Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

Qua nội dung bài Sinh trưởng của Vi sinh vật các em sẽ được tìm hiểu về sự sinh sản của vi sinh vật, các hình thức sinh sản chủ yếu ở vi sinh vật, từ đó các em sẽ hiểu được ý nghĩa của các hình thức sinh sản ở vi sinh vật và ứng dụng vào thực tiễn.

Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sinh sản của vi sinh vật nhân sơ

a. Phân đôi

- Màng sinh chất gấp nếp tạo hạt mêzôxôm.
- Vòng ADN đính vào hạt mêzoxôm làm điểm tựa và nhân đôi thành 2 ADN.
- Thành tế bào và màng sinh chất được tổng hợp dài ra và dần thắt lại đưa 2 phân tử ADN về 2 tế bào riêng biệt.

b. Nảy chồi và tạo thành bào tử

- Sinh sản bằng bào tử đốt (xạ khuẩn) phân cắt đỉnh của sợi sinh trưởng thành một chuỗi bào tử.
- Sinh sản nhờ nảy chồi (vi khuẩn quang dưỡng màu đỏ) TB mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần và tách ra tạo thành vi  khuẩn mới.
- Nội bào tử vi khuẩn: là cấu trúc tạm nghỉ không phải là hình thức sinh sản. Được hình thành trong tế bào sinh dưỡng của vi khuẩn.

1.2. Sinh sản của vi sinh vật nhân thực

a. Sinh sản bằng bào tử vô tính và bào tử hữu tính

Bảng so sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Hình 26.1 Bào tửu nấm mốc và bào tử nấm trắng

b. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đôi

- Sinh sản bằng nảy chồi: Nấm men rượu, nấm phổi…

- Từ TB mẹ mọc ra các chồi nhỏ → tách khỏi TB mẹ → cơ thể độc lập

+ Sinh sản bằng phân đôi: Nấm men rượu rum, tảo lục…

  • TB mẹ phân đôi → 2TB con.

- Sinh sản hữu tính bằng bào tử chuyển động hay hợp tử.

2. Bài tập minh họa

Vi khuẩn có thể sinh sản bằng các hình thức nào? 

Hướng dẫn giải:

- Phân đôi

  • Hầu hết vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi.
  • Trong quá trình này, mỗi tế bào tăng lên về kích thước, tạo nên thành và màng, tổng hợp mới các enzim và ribôxôm đồng thời nhân đôi ADN.
  • Sau khi tế bào đạt gấp đôi chiều dài (nếu là trực khuẩn) hoặc gấp đôi đường kính (nếu là cầu khuẩn), 1 vách ngăn sẽ phát triển tách 2 ADN giống nhau và tế bào chất thành 2 phần riêng biệt. Cuối cùng thành tế bào được hoàn thiện và 2 tế bào con rời nhau ra.

- Một số vi khuẩn sinh sản bằng cách phân cắt đỉnh của sợi khí sinh (sợi sinh trưởng phía trên cơ chất) thành chuỗi bào tử.
- Ở môi trường thuận lợi, mỗi bào tử nảy mầm thành cơ thể mới.
- Nảy chồi: một số vi khuẩn sinh sản nhờ nảy chồi, tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi lớn dần rồi tách ra thành một số vi khuẩn mới.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Quá trình nảy chồi ở nấm men diễn ra như thế nào? 

Câu 2: Hãy mô tả sự tạo thành bào tử hữu tính ở nấm men? 

Câu 3: Nấm sợi có thể sinh sản bằng các loại bào tử hữu tính nào? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Vi sinh vật nào sau đây không sinh sản bằng bào tử?

A. Nấm mốc
B. Xạ khuẩn
C. Đa số vi khuẩn
D. Nấm rơm

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự sinh sản của vi khuẩn ?

A. Có sự hình thành thoi phân bào.
B. Chủ yếu bằng hình thức giảm phân.
C. Phổ biến bằng hình thức nguyên phân.
D. Không có sự hình thành thoi phân bào.

Câu 3: Hình thức sinh sản có thể tìm thấy ở nấm men là:

A. Tiếp hợp và bằng bào tử vô tính
B. Phân đôi và nảy chồi.
C. Tiếp hợp và bằng bào tử hữu tính.
D. Phân đôi và tiếp hợp.

Câu 4: Hình thức sinh sản nào không có ở xạ khuẩn?

A. Phân cắt.

B. Bào tử vô tính.

C. Mọc kéo dài từ một đoạn khuẩn ti (sinh sản vô tính).

D. Sinh sản hữu tính. 

Câu 5: Cơ thể nào vừa sinh sản bằng nảy chồi, vừa sinh sản hữu tính?

A. Vi khuẩn.

B. Nấm sợi.

C. Nấm men.

D. Xạ khuẩn. 

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sinh sản của vi sinh vật Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm sinh sản của vi sinh vật.
  • Trình bày được các hình thức sinh sản của vi sinh vật.
Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM