10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2020 có đáp án chi tiết

Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử lớp 7 có đáp án năm 2020 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Lịch sử đã học trong chương trình HK1. Mời các em cùng tham khảo nhé!

10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử lớp 7 năm 2020 có đáp án chi tiết

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 – Số 1

TRƯỜNG THCS LÊ LỢI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Ai là người sáng lập ra nhà Lý?

A. Lí Công Uẩn

B. Lí Nhân Tông

C. Lí Bí

D. Lê Long Việt.

Câu 2: Nhà Lý chia nhà nước thành:

A. 10 lộ, phủ.

B. 12 lộ, phủ.

C. 13 lộ, phủ

D. 24 lộ, phủ.

Câu 3: Nhà Lý đặt tên nước là gì?

A. Đại Ngu

B. Vạn Xuân

C. Đại Việt

D. Đại Cồ Việt.

Câu 4: Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?

A. Hình Thư.

B. Luật Triều.

C. Hồng Đức.

D. Gia Long.

Câu 5: Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

A. Để vơ vét của cải của Đại Việt bù đắp ngân khố cạn kiệt.

B. Làm cho nền kinh tế Đại Việt kiệt quệ, đình đốn.

C. Gây áp lực buộc triều đình nhà Lý phải nhượng bộ.

D. Gây mâu thuẫn giữa nhân dân với triều đình tạo thuận lợi cho nhà Tống xâm lược Đại Việt.

Câu 6: Ai là người đề ra và thực hiện chủ trương sáng tạo “tiến công trước để tự vệ”?

A. Lý Đạo Thành.

B. Lý Nhân Tông.

C. Lý Thường Kiệt.

D. Lý Thánh Tông.

Câu 7: Nhà Lý lấy ruộng đất công để:

A. Cho quân lính cày cấy.

B. Làm nơi thờ phụng, tế lễ xây dựng các đình chùa.

C. Phong cho những người có công, làm đồn điền để cho các tù binh cày cấy.

D. Bán cho phú nông.

Câu 8: Hàng năm, các vua nhà Lý về các địa phương làm lễ cày tịch điền nhằm mục đích:

A. Khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp.

B. Quản lí việc sản xuất nông nghiệp.

C. Đẩy mạnh việc khai khẩn đất hoang.

D. Để nâng cao uy tín của nhà vua, triều đình.

Câu 9: Thời nhà Trần, bộ máy nhà nước được tổ chức theo chế độ nào?

A. Phong kiến phân quyền.

B. Trung ương tập quyền.

C. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.

D. Chế độ nhiều Hoàng Hậu.

Câu 10: Dưới thời nhà Trần, cả nước chia thành:

A. 12 lộ.

B. 13 lộ.

C. 14 lộ.

D. 15 lộ.

Câu 11: Thời Trần nhà nước ban hành bộ luật mới gọi là:

A. Quốc Triều hình luật.

B. Hình Thư.

C. Hồng Đức.

D. Gia Long.

Câu 12: Thời Trần những người được tuyển chọn vào cấm quân là:

A. Trai tráng khỏe mạnh ở quê hương nhà Trần.

B. Trai tráng khỏe mạnh đủ 18 tuổi.

C. Trai tráng con em quý tộc, vương hầu.

D. Trai tráng con em quan lại trong triều.

Câu 13: Quân đội nhà Trần tuyển chọn theo chủ trương:

A. Quân phải đông, nước mới mạnh.

B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ.

D. Quân đội phải văn võ song toàn.

Câu 14: Ai là người viết “Hịch tướng sĩ”?

A. Trần Khánh Dư.

B. Trần Quốc Tuấn.

C. Trần Quang Khải.

D. Trần Thủ Độ.

Câu 15: Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ như thế nào?

A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến.

B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến.

C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa.

D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải.

Câu 16: Ai là người lãnh đạo quân Trần làm nên chiến thắng ở Vân Đồn?

A. Trần Bình Trọng

B. Trần Quang Khải

C. Trần Khánh Dư.

D. Trần Quốc Tuấn.

Câu 17: Tháng 5- 1285, vua tôi nhà Trần tổ chức phản công đánh bài giặc ở:

A. Tây Kết, Thăng Long, Chương Dương.

B. Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.

C. Vạn Kiếp, Hàm Tử, Đông Bộ Đầu.

D. Tây Kết, Chương Dương, sông Bạch Đằng.

Câu 18: Trong chiến thắng Bạch Đằng, tướng giặc Nguyên bị quân nhà Trần bắt sống là ai?

A. Hốt Tất Liệt.

B. Thoát Hoan.

C. Toa Đô.

D. Ô Mã Nhi.

Câu 19: Dưới thời Trần, việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ở đâu?

A. Thăng Long.

B. Chương Dương.

C. Vân Đồn.

D. Vạn Kiếp

Câu 20: Tín ngưỡng phổ biến nhất trong xã hội thời Trần là:

A. Đạo giáo.

B. Hin- đu giáo.

C. Cao Đài.

D. Tín ngưỡng dân gian, cổ truyền.

II. Tự luận

Câu 1. Trình bày nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.

Câu 2.

a. Trình bày những thành tựu về giáo dục, khoa học kĩ thuật; nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần.

b.Từ những thành tựu về giáo dục, khoa học kĩ thuật; nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần. Em có suy nghĩ gì về vai trò của thế hệ trẻ ngày nay đối với những thành tựu cha ông để lại?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN LỊCH SỬ 7 – SỐ 1

I. Trắc nghiệm

1A            2D             3C             4A              5A               6C              7C            8A             9B             10A

11A          12A           13B           14B            15A             16C            17A           18D           19C            20D

II. Tự luận

Câu 1: * Nguyên nhân thắng lợi

- Tài chỉ huy và sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần.

- Nhờ tinh thần đoàn kết và quyết chiến của toàn dân.

* Ý nghĩa lịch sử:

+ Đối với dân tộc :

- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Nguyên, bảo vệ được độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia

- Nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

+ Đối với thế giới :

- Ngăn chặn cuộc xâm lược của quân Nguyên với Nhật Bản, các nước Phương Nam.

- Làm thất bại mưu đồ thôn tính các miền đất còn lại ở Châu Á.

Câu 2:

* Giáo dục và khoa học- kĩ thuật :

- Giáo dục phát triển: Có trường công và trường tư. Thi cử đều đặn

- Khoa học kĩ thuật :

- Lịch sử : Bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu; Quân sự: tác phẩm Binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

- Y học :Tuệ Tĩnh nghiên cứu cây thuốc nam để chữa bệnh trong nhân dân.

- Thiên văn học : nhà thiên văn nổi tiếng Đặng Lộ , Trần Nguyên Đán;

- Sử học: Lê Văn Hưu biên soạn bộ Đại Việt sử kí gồm 30 quyển.

- Kĩ thuật : Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công giỏi chế tạo được súng thần cơ và thuyền lớn.

* Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:

+ Kiến trúc : Xây dựng nhiều công trình kiến trúc mới: Chùa Phổ Minh (Nam Định); thành Tây Đô (Thanh Hóa )

+ Điêu khắc: Lăng mộ vua và các quý tộc có nhiều tượng hổ, sư tử, chó và các quan hầu bằng đá .hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm.

* Liên hệ bản thân: học giỏi, có đạo đức, phẩm chất tốt, giữ gìn phát huy những thành tựu của cha ông,…

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 – Số 2

TRƯỜNG THCS HƯNG DŨNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

PHẦN A: TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Lực lượng sản xuất chủ yếu trong các lãnh địa phong kiến là

A. nông dân tự do.

B. nông nô.

C. nô lệ.

D. lãnh chúa phong kiến.

Câu 2: Lễ cày tịch điền xuất hiện vào triều đại nào?

A. Nhà Ngô

B. Nhà Đinh

C. Nhà Tiền Lê

D. Nhà Lý

Câu 3: Nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt vào năm nào?

A. 938

B. 1010

C. 1054

D. 1009

Câu 4: Pháp luật nước ta có từ thời nào?

A. Thời Tiền Lê

B. Thời Lý

C. Thời Trần

D. Thời Đinh

Câu 5: Nhà Trần ban hành bộ luật mới với tên gọi là gì?

A. Quốc triều hình luật

B. Hình thư

C. Hồng Đức

D. Hoàng triều luật lệ

Câu 6: Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàng vua Trần, thái độ của vua Trần thế nào?

A. Trả lại thư

B. Thái độ giảng hoà

C. Bắt giam sứ giả vào ngục

D. Chém đầu sứ giả

Câu 7: Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên diễn ra vào thời gian nào?

A. 1284

B. 1285

C. 1286

D. 1287

Câu 8: Vị vua cuối cùng của triều đại nhà Lý là ai?

A. Lý Huệ Tông

B. Lý Cao Tông

C. Lý Anh Tông

D. Lý Chiêu Hoàng

Câu 9: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?

A. Quân phải đông nước mới mạnh

B. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông

C. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ

D. Quân đội phải văn võ song toàn

Câu 10: Câu nói: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng” là của vị tướng nào ở thời Trần?

A. Trần Quốc Tuấn

B. Trần Anh Tông

C. Trần Khánh Dư

D. Trần Cảnh

Câu 11: Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua Trần như thế nào khi quân Mông Cổ vào Thăng Long?

A. Kiên quyết chống trả để bảo vệ Thăng Long

B. Thực hiện chủ trương vườn không nhà trống

C. Người già, phụ nữ, trẻ em đi sơ tán

D. Cho quân lính ở lại chiến đấu

Câu 12: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu?

A. Sông Bạch Đằng

B. Sông Mã

C. Sông Như Nguyệt

D. Sông Thao

PHẦN B: TỰ LUẬN

Câu 1. Trước hành động chuẩn bị xâm lược Đại Việt của nhà Tống, Nhà Lý đã chuẩn bị đối phó như thế nào?

Câu 2. Tại sao nói: Cuộc tiến công sang nước Tống của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là cuộc tấn công với mục đích tự vệ?

Câu 3. Cách đánh giặc của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên lần thứ ba có gì giống và khác so với lần thứ hai?

----(Để xem nội dung chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 – Số 3

TRƯỜNG THCS ĐẶNG THAI MAI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng

1. Nông nô được hình thành chủ yếu từ:

A. Tướng lĩnh quân sự        

B. Nông dân, nô lệ        

C. Quý tộc      

D. Nô lệ

2. Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:

A. Phật giáo        

B. Đạo giáo      

C. Nho Giáo       

D. Lão giáo

3. Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:

A. Ngô Quyền        

B. Đinh Bộ Lĩnh        

C. Lê Hoàn      

D. Nguyễn Huệ

4. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:

A. Xã hội chiếm hữu nô lệ      

B. Xã hội nguyên thuỷ    

 C. Xã hội phong kiến      

D. Xã hội tư bản chủ nghĩa

5. Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:

A. Ải Chi Lăng         

B. Dọc sông Cà Lồ          

C. Cửa sông Bạch Đằng       

D. Dọc sông Cầu

6. Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:

A. Hội họp các quan lại

B. Đón các sứ giả nước ngoài

C. Vui chơi giải trí

D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi

Phần II. Tự luận

Câu 2. Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.

Câu 3. Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)  

Câu 4. Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077). 

----(Để xem nội dung chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

4. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 – Số 4

TRƯỜNG THCS BẾN THỦY

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Đọc kĩ câu hỏi và chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1: Những việc làm của người Giéc-man khi tràn vào lãnh thổ của đế quốc Rô-ma đã tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu:

A. Thành lập các vương quốc mới

B. Các thủ lĩnh quân sự và quan lại của người Giéc-man được ban cấp nhiều ruộng đất trở thành lãnh chúa, những kẻ có thế lực trong xã hội.

C. Tiêu diệt nhà nước Rô-ma

D. Phong các tước vị cho quí tộc Giéc-man

Câu 2: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?

A. Chủ nô Rô-ma

B. Quí tộc Rô-ma

C. Tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.

D. Nông dân công xã

Câu 3: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?

A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.

B. Nông dân

C. Nô lệ

D. Nô lệ và nông dân

Câu 4: Vì sao nói: “thành thị là hình ảnh tương phản với lãnh địa”? Em cho biết ý kiến nào dưới đây đúng và đủ nhất:

A. Trong lãnh địa, kinh tế mang tính chất “tự cung tự cấp”; còn trong thành thị đã có sự buôn bán, trao đổi sản phẩm.

B. Lãnh địa phong kiến là của lãnh chúa phong kiến.

C. Trong lãnh địa, lãnh chúa chỉ sống và ăn chơi trên sức lao động của nông nô; còn trong thành thị trung đại, thợ thủ công và thương nhân phải lao động sản xuất.

D. Thành thị là nơi buôn bán.

Câu 5: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào

A. Tăng lữ quí tộc và nông dân.

B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.

C. Chủ nô và nô lệ.

D. Địa chủ và nông dân.

----Còn tiếp----

5. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 – Số 5

TRƯỜNG THCS HƯNG LỘC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

A.Trắc nghiệm

Câu 1. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp

A. chủ nô Rô-ma.

B. quí tộc Rô-ma.

C. tướng lĩnh và quí tộc người Giéc-man.

D. nông dân công xã.

Câu 2. Vì sao thành thị trung đại xuất hiện ở châu Âu ?

A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.

B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.

C. Sản xuất bị đình đốn.

D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.

Câu 3: Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

A. quan hệ thân thiện với các nước láng giềng.

B. đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.

C. chinh phục thế giới thông qua “con đường tơ lụa”.

D. liên kết với các nước lớn, chinh phục các nước nhỏ.

Câu 4: Chữ viết phổ biến nhất của người Ấn Độ thời phong kiến là

A. chữ tượng hình

B. chữ Hin đu

C. chữ Nho

D. chữ Phạn

Câu 5. Ngô Quyền lên ngôi vua đã chọn

A. Thăng Long làm kinh đô.

B. Hoa Lư làm kinh đô.

C. Cổ Loa làm kinh đô.

D. Thanh Hóa (Tây Đô) làm kinh đô.

----Còn tiếp----

6. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 7 – Số 6

TRƯỜNG THCS VINH TÂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 7

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

I. Phần Trắc nghiệm (5 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng. (mỗi ý đúng 0,5đ)

Câu 1: Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành gồm các tầng lớp nào?

A.Lãnh chúa, nông nô.

B.Lãnh chúa, nông dân.

C.Nông dân, nô lệ.

D.Nông dân, nông nô.

Câu 2: Các cuộc phát kiến lớn về địa lí Thế kỉ XV-XVI tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu?

A. Hình thành nên đội ngũ những người làm thuê và họ là lực lượng chính trong các đội quân đi xâm lược thuộc địa của các nước tư bản sau này.

B. Hình thành nên giai cấp tư sản và vô sản cùng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

C.Hình thành một tầng lớp những người giàu có chuyên tổ chức các cuộc thám hiểm và tìm các vùng đất mới.

Câu 3: Triều đại nào đặt kinh đô nằm ở Hoa Lư (Ninh Bình)?

A.Lý,Trần.

B.Đinh,Tiền Lê.

C.Nhà Đinh.

D.Nhà Ngô.

Câu 4: Bài thơ thần “Nam Quốc Sơn Hà” gắn liền với tên tuổi người anh hùng nào?

A. Trần Quốc Tuấn.

B.Trần Khánh Dư.

C. Lý Thường Kiệt.

D.Trần Quốc Toản.

Câu 5: Triều đại nào có chủ trương tuyển chọn quân đội “Cốt tinh nhuệ không cốt đông “

A. Nhà Lý.

B. Nhà Trần.

C.Tiền Lê.

C. Ngô Quyền.

----Còn tiếp----

7. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 7 số 7

Trường THCS Trung Đô

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 7 số 8

Trường THCS Hà Huy Tập

Số câu: 4 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 7 số 9

Trường THCS Quang Trung

Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 7 số 10

Trường THCS Lê Mao

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các đề số 1-10---

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM