10 đề thi giữa Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 có đáp án

Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn lớp 7 có đáp án năm 2020 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Ngữ văn đã học trong chương trình HK1. Mời các em cùng tham khảo nhé!

10 đề thi giữa Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi giữa Học kì 1 - số 1

TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1. (2.5 điểm): Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới... Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào...

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’.

a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai?

b. Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó?

c. Từ nội dung của tác phẩm chứa đoạn trích trên, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ?

Câu 2. (2.5 điểm): Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày

a. Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc?

b. Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào?

Câu 3. (5.0 điểm): Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Loài cây em yêu.

Đề 2: Loài hoa em yêu.

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. Đoạn trích trong tác phẩm Cổng trường mở ra, của tác giả Lí Lan.

b. Từ láy: nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ.

c. Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ:

- Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan trọng hàng đầu…

- Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa…

- Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện…

Câu 2:

a. Mô típ: “thân em”. Cảm xúc gợi lên từ cụm từ “thân em”: ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa.

b. Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học:

“Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”.

- Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm.

Câu 3:

- Yêu cầu chung: Học sinh biết kết hợp kỹ năng về văn biểu cảm. Biểu cảm về loài hoa hoặc về tác phẩm văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; thể hiện chân thực tình cảm của bản thân, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Yêu cầu cụ thể:

+ Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm.

+ Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài.

  • Phần mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được đối tượng biểu cảm, cảm xúc chung về đối tượng.
  • Phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng biểu cảm.
  • Phần kết bài thể hiện được tình cảm, nhận thức cá nhân.

+ Xác định đúng đối tượng biểu cảm:

  • Đề 1: Loài cây em yêu.
  • Đề 2: Loài hoa em yêu

+ Lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng và thể hiện tình cảm, cảm xúc theo một trình tự hợp lý của sự việc, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt khả năng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, miêu tả... trong qúa trình bày tỏ cảm xúc; biết bộc lộ suy nghĩ nhằm thể hiện quan điểm của bản thân về đối tượng; nội dung biểu cảm phải phù hợp, chân thực về loài cây hoặc loài hoa mà em yêu. 

+ Sáng tạo:

  • Có nhiều cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh đặc sắc, sinh động,...) văn viết giàu cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ, nhận thức tốt về đối tượng biểu cảm.
  • Có một số cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. Thể hiện được nhận thức tương đối tốt về đối tượng biểu cảm.

+ Chính tả, dùng từ, đặt câu.

2. Đề thi giữa Học kì 2 - số 2

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (3.0 điểm): Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BÁNH TRÔI NƯỚC

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

a. Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Ai là tác giả của bài thơ?

b. Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào?

c. Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên.

Câu 2 (7.0 điểm): Cảm nghĩ về bố hoặc mẹ của em.

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. Tác giả: Hồ Xuân Hương.

b. Cặp từ trái nghĩa: Rắn - nát; nổi – chìm.

c. Quan hệ từ: Với, mà.

Câu 2:

- Yêu cầu chung: Biết viết bài văn biểu cảm về con người, biết kết hợp giữa biểu cảm trực tiếp và gián tiếp; Bố cục ba phần rõ ràng, mạch lạc; Lời văn giàu cảm xúc...

- Yêu cầu cụ thể:

+ Mở bài:

  • Giới thiệu bố hoặc mẹ của em.
  • Nêu cảm nghĩ khái quát về bố hoặc mẹ của em.

+ Thân bài:

  • Những nét nổi bật về ngoại hình của bố (mẹ) mà em yêu, em nhớ mãi… Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.
  • Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của bố (mẹ) làm em yêu mến, xúc động... Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của bố (mẹ) và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy.
  • Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với bố (mẹ): Kể sơ qua một kỉ niệm với bố (mẹ) để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn... Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc.

+ Kết bài:

  • Khẳng định lại tình cảm với bố (mẹ).
  • Những mong ước với bố (mẹ) và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với bố (mẹ).

3. Đề thi giữa Học kì 1- số 3

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIẾT

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Câu 1: (3.0 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!... 

                                                                (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn.

c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2: (1.0 điểm): Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?

“Mình về với Bác đường xuôi.

Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người”

                                                            (“Việt Bắc” - Tố Hữu)

Câu 3: (1.0 điểm): Tìm:

a.  Một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.

b. Một từ láy mô tả hình dáng sự vật.

Câu 4: (5.0 điểm):

Cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

----- HẾT ------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN - ĐỀ SỐ 3

Câu 1:

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi”. Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi.

b. Tìm  2 từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn. Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận.                                          

c. Nội dung chính đoạn văn: Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.

Câu 2:

- Các đại từ: Mình, Bác. Người.

- Đại từ xưng hô.

Câu 3:

a. Từ láy mô phỏng tiếng động của lá: xào xạc.

b. Từ láy mô tả hình dáng sự vật: nhấp nhô, gập ghềnh, li ti.

Câu 4:

- Mở bài: Bạn đến chơi nhà là một bài thơ Nôm của Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn đẹp, chân thành và xúc động.

- Thân bài:

+ Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ:

  • Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn.
  • Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân.

+ Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc:

  • Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải.
  • Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá , hơn mọi “thứ mâm cao cỗ đầy”.
  • Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài.

- Kết bài: Bạn đến chơi nhà là bài thơ đẹp về tình bạn trong sáng, chân thành. Bài thơ sẽ mãi còn vẹn nguyên giá trị ở mọi thời đại.

4. Đề thi giữa Học kì 1 - số 4

TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

Cho câu thơ sau: “Đã bấy lâu nay bác tới nhà”

Câu 1. (1.0 điểm): Chép tiếp 7 câu thơ còn lại để hoàn chỉnh bài thơ?

Câu 2. (2.0 điểm): Bài thơ em vừa chép thuộc thể thơ nào? Nêu nguồn gốc, cách gieo vần và cách đối của thể thơ.

Câu 3. (2.0 điểm): Trong bài thơ em vừa chép có cụm từ “ta với ta”. Cụm từ này làm em nhớ đến bài thơ nào cũng có cụm từ đó? Tác giả bài thơ đó là ai?

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi giữa Học kì 1 - số 5

TRƯỜNG THCS MẠC ĐĨNH CHI

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

Câu 1: Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê gửi đến người đọc thông điệp gì?

A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.

B. Hãy hành động vì trẻ em.

C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.

D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có.

Câu 2: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

A. Nữ hoàng thi ca.

B. Đệ nhất nữ sĩ.

C. Bà chúa thơ Nôm.

D. Bà Huyện Thanh Quan.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 5, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

6. Đề thi giữa Học kì 1 - số 6

TRƯỜNG THCS LÂM THAO

NĂM HỌC: 2020 – 2021

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian làm bài: 90 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)

Câu 1: Bài Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn.

B. Thất ngôn tứ tuyệt.

C. Thất ngôn bát cú.

D. Song thất lục bát.

Câu 2: Bài thơ Qua đèo Ngang thể hiện tâm trạng gì của tác giả?

A. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn.

B. Yêu mến, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.

C. Đau xót ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương.

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ.

---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 6, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---

7. Đề thi giữa Học kì 1 - số 7

Trường: THCS NGUYỄN DU

Số câu: 6

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2020 - 2021

8. Đề thi giữa Học kì 1 - số 8

Trường: THCS TỐNG VĂN TRÂN

Số câu: 10

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2020 - 2021

9. Đề thi giữa Học kì 1 - số 9

Trường: THCS NGÔ QUYỀN

Số câu: 9

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2020 - 2021

10. Đề thi giữa Học kì 1 - số 10

Trường: THCS SƠN HÀ

Số câu: 3

Thời gian làm bài: 90 phút

Năm học: 2020 - 2021

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:14/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM