cũng như quá trình thi công từ bản vẽ đến thực tế. Với lệnh này việc trích xuất dữ liệu của một đối tượng hoặc bản vẽ từ trong AutoCAD ra Excel hoặc Table trong AutoCAD dễ dàng và không phải mất thời gian như trước.
Với việc tích hợp nhiều tính năng nên để sử dụng được lệnh phải trải qua một vài bước. Đầu tiên sau khi ta nhập lệnh Dataextraction và đặt tên cũng như chọn vị trí để lưu dữ liệu, tiếp theo ta sẽ chọn đối tượng để trích xuất dữ liệu.
Sau khi quét chọn đối tượng, tiếp theo chúng ta sẽ lọc và giữ lại những đối tượng cần trích xuất thông tin.
Tiếp theo, sau khi chọn đối tượng thì lúc này toàn bộ thông tin của đối tượng được chọn sẽ hiện ra , chúng ta lần lượt chọn các thông tin muốn trích xuất dữ liệu.
Sau khi chọn đối tượng và thông tin đối tượng, lúc này ta có 2 tùy chọn trích suất dữ liệu thông tin của đối tượng.
Với tùy chọn Insert data extraction table into drawing cho phép xuất bản thống kê trực tiếp trên AutoCAD
Với tùy chọn Outout data to external file (.xls .csv .mdb .txt) cho phép bạn xuất bản thống kê thông tin các đối tượng có đuôi là .xls .csv .mdb .txt (Ví dụ Excel)
Sau khi kết thúc việc chọn tùy chọn trích xuất thông tin, ví dụ ở đây ta chọn Outout data to external file (.xls .csv .mdb .txt) lúc này ta sẽ được một file Excel tại đường dẫn mà ta đã chọn trước đó.
5. Sử dụng lệnh Area (AA) trong bóc tách khối lượng
Lệnh Area cho phép bạn tính diện tích và chu vi của một khu vực kín, lệnh này giúp ích rất nhiều các bạn đặc biệt các bạn đang hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc để sử dụng tính toán diện tích mặt trần, diện tích mặt sàn,…
Cách sử dụng lệnh này rất đơn giản nhưng mang lại hiểu quả cao, chúng ta chỉ cần chọn vào những điểm để tạo thành vùng kín cho đối tượng để đo diện tích và chu vi.
6. Sử dụng lệnh List (LS) trong bóc tách khối lượng
Cũng giống như lệnh Area, lệnh này cũng cho phép đo một đối tượng bất kì nào đó nhưng khác với Area đo diện tích và chu vi lệnh List cho phép đo chiều dài của một đối tượng bất kì nào đó có thể chiều dài của dây điện, dây dẫn hoặc các dây thiết bị trên bản vẽ vì vậy lệnh nào rất hữu ích cho các bạn trong lĩnh vực cơ điện tử.
7. Sử dụng lệnh Layiso trong bóc tách khối lượng
Khi bạn mở một bản vẽ có quá nhiều đối tượng và chi tiết, bản vẽ thể hiện quá nhiều layer và các layer nằm chồng chéo lên nhau vì thế lệnh Layiso rất hữu ích trong trường hợp này vì lệnh này cho phép bạn chỉ thể hiện Layer mà bạn chọn, khi kết hợp lệnh Layiso và lệnh List giúp ích rất nhiều trong công việc bóc tách khối lượng của bạn chính xác hơn.
Như vậy, chỉ cần 1 số câu lện cơ bản cũng đã giúp cho các bạn nhanh chóng bóc được khối lượng vật tư trong bản vẽ Autocad. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn thực hiện các thao tác đó thành công!
Tham khảo thêm
- docx 152 lệnh Autocad cho người mới bắt đầu
- docx 3 Cách chèn Excel vào AutoCAD nhanh chóng nhất
- docx Chuyển Autocad sang PDF và MapInfo 10.5
- doc Hướng dẫn cách tạo layer mới và thiết lập Dim style cho bản vẽ trong Autocad
- doc Hướng dẫn vẽ đường thẳng bằng lệnh Line và một số công cụ hỗ trợ lệnh zoom trong Autocad
- doc Hướng dẫn cách chuyển từ Model sang Layout và cách tạo Layout trong AutoCad
- doc Hướng dẫn lệnh chia đoạn thẳng và lệnh nối 2 đường thẳng trong AutoCad
- doc Hướng dẫn sử dụng lệnh bo tròn và lệnh Rec trong Autocad
- doc Hướng dẫn thiết lập, định dạng cho khung bản vẽ trong Autocad
- doc Hướng dẫn cách vẽ Elip và cung tròn trong Autocad
- doc Hướng dẫn 6 lệnh bắt điểm và lệnh phóng to thu nhỏ trong AutoCad
- doc Hướng dẫn cách scale không thay đổi kích thước và scale 1 chiều trong AutoCad
- doc Hướng dẫn sử dụng 2 lệnh xóa và lệnh chamfer trong AutoCad
- doc Hướng dẫn dùng lệnh nối Line thành Polyline và lệnh đo kích thước trong AutoCad
- doc Hướng dẫn dùng lệnh kéo dài đường thẳng và lệnh offset trong AutoCad
- doc Hướng dẫn vẽ đường thẳng vuông góc và lệnh kéo dãn đối tượng trong AutoCad
- doc Hướng dẫn sử dụng lệnh Xoay và cách dùng lệnh che đối tượng trong Autocad
- doc Hướng dẫn sử dụng lệnh dim liên tục và vẽ mặt cắt trong AutoCad bằng lệnh Hatch
- doc Hướng dẫn 2 lệnh lọc đối tượng và 2 cách xuất tọa độ trong AutoCad
- doc Hướng dẫn dùng lệnh Array và lệnh Polyline trong AutoCad
- doc Hướng dẫn sử dụng lệnh Fillet và lệnh Trim trong AutoCad
- doc Hướng dẫn mở khóa Layer và chỉnh sửa Text trong AutoCad
- doc Hướng dẫn chỉnh sửa block attribute và cách khóa bản vẽ AutoCad
- doc Hướng dẫn che đối tượng và thiết lập Text style trong AutoCad
- doc Hướng dẫn scale một đối tượng và dùng lệnh Group trong AutoCad