10 đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2020 có đáp án

Với mong muốn giúp các em học tập thật tốt, eLib xin gửi đến 10 đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2020 có đáp án. Tài liệu gồm các đề thi được sưu tầm và tổng hợp từ nhiều trường khác nhau, hi vọng sẽ giúp các em củng cố kiến thức và làm bài thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi nội dung bên dưới.

10 đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 năm 2020 có đáp án

1. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 1

TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1: Châu lục nào có số dân ít nhất so với toàn thế giới?

A. Châu Phi.

B. Châu Đại Dương.

C. Châu Á.

D. Châu Âu.

Câu 2: Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:

A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.

C. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.

D. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.

Câu 3: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một quốc gia thể hiện qua yếu tố nào?

A. tổng số dân.

B. gia tăng dân số tự nhiên.

C. mật độ dân số.

D. tháp dân số.

Câu 4: Những khu vực tập trung đông dân cư là:

A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.

B. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

C. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

D. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.

Câu 5: Tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới có những hạn chế nào?

A. đất ngập úng, glây hóa.

B. đất bị nhiễm phèn nặng.

C. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.

D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.

Câu 6: Chế độ nước sông ngòi của khí hậu nhiệt đới có đặc điểm nào?

A. nhiều nước quanh năm.

B. ít nước quanh năm.

C. phân hóa theo mùa.

D. chế độ nước sông thất thường.

Câu 7: Hình thức canh tác nào dưới đây có lịch sử lâu đời nhất trong xã hội loài người?

A. Làm ruộng, thâm canh lúa nước.

B. Làm nương rẫy.

C. Sản xuất hàng hóa.

D. Làm đường đồng mức.

Câu 8: Ở đới nóng có mấy hình thức canh tác cơ bản?

A. 3

B. 2

C. 5

D. 4

Câu 9: Bình quân lương thực theo đầu người ở châu Phi rất thấp và ngày càng giảm là chủ yếu do:

A. điều kiện tự nhiên cho sản xuất hạn chế.

B. dân số đông và tăng nhanh.

C. sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng thấp.

D. thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai bão, lũ lụt.

Câu 10: Biện pháp không có vai trò trong việc giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là:

A. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.

B. Nâng cao đời sống người dân.

C. Tăng cường khai thác tài nguyên.

D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế.

II- Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm). Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Giải thích tại sao đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng?

Câu 2 (2 điểm). Em hãy phân tích hậu quả của đô thị hóa quá nhanh. Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh?

ĐÁP ÁN

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1:

Châu Đại Dương là châu lục có ít dân số nhất (chiếm khoảng 0,6% tỉ trọng dân số thế giới).

Chọn: B.

Câu 2:

Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

Chọn: A.

Câu 3:

Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua mật độ dân số (số người sinh sống trên một đơn vị diện tích, đơn vị: người/km2).

Chọn: C.

Câu 4:

Những khu vực tập trung đông dân cư là Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì. Do những khu vực này có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi (thường là cái nôi nền văn minh lúa nước,…) và có nền kinh tế rất phát triển.

Chọn: B.

Câu 5:

Đất ở môi trường nhiệt đới dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa nếu không được cây cối che phủ và canh tác không hợp lí.

Chọn: D.

Câu 6:

Sông ngòi miền núi có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa và mùa cạn trùng mùa khô.

Chọn: C.

Câu 7:

Hình thức canh tác có lịch sử lâu đời nhất trong xã hội loài người canh tác nương rẫy.

Chọn: B.

Câu 8:

Ở đới nóng có 3 hình thức canh tác cơ bản. Đó là làm nương rẫy; làm ruộng, thâm canh lúa nước và sản xuất nông sản hàng hóa theo quy mô lớn.

Chọn: A.

Câu 9:

Châu Phi có dân số đông, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao trong khi sản lượng lương thực tăng chậm khiến bình quân lương thực theo đầu người rất thấp và giảm nhanh.

Chọn: B.

Câu 10:

Để giảm sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường đới nóng, các biện pháp hiệu quả là giảm tỉ lệ gia tăng dân số, đẩy mạnh phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân.

Chọn: C.

II- Phần tự luận

Câu 1:

- Nóng quanh năm (trên 20°C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua đỉnh đầu. (1 điểm)

- Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 - 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 - 1.500mm. (1 điểm)

- Giải thích: Đất ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do quá trình tích tụ ôxit sắt, nhôm lên trên mặt đất vào các mùa khô. Đất feralit là đất đặc trưng của đới nóng. (1 điểm)

Câu 2:

- Ô nhiễm nguồn nước như: các sông ngòi, ao hồ bị ô nhiễm nặng nề; rất nhiều nơi thiếu nguồn nước sạch trầm trọng,... (1 điểm)

- Ô nhiễm không khí như: Các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp xả khí bụi gây ô nhiễm môi trường không khí; số ca bệnh về lao, phổi gia tăng một cách đág kể,... (0,5 điểm)

- Làm biến đổi môi trường theo chiều hướng xấu như: hiện tượng Trái Đất nóng lên, mưa axit, băng hai cực tan ra,... (0,5 điểm)

2. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 2

TRƯỜNG THCS HÀM NGHI

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1. Những khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới là:

A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.

B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.

C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.

D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là:

A. Công nghiệp và dịch vụ.

B. Nông – lâm – ngư nghiệp.

C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư nghiệp.

D. Dịch vụ và nông – lâm ngư nghiệp.

Câu 3. Ở môi trường xích đạo ẩm có cảnh quan tiêu biểu nào?

A. xa van, cây bụi lá cứng.                            B. rừng lá kim, rừng lá rộng.

C. rừng rậm xanh quanh năm.                        D. rừng lá rộng, rừng hỗn giao.

Câu 4. Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:

A. phân hóa theo mùa

B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.

C. sông ngòi ít nước quanh năm.

D. chế độ nước sông thất thường.

Câu 5. Thảm thực vật không thuộc môi trường nhiệt đới gió mùa là:

A. rừng cây rụng lá vào mùa khô.

B. đồng cỏ cao nhiệt đới.

C. rừng ngập mặn.

D. rừng rậm xanh quanh năm.

Câu 6. Một hình thức làm lúa ở đồi núi rất độc đáo là:

A. Đốt rừng làm lúa.

B. Lấp bằng thung lũng trồng lúa.

C. Làm ruộng bậc thang.

D. Bơm nước trồng lúa.

Câu 7. Nguyên nhân chủ yếu tài nguyên khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt là do:

A. công nghệ khai thác khoáng sản lạc hậu.

B. khai thác quá mức nguyên liệu thô để xuất khẩu.

C. tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

D. cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.

Câu 8. Tại sao dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh?

A. gia tăng dân số tự nhiên ở đô thị lớn.

B. nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.

C. chính sách di dân của nhà nước.

D. kinh tế phát triển nên thu hút nhiều lao động trình độ cao.

Câu 9. Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo:

A. Vĩ độ            B. Kinh độ            C. Nhiệt độ            D. Lượng mưa.

Câu 10. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo:

A. Độ cao.            B. Mùa.            C. Chất đất.            D. Vùng.

Phần tự luận

Câu 1 (2 điểm). Trình bày những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ở Đới ôn Hòa?

Câu 2 (3 điểm).

a) Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất?

b) Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm – mỗi câu tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Những khu vực tập trung đông dân cư trên thế giới là Nam Á, Đông Á và Đông Bắc Hoa Kì.

Chọn: D.

Câu 2. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.

Chọn: A.

Câu 3. Cảnh quan tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là rừng rậm xanh quanh năm.

Chọn: C.

Câu 4. Sông ngòi miền núi có chế độ nước theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.

Chọn: A.

Câu 5. Môi trường nhiệt đới gió mùa có thảm thực vật đa dạng, gồm có rừng cây rụng lá vào mùa khô, rừng ngập mặn ven biển, đồng cỏ cao nhiệt đới.

Chọn: D.

Câu 6. Ở các vùng núi cao, để hạn chế tình trạng xói mòn và sạt lở đất người dân đã làm ruộng bậc thang để canh tác lúa nước.

Chọn: C.

Câu 7. Tài nguyên và khoáng sản ở đới nóng bị cạn kiệt, nguyên nhân chủ yếu do người tăng cường khai thác và xuất khẩu các loại nguyên liệu, nhiên liệu thô.

Chọn: B.

Câu 8. Dân số đô thị ở đới nóng tăng nhanh chủ yếu do nông dân di cư tự do vào đô thị kiếm việc làm.

Chọn: B.

Câu 9. Các nông sản ở đới ôn hòa biến đổi theo vĩ độ (từ Bắc xuống Nam).

Chọn: A.

Câu 10. Khí hậu và thực vật ở vùng núi chủ yếu thay đổi theo độ cao.

Chọn: A.

II. TỰ LUẬN

Câu 1.

- Những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh: Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm, thiếu chỗ ở, thất nghiệp,...   (0,5 điểm)

- Hướng giải quyết: Quy hoạch đô thị theo hướng "phi tập trung" với 3 biện pháp cơ bản:

+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.  (0,5 điểm)

+ Chuyển dịch các hoạt động công nghiệp, dịch vụ đến các vùng mới (từ phía bắc xuống phía nam và phía tây Hoa Kì, từ phía đông sang phía tây ở Trung Quốc,...).  (0,5 điểm)

+ Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn để giảm áp lực dân số cho các đô thị.  (0,5 điểm)

Câu 2.

a) Vì môi trường đới lạnh tương tự như môi trường hoang mạc, thể hiện ở các điểm:

- Rất khô hạn: Lượng mưa dưới 500mm.   (0,5 điểm)

- Khí hậu rất khắc nghiệt: Biên độ nhiệt năm và ngày rất lớn.   (0,5 điểm)

- Có rất ít người sinh sống, động thực vật nghèo nàn.   (0,5 điểm)

b) Giới thực vật và động vật, đặc biệt là động vật đặc biệt hơn ở các đới khác là về cách thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.

- Động vật có 2 cách chống lại cái lạnh:

    + Chống lạnh chủ động: Có lớp lông dày hoặc lớp mỡ dày dưới da, sống thành đàn đông đúc để sưởi ấm cho nhau.  (0,5 điểm)

    + Chống lạnh thụ động: Ngủ đông để giảm tiêu hao năng lượng trong giai đoạn lạnh nhất, hoặc di cư đến nơi ấm áp hơn để tránh mùa đông.  (0,5 điểm)

- Thực vật: Khí hậu quá lạnh ở hai cực không thích nghi với đời sống của thực vật nên chúng chỉ phát triển trong thời gian ngắn ngủi mùa hạ và chủ yếu ở ven biển băng Bắc Cực. Ở Nam Cực không có thực vật vì quá lạnh.  (0,5 điểm)

3. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 3

TRƯỜNG THCS PHẠM THẾ HIỂN

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1. Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số:

A. thấp nhất

B. cao nhất

C. mức trung bình

D. ổn định

Câu 2. Ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực:

A. đồng bằng.

B. các trục giao thông lớn.

C. ven biển, các con sông lớn.

D. hoang mạc, miền núi, hải đảo.

Câu 3. Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là:

A. châu Âu.

B. châu Á.

C. châu Mĩ.

D. châu Phi.

Câu 4. Vị trí nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam là:

A. đới nóng.

B. đới cận nhiệt

C. đới ôn hòa

D. đới lạnh

Câu 5. Cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là:

A. Rừng lá kim, rừng thưa

B. Rừng xích đạo ẩm

C. Rừng thưa và xa van

D. Rừng hỗn giao, rừng xa van

Câu 6. Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường là hạn chế của:

A. khí hậu ôn đới lục địa

B. khí hậu ôn đới hải dương

C. khí hậu nhiệt đới gió mùa

D. khí hậu nhiệt đới xích đạo

Câu 7. Trên các cao nguyên ở nước ta thường được trồng cây:

A. cao su, cà phê

B. chè, cà phê, điều

C. dừa, cây rừng

D. cà phê, lúa nước

Câu 8. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là:

A. sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

B. mất lớp phủ thực vật, lượng mưa lớn.

C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.

D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.

Câu 9. Đời sống người dân ở đới nóng chậm cải thiện là do hậu quả nghiêm trọng của:

A. tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt

B. bùng nổ dân số ở đới nóng

C. ô nhiễm môi trường đất, nước

D. nền kinh tế chậm phát triển

Câu 10. Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở khu vực:

A. Nam Mĩ, Nam Á, Đông Nam Á.

B. Châu Phi, Nam Á và Đông Nam Á.

C. Châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.

D. Nam Mĩ, Nam Á và Trung Á.

II- Phần tự luận

Câu 1 (3 điểm). Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? Nêu nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết?

Câu 2 (2 điểm). Phân tích những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm, mỗi câu tương ứng 0,5đ)

Câu 1. Châu Âu là châu lục có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số thấp nhất trong các châu lục. Có nhiều nước ở châu Âu còn có tỉ lệ gia tăng tự nhiên âm.

Chọn: A.

Câu 2. Ở trên thế giới dân cư phân bố thưa thớt ở những khu vực như hoang mạc, miền núi, vùng cực do khí hậu khắc nghiệt, đi lại khó khăn,…

Chọn: D.

Câu 3. Châu lục tập trung nhiều siêu đô thị nhất là châu Á.

Chọn: B.

Câu 4. Đới nóng có phạm vi nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam.

Chọn: A.

Câu 5. Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường môi trường nhiệt đới.

Chọn: C.

Câu 6. Khí hậu nhiệt đới gió mùa có thời tiết diễn biến thất thường, mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít,…

Chọn: C.

Câu 7. Ở Việt Nam, cà phê và cao su được trồng nhiều ở các cao nguyên đất badan ở Tây Nguyên.

Chọn: A.

Câu 8. Trong điều kiện mất lợp phủ thực vật, mưa lớn dễ dàng rửa trôi đất, nhất là trên các sườn dốc làm đất bị xói mòn, trơ sỏi đá.

Chọn: B.

Câu 9. Bùng nổ dân số ở đới nóng đã làm cho đời sống nhân dân chậm cải thiện. Đây là hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội.

Chọn: B.

Câu 10. Tình trạng di dân tị nạn diễn ra phổ biến ở châu Phi, Nam Á và Tây Nam Á.

Chọn: C.

-----Còn tiếp-----

4. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 4

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1. Gia tăng dân số tự nhiên phụ thuộc vào:

A. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.

B. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người từ nơi khác đến trong một năm.

C. Sự tương quan giữa số trẻ sinh ra và số người chuyển đi trong một năm.

D. Sự tương quan giữa số người chuyển đi và số người từ nơi khác đến trong một năm.

Câu 2. Các siêu đô thị tăng nhanh nhất ở nhóm:

A. các nước phát triển.

B. các nước kém phát triển.

C. các nước đang phát triển.

D. các nước xuất khẩu dầu mỏ.

Câu 3. Gió Tín phong là gió thổi thường xuyên ở:

A. đới nóng            B. đới cận nhiệt            C. đới ôn hòa            D. đới lạnh

Câu 4. Nguyên nhân khí hậu miền Bắc nước ta có một mùa đông lạnh là do:

A. nước ta nằm ở vĩ độ cao trong đới khí hậu ôn hòa.

B. chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc có tính chất lạnh, khô.

C. do ảnh hưởng của dòng biển lạnh và dòng biển nóng.

D. địa hình núi cao nên khí hậu có sự phân hóa theo đai cao.

Câu 5. Vấn đề cần quan tâm hàng đầu về tài nguyên nước ở đới nóng hiện nay là:

A. xâm nhập mặn.

B. sự cố tràn dầu trên biển.

C. thiếu nước sản xuất.

D. thiếu nước sạch.

Câu 6. Tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội là hình thức di dân:

A. di dân tự do.

B. di dân phong trào.

C. di dân có kế hoach.

D. di dân tránh thiên tai.

Câu 7. Các nước đới ôn hòa nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp ở:

A. nguồn nguyên, nhiên liệu có sẵn.

B. nhập khẩu từ các nước đới nóng.

C. nhập khẩu từ các nước đới lạnh.

D. xâm chiếm từ các nước thuộc địa.

Câu 8. Đặc trưng về hình thái bên ngoài của các đô thị ở đới ôn hòa là:

A. nhà ống, nhà cao tầng nằm san sát nhau.

B. những ngôi nhà mái ngói, phân bố thưa thớt.

C. những tòa nhà chọc trời, hệ thống đường sá hiện đại.

D. những tòa lâu đài, nhà thờ với kiến trúc cổ xưa.

-----Còn tiếp-----

5. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 5

TRƯỜNG THCS NGUYỄN THÁI HỌC

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1. Nhân tố tác động đến sự mở rộng phạm vi phân bố dân cư trên Trái Đất là:

A. tài nguyên thiên nhiên.

B. tiến bộ khoa học kĩ thuật.

C. sự gia tăng dân số.

D. chính sách phân bố dân cư.

Câu 2. Quần cư thành thị không có đặc điểm:

A. Phố biến lối sống thành thị.

B. Hoạt động kinh tế công nghiệp, dịch vụ.

C. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.

D. Nhà cửa tập trung với mật độ cao.

Câu 3. Ở các vùng cửa sông, ven biển thường có loại rừng:

A. Rừng ngập mặn                           B. Rừng rậm xanh quanh năm

C. Rưng thưa và xa van                     D. Rừng rậm nhiệt đới

Câu 4. Thiên nhiên môi trường nhiệt đới chủ yếu thay đổi theo:

A. vĩ độ và độ cao địa hình.                    B. vĩ độ và theo mùa.

C. bắc – nam và đông – tây.                     D. đông – tây và theo mùa.

Câu 5. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố điển hình ở khu vực:

A. Nam Á, Đông Nam Á                     B. Nam Á, Đông Á

C. Tây Nam Á, Nam Á.                     D. Bắc Á, Tây Phi.

Câu 6. Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là:

A. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.

B. sương muối, giá rét, nhiều nơi có tuyến rơi.

C. hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô.

D. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng.

Câu 7. Nguyên nhân nền kinh tế các nước thuộc khu vực đới nóng còn chậm phát triển là do:

A. tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

B. trình độ lao động còn thấp.

C. nhiều năm dài bị thực dân xâm chiếm.

D. điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

Câu 8. Các nước phát triển ở ôn đới nền nông nghiệp không có đặc điểm:

A. Sản xuất chuyên môn hóa với qui mô lớn.

B. Xây dựng các trang trại và hợp tác xã hiện đại.

C. Áp dụng rộng rãi các thành tựu khoa học – kĩ thuật.

D. Tổ chức chặt chẽ theo kiểu công nghiệp.

-----Còn tiếp-----

6. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 6

TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH

ĐỀ THI HỌC KỲ I

MÔN ĐỊA LÍ 7

NĂM HỌC 2020 – 2021

Thời gian làm bài: 45 phút

I- Phần trắc nghiệm

Câu 1: Căn cứ vào hình dáng của tháp tuổi ta không thể biết đặc điểm nào?

A. Số người sinh, tử của một năm.

B. Số người dưới tuổi lao động.

C. Các độ tuổi của dân số.

D. Số lượng nam và nữ.

Câu 2: Sự bùng nổ dân số diễn ra vào năm nào dưới đây?

A. 1927.

B. 1950.

C. 1500.

D. 1804.

Câu 3: Nguyên nhân dân cư thế giới thường tập trung đông đúc ở khu vực địa hình đồng bằng do:

A. khí hậu mát mẻ, ổn định.

B. tập trung nguồn tài nguyên khoáng sản.

C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.

D. thuận lợi cho cư trú, giao lưu phát triển kinh tế.

Câu 4: Châu lục nào có tập trung dân cư đông đúc nhất thế giới?

A. châu Âu.

B. châu Á.

C. châu Phi.

D. châu Mĩ.

Câu 5: Đới nóng trên Trái Đất có giới hạn nào dưới đây?

A. Từ vĩ tuyến 40oN - B đến 2 vòng cực Nam - Bắc.

B. Từ xích đạo đến vĩ tuyến 20o Bắc - Nam.

C. Nằm giữa chí tuyến Bắc và Nam.

D. Từ chí tuyến Bắc về vĩ tuyến 40o Bắc.

-----Còn tiếp-----

7. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 7

Trường: THCS Võ Thị Sáu

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 8

Trường: THCS Hai Bà Trưng

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 9

Trường: THCS Phan Đăng Lưu

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 7 số 10

Trường: THCS Nguyễn Huệ

Số câu: 10 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:23/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM