Đề thi HK1 lớp 7
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu về bộ đề thi HK1 lớp 7
Nhằm giúp các em học sinh lớp 7 có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kiến thức cũng như chuẩn bị tốt cho kì thi học kì 1, eLib.vn xin gửi đến các em học sinh bộ Đề thi HK1 lớp 9 gồm các đề kiểm tra học kì 1 bám sát nội dung chương trình. Bộ đề được biên soạn trên hình thức bài trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận với nhiều mức độ khác nhau. Sau mỗi đề thi, phần đáp án và hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập sẽ giúp các em có thể tự ôn luyện, kiểm tra và đánh giá đúng năng lực của bản thân, đồng thời nâng cao kiến thức của mình. Bên cạnh đó, các em cũng có thể xem trọn bộ đề kiểm tra, đáp án và phương pháp giải bằng cách tải file về máy để tiện tham khảo. Hy vọng với bộ đề kiểm tra này sẽ giúp các em sẽ tự tin hơn và đạt kết quả cao hơn trong học tập.
Nội dung của các đề kiểm tra được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Nhận định về đề thi HKI lớp 7
Kì thi học kì 1 sắp sửa cũng là lúc các em phải đối mặt với số lượng bài kiểm tra kết thúc môn, với những tập đề cương dài "ngoằn nghoèo" của tất cả các môn học. Thêm vào đó, những bài kiểm tra học kì thường được đánh giá là quan trọng nhất vì hệ số điểm nhân ba, nên bài thi này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung cuối kì của các em. Nội dung đề thi học kì 1 xoay quanh các kiến thức từ đầu năm học đến cuối học kì, một lượng kiến thức rất lớn.
Vì vậy, để bài thi học kì đạt kết quả cao cũng như giúp các em có chiến lược ôn tập hiệu quả nhất, các em cần chọn lọc cho mình tài liệu ôn tập đầy đủ nhất và có sẵn riêng cho mình một chiến lược, kế hoạch chạy "giai đoạn nước rút" này.
Vậy các bước chuẩn bị và tiến hành ôn tập như thế nào để đạt hiệu quả nhất?
3. Bí quyết giúp làm bài kiểm tra 1 tiết đạt hiệu quả
3.1. Lập kế hoạch bước đầu
Nhiều em có tư tưởng “nước đến chân mới nhảy” nên không chịu dành thời gian lên kế hoạch ôn thi cẩn thận, tỉ mỉ. Tuy nhiên, điều này là một quan niệm sai lầm vì các em không hệ thống lại kiến thức thì không thể nhớ hết được những gì thầy cô truyền đạt hay những dạng bài tập khó mà phải mất nhiều thời gian mới giải được.
Chính vì vậy, trước kỳ thi khoảng 1 tháng, các em hãy dành 15 – 20 phút để lập kế hoạch ôn tập cho bản thân để không phải hối hận vì mình đã không chịu chăm chỉ hơn. Các em hãy lên thời gian học bài cụ thể, sắp xếp thời gian cho từng môn học để lượng kiến thức các em tiếp nhận được đều chứ không bị lan man, không trọng tâm.
3.2. Xác định dạng bài thi
Trước khi học ôn một đề thi, các em học sinh cần biết được bài thi đó thi theo hình thức nào, cấu trúc ra sao.
Và tất nhiên, các thầy cô giáo luôn dành ra ít nhất một buổi để ôn tập và nêu nội dung đề thi cho các em, định hướng thi. Nếu chưa hiểu chỗ nào về dạng đề thi thì các em cũng đừng ngần ngại hỏi giáo viên nhé!
Đề thi thường có các dạng như: trắc nghiệm, tự luận, nghe, đọc…
Thường thì giáo viên sẽ ít nói thẳng rằng học sinh cần ôn những gì nhưng sẽ cho các em chủ đề hay đề cương ôn thi. Có điều kiện thì hãy xin các thầy cô đề thi của những năm trước, vì cấu trúc và dạng đề thi cùng một môn ở các năm thường tương tự nhau.
3.3. Ngủ đủ giấc vào đêm trước ngày thi
Nếu nghĩ rằng học nhồi nhét sẽ là một ý tưởng hay, các em sẽ khá ngạc nhiên khi biết sự thật. Bộ não của mình hình thành ký ức khi ngủ - và trên hết, thiếu ngủ sẽ khiến bộ não không thể hoạt động tối ưu. Vì vậy, các em nên cố gắng chống lại cám dỗ muốn học gạo, bởi vì nó sẽ không giúp ích gì cho các em. Tốt hơn hết là nên đóng sách lại và đi ngủ.
3.4. Chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết
Các em đang lo lắng, vì vậy cần đảm bảo không bị hoảng loạn khi không thể tìm thấy chiếc bút chì hoặc bút bi. Các em nên mang thêm một vài cây bút trong ba lô hoặc trong túi quần/áo. Chuẩn bị sẵn giấy trắng cũng như mọi vật dụng khác để làm bài thi.
Luôn thủ sẵn ghi chú. Bằng thế, nếu có khoảng 5 – 10 phút rảnh rỗi, có thể xem lại chúng trên xe buýt, giữa các tiết học, hoặc khi đang chờ bạn bè.
3.5. Vào phòng thi với thái độ tích cực
Sự thật đã được chứng minh là nếu nghĩ mình sẽ thi tốt, điểm số của các em sẽ cao hơn là khi nghĩ mình sẽ làm bài thi khá tệ hại. Điều này cũng tương tự như ý tưởng "giả vờ cho đến khi các em làm được". Nhưng nó sẽ đem lại kết quả!
Viết ra một câu nói tích cực nào đó như "Mình sẽ làm bài thi một cách xuất sắc!" trên một mẩu giấy. Phương pháp này sẽ giúp các em luôn nhắc nhở bản thân phải duy trì thái độ tích cực. Các em nên nhớ xem lại nó ngay trước khi bước vào phòng thi để nâng cao tinh thần.
3.6. Đọc kỹ câu hỏi
Đọc câu hỏi ít nhất là hai lần, phòng khi bỏ lỡ một vài chi tiết nào đó. Gạch chân từ khóa trong câu hỏi. Không nên vội vã. Nếu có thể, các em nên đọc toàn bộ đề thi trước khi bắt đầu làm bài. Biện pháp này sẽ cung cấp cho ý tưởng về điều mà các em sẽ phải đối mặt và sẽ giúp quản lý thời gian tốt hơn. Nó đồng thời cũng sẽ giúp ngăn ngừa bất kỳ một bất ngờ tồi tệ nào có thể xảy ra khi chỉ còn lại một vài phút để làm bài.
3.7. Kiểm tra lại bài làm một cách kỹ lưỡng sau khi hoàn tất
Các em nên nhớ bảo đảm rằng mình đã trả lời mọi câu hỏi, không bao giờ được bỏ trống. Nếu nó là câu hỏi trắc nghiệm, có 25% cơ hội đưa ra đáp án đúng nếu các em không bỏ trống (giả sử rằng câu hỏi có bốn câu trả lời). Rất đáng để thử!
Ngoài ra, thời gian xem lại toàn bộ bài làm là dịp tốt để phát hiện bất kỳ một lỗi lầm hiển nhiên nào mà đã phạm phải và có thể các em cũng nhớ ra chi tiết nào đó để thêm vào đáp án của mình. Kiểm tra lại bài làm luôn là ý kiến hay.
Tham khảo thêm
- docx
10 đề thi HK1 môn Tiếng Anh 7 có đáp án năm 2019
- docx
10 đề thi HK1 môn Tiếng Anh 7 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Công nghệ 7 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Lịch Sử 7 năm 2019 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Địa lớp 7 có đáp án năm 2019
- docx
10 Đề HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Tiếng Anh 7 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 7 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Công Nghệ 7 năm 2020 có đáp án
- docx
10 đề thi HK1 môn Toán 7 năm 2020 có đáp án