10 đề thi học kì 1 môn GDCD 7 năm 2019 có đáp án
Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức đã học của chương trình HK1 eLib xin gửi đến các em bộ tài liệu Đề thi HK1 môn GDCD 7. Tài liệu được biên soạn theo cấu trúc của các trường, sở trên cả nước. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong quá trình học tập của các em.
Mục lục nội dung
1. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 1
TRƯỜNG THCS SƠN LA
ĐỀ THI HỌC KỲ I
MÔN GDCD 7
NĂM HỌC 2019 – 2020
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm - mỗi câu đúng đạt 0,25đ)
Đọc kĩ đề và chọn câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm của mình
Câu 1: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị?
A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà.
B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu.
C. Không chú ý đến hình thức bề ngoài.
D. Sống khoe khoang, đua đòi.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính thiếu trung thực?
A. Sống ngay thẳng, thật thà.
B. Giúp đỡ khi bạn thực sự khó khăn.
C. Không nói ra khuyết điểm của bạn vì sợ bạn giận.
D. Luôn đối xử nhân hậu với mọi người.
Câu 3: Những hành vi nào thể hiện tính tự trọng?
A. Bố Hải làm nghề vá xe đạp ở đầu ngõ, Hải xấu hổ khi các bạn cùng lớp biết điều đó.
B. Hoa nhặt được túi xách của ai đánh rơi, trong đó có tiền nên Hoa lấy số tiền đó mua sách vở.
C. Mai bắt chước các kiểu ăn diện để được tiếng là sành điệu.
D. Hải rất thành khẩn nhận lỗi khi mắc khuyết điểm và cố gắng sửa chữa.
Câu 4: Ý kiến nào dưới đây thể hiện sự đoàn kết tương trợ?
A. Đoàn kết với bạn cùng sở thích thì mới thú vị.
B. Đoàn kết tương trợ không nên có sự phân biệt nào.
C. Đoàn kết với bạn có học lực và hoàn cảnh như mình thì mới có sự bình đẳng.
D. Chỉ nên đoàn kết với những người có thể giúp đỡ mình.
Câu 5: Hành vi nào đúng với truyền thống tôn sư trọng đạo?
A. Lễ phép với tất cả thầy, cô giáo.
B. Không tàm theo lời dạy bảo của thầy, cô giáo.
C. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy, cô giáo đang trực tiếp dạy mình.
D. Không thăm hỏi các thầy, cô giáo cũ.
Câu 6: Việc làm nào thể hiện sự khoan dung?
A. Khoan dung với bạn bè là nhu nhược.
B. Không nên bỏ qua mọi lỗi lầm của bạn.
C. Nên tha thứ cho những lỗi của bạn khi bạn biết lỗi và sửa đổi.
D. Ai có lòng khoan dung là dễ bị thiệt thòi.
Câu 7: Biểu hiện nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Gia đình, dòng họ nghèo thì không có truyền thống gì đáng tự hào.
B. Học tập, làm theo truyền thống của gia đình, dòng họ là không cần thiết.
C. Truyền thống là những gì đã lạc hậu, không cần phát huy.
D. Giới thiệu truyền thống gia đình, dòng họ cho nhiều người biết.
Câu 8: Nối cột A với cột B sao cho đúng.
Cột A
1. Yêu thương con người
2. Đoàn kết, tương trợ
3. Khoan dung
4. Xây dựng gia đình văn hoá
5. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ
Cột B
A. giúp ta có nghị lực vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao uy tín cá nhân.
B. là một đức tính quý báu, giúp ta luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
C. giúp ta dễ dàng hòa nhập, hợp tác với mọi người và được mọi người yêu quý.
D. giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong cuộc sống; được mọi người yêu quý, kính trọng.
E. giúp ta có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vươn lên, thể hiện lòng biết ơn với ông bà, cha mẹ, tổ tiên.
G. góp phần hình thành nên những con người phát triển đầy đủ, sống có văn hóa, đạo đức
II. TỰ LUẬN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Bố mẹ Nam đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Nam rất khá giả. Nam rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình.
A. Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn Nam không? Vì sao?
B. Gia đình bạn Nam có truyền thống tốt đẹp gì?
C. Em sẽ góp ý gì cho bạn Nam?
Câu 2 (2,0 điểm). Tình huống: Lan và Hằng là đôi bạn thân. Một hôm, trong giờ kiểm tra môn Sử, Hằng không thuộc bài liền dở vở ra chép. Lan ngồi bên đã nhiều lần nhắc nhở bạn nhưng Hằng vẫn tiếp tục quay bài. Lan đã đứng đứng dậy thưa với cô chuyện đó. Hằng bị phê bình và bị điểm kém. Hằng rất giận Lan và không chơi với Lan nữa.
A. Em có nhận xét gì về việc làm của Lan và Hằng?
B. Bạn Lan là người có đức tính gì đáng quý?
C. Em sẽ làm gì để hai bạn hiểu nhau và chơi với nhau như trước.
Câu 3 (2,0 điểm). Trong lớp 7A có một số bạn tụ tập thành một nhóm chơi riêng với nhau, hay bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác trong lớp.
A. Hãy nêu nhận xét của em về hành vi của nhóm bạn đó?
B. Nếu là thành viên của lớp 7A, em sẽ làm gì?
Câu 4 (1,0 điểm). Hãy cho biết bản thân em đã có ý thức và biểu hiện như thế nào để xây dựng gia đình văn hóa?
-----Hết-----
ĐÁP ÁN
I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)
Ghi chữ cái của câu trả lời đúng vào ô trống:
Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
1B; 2C; 3D; 4B; 5A; 6C; 7D
8: 1D; 2C; 3B; 4G; 5E
II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
Câu 1:
A. Em không đồng ý với suy nghĩ của bạn Nam. Vì: Suy nghĩ của Nam là không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. - Gia đình Nam có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Nam đều là những người có ý chí vươn lên. Đây là truyền thống quý báu của gia đình.
C. - Nam tự hào về gia đình mình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trước hết là học hành chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp.
Câu 2:
A. Theo em, Lan làm như vậy là đúng. Hành vi của Hằng là sai.
B. Bạn Lan là người có đức tính trung thực. Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải; Vì trung thực lúc nào cũng là chân lý. Không vì tình bạn mà lại bao che khuyết điểm cho nhau.
C. Theo em, thì Lan sẽ đi nói với Hằng và giải thích cho Hằng hiểu làm như vậy là không đúng và Lan chỉ muốn giúp Hằng, không muốn Hằng gian lận trong bài kiểm tra, muốn Hằng tự làm bài bằng chính sức lực của mình chứ không phải là ghét Hằng.
Còn nếu Hằng muốn thì Lan sẽ giúp Hằng học bài, ôn bài trước khi kiểm tra để Hằng đạt được điểm cao và sẽ giải thích cho các bạn khác trong lớp hiểu.
Câu 3:
A. Nhận xét:
- Hành vi của nhóm bạn trong lớp 7A là không đúng, đáng phê phán.
- Đó là việc làm chia rẽ, mất đoàn kết vì có sự phân biệt đối xử, thiếu sự cảm thông.
- Việc làm đó sẽ cản trở sự tiến bộ của bản thân các bạn và cả tập thể lớp.
B. Nếu là thành viên của lớp 7A, em sẽ:
- Góp ý cho nhóm bạn đó: Không nên chia thành bè nhóm mà nên hòa đồng với tất cả các bạn trong lớp; không nên bao che khuyết điểm cho nhau và chê bai các bạn khác.
- Chủ động gần gũi nhóm bạn đó, giúp các bạn nhận ra lỗi của mình.
- Vận động các bạn khác trong lớp tạo điều kiện để nhóm bạn đó sống hòa đồng với mọi người.
Câu 4:
Học sinh nói lên suy nghĩ và biểu hiện của mình thể hiện ý thức xây dựng gia đình văn hoá:
- Thể hiện tốt bổn phận, tách nhiệm đối với gia đình: tích cực trong học tập, sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, tích cực rèn luyện theo các tiêu chuẩn của thành viên trong gia đình văn hóa.
- Tuyên truyền, vận động các thành viên trong gia đình thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước (về bảo vệ môi trường, về nghĩa vụ đóng thuế, về giữ gìn trật tự an ninh…) tuyên truyền nếp sống văn hóa, kế hoạch hóa gia đình.
Lưu ý: Đây chỉ là gợi ý chấm, tùy theo bài làm của học sinh, giáo viên chấm cho phù hợp.
------Hết-------
2. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 2
TRƯỜNG THCS QUẢNG NAM
ĐỀ THI HỌC KỲ I
MÔN GDCD 7
NĂM HỌC 2019 – 2020
Thời gian làm bài: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm).
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng (0.5 đ/câu)
Câu 1: Hành vi nào thể hiện sống giản dị:
A. Giản dị là qua loa đại khái.
B. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
C. Tổ chức sinh nhật linh đình.
D. Diễn đạt dài dòng.
Câu 2: Người tự tin có biểu hiện:
A. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
B. Đánh giá cao bản thân.
C. Cho rằng việc mình làm không có sai sót.
D. Tin tưởng vào bản thân.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng:
A. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác.
B. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
D. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự trung thực:
A. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình.
B. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
C. Không nói khuyết điểm của bản thân.
D. Nói với cô giáo là nhà có việc bận để nghỉ học đi chơi.
Câu 5: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin:
A. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
B. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
C. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
D. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
Câu 6: Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
A. Thương người như thể thương thân.
B. Lá lành đùm lá rách.
C. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
Câu 7: Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa:
A. Anh em bất hòa.
B. Giàu có, cha mẹ hay cải nhau.
C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
D. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
Câu 8: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là:
A. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy.
B. Góp phần làm phong phú truyền thống.
C. Giúp ta có thêm kinh nghiệm.
D. Tự hào về truyền thống của gia đình.
Câu 9: Khoan dung có nghĩa:
A. Là dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm.
B. Là nghiêm khắc với bản thân mình.
C. Cư xử với mọi người thiếu chân thành.
D. Là rộng lòng tha thứ với người khác.
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
3. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 3
TRƯỜNG THCS LẠNG SƠN
ĐỀ THI HỌC KỲ I
MÔN GDCD 7
NĂM HỌC 2019 – 2020
Thời gian làm bài: 45 phút
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1. (1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước những việc nên làm của con cái trong gia đình:
A. Về quê thăm ông bà trong dịp nghỉ lễ.
B. Nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa.
C. Đi tập thể dục cùng anh chị em.
D. Đề đạt cha mẹ mua cho nhiều đồ dùng đắt tiền.
Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:
A. (0.5 điểm) Thế nào là gia đình văn hóa?
B. Các thành viên biết yêu thương nhau
C. Các thành viên đều là người nổi tiếng
D. Các thành viên ít khi gặp gỡ, đoàn tụ
B. (0.25 điểm) Hành động nào sau đây thể hiện sự tự tin của học sinh?
A. Phát biểu ý kiến trong giờ học
B. Có ý kiến nhưng không muốn thể hiện
C. Đợi cô giáo giao nhiệm vụ mới làm
C. (0.25 điểm) Hành động thể hiện sự tự cao của học sinh là gì?
A. Tham gia thảo luận trong nhóm
B. Gặp gỡ, trò chuyện với bạn bè
C. Nói quá về một số khả năng của mình
Câu 3. (1 điểm) Điền vào chỗ chấm (…) để hoàn thành các nhận định đúng về việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
A. Trong dòng họ có nhiều người cùng làm một công việc để sinh sống, công việc đó được tiếp nối nhiều thế hệ thì tức là dòng họ đó có (1) … truyền thống.
B. Các thế hệ con cháu trong gia đình, dòng họ cần tích cực (2) … truyền thống gia đình, dòng họ mình.
---Để xem tiếp nội dung của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính---
4. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 4
I. TRẮC NGHIỆM (3đ)
Câu 1. (1 điểm) Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước những việc nên làm của con cái trong gia đình:
A. Cùng mẹ đi mua sắm đồ dùng.
B. Dọn dẹp phòng riêng gọn gàng, sạch sẽ.
C. Trò chuyện cùng người thân.
D. Trêu ghẹo em để cho mình vui.
Câu 2. Khoanh tròn chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng nhất.
A. (0.5 điểm) Việc làm nào của cha mẹ phù với tiêu chí để xây dựng gia đình văn hóa?
A. Cha mẹ cho con cái bày tỏ suy nghĩ
B. Cha mẹ cho con cái tự do chơi bời
C. Cha mẹ cho con cái đi làm kiếm sống từ nhỏ
B. (0.25 điểm) Hành động nào dưới đây thể hiện sự tự tin của học sinh?
A. Tham gia biểu diễn trước trường
B. Khi gặp bài toán khó thì bỏ qua không làm
C. Hỏi bạn đáp án để kiểm tra bài làm của mình
B. (0.25 điểm) Việc làm nào sau đây của học sinh thể hiện sự tự cao?
A. Bày tỏ nguyện vọng được làm lớp trưởng với giáo viên
B. Đề xuất ý tưởng trang trí lớp
C. Cho rằng mình tài giỏi hơn tất cả mọi người
Câu 3. (1 điểm) Điền vào chỗ chấm (…) để hoàn thành các nhận định đúng về việc giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ.
-----Còn tiếp-----
5. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 5
I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng nhất. (mỗi câu 0.5 điểm)
Câu 1: Hành vi nào thể hiện không sống giản dị?
A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu.
B. Diễn đạt dài dòng.
C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm.
D.Giản dị là đạo đức của con người.
Câu 2: Người tự tin có biểu hiện:
A. đánh giá cao bản thân.
B. cho rằng việc mình làm không có sai sót.
C. tin tưởng vào bản thân.
D. không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
Câu 3: Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?
A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
D. Khúm núm, nịnh bợ để lấy lòng người khác
Câu 4: Việc làm nào dưới đây thể hiện thiếu trung thực?
A. Thẳng thắn, công bằng trong công việc.
B. Nhận lỗi khi mình mắc phải.
C. Bao che khuyết điểm của bản thân.
D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
-----Còn tiếp-----
6. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 6
TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 1. Hành vi nào thể hiện không sống giản dị?
A. Lời nói ngắn gọn dễ hiểu
B. Diễn đạt dài dòng.
C. Tổ chức sinh nhật gọn nhẹ, tiết kiệm.
D. Giản dị là đạo đức của con người.
Câu 2. Người tự tin có biểu hiện:
A. Đánh giá cao bản thân
B. Cho rằng việc mình làm không có sai sót
C.Tin tưởng vào bản thân
D. Không cần tham khảo ý kiến của người khác bất cứ việc gì.
Câu 3. Việc làm nào dưới đây thể hiện tính tự trọng?
A. Luôn mong chờ sự thương hại của người khác.
B. Ăn mặc luộm thuộm, cẩu thả.
C. Biết giữ gìn danh dự cá nhân.
D. Khúm núm nịnh nọt để lấy lòng người khác
Câu 4. Việc làm nào dưới đây thể hiện sự thiếu trung thực?
A. Thẳng thắn, công bằng trong công việc.
B. Bao che khuyết điểm của bản thân.
C. Nhận lỗi khi mình mắc phải.
D. Tự báo cáo với cô giáo về việc làm thiếu bài tập của mình
Câu 5. Theo em, câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây nói về lòng yêu thương con người?
A. Ăn cây táo rào cây sung.
B. Qua cầu rút ván.
C. Thương người như thể thương thân.
D. Trâu buộc ghét trâu ăn.
-----Còn tiếp-----
7. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 7
Trường: THCS Hòa Bình
Số câu: 12 câu trắc nghiệm, 4 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
8. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 8
Trường: THCS Hưng Hóa
Số câu: 3 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
9. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 9
Trường: THCS Gia Lai
Số câu: 8 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
10. Đề thi HK1 môn GDCD 7 số 10
Trường: THCS Quảng Ngãi
Số câu: 4 câu tự luận
Thời gian làm bài: 45 phút
Năm học: 2019-2020
---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---
Tham khảo thêm