Giải SGK Địa lí 10
Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 10
1.1. Cố gắng nắm chắc lý thuyết ngay tại lớp
Việc tập trung vào bài giảng sẽ giúp các em dễ dàng nắm chắc kiến thức ngay tại lớp, bởi Địa Lý là môn đòi hỏi sự tư duy logic cao, các em không nắm rõ một bài thì rất có thể những bài tiếp theo cũng sẽ không hiểu. Với những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản.
Chúng ta có ba phần chính là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, học sinh đã có được một hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.
1.2. Trao đổi với bạn bè
Nếu việc học một mình khiến em cảm thấy chán nản thì hãy học nhóm cùng bạn. Các em nên tạo thành một nhóm khoảng 3-4 bạn để cùng nhau học tập. Các em có thể giúp đỡ bổ sung những phần kiến thức bạn mình còn thiếu hay chưa hiểu. Hãy đặt ra mục tiêu cho mỗi buổi học.
Thực hiện hỏi đáp để kiểm tra kiến thức của mình cũng như của bạn đã đúng chưa.
Học nhóm mang lại một lợi thế là các em sẽ cảm thấy tích cực khi học tập. Hơn nữa các em cũng sẽ học được cách ghi nhớ kiến thức hay từ bạn bè. Tuy nhiên việc học nhóm cấn diễn ra nghiêm túc để mang lại hiệu quả tốt nhất.
1.3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat
Atlat là công cụ học tập vô cùng hiệu quả đối với môn Địa Lý, và bạn phải cố gắng tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat. Khi dùng Atlat bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất (tình hình phát triển) của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat.
- Tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh.
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 10
2.1. Hệ thống hóa kiến thức khoa học
Hệ thống hóa kiến thức là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình học tập địa lí lớp 11.
Như đã nói ở phần trên, kiến thức địa lí rất rộng, bao gồm địa lí Việt Nam và địa lí thế giới, phân tách nhỏ hơn còn có địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lý kinh tế. Nếu học sinh mà không có cách khái quát kiến thức thì không thể nào học tốt được bộ môn này.
Theo kinh nghiệm thì muốn nhớ lâu học tốt Địa lí thì học sinh có thể dùng sơ đồ hình xương cá để khái quát những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những ý chính, trọng tâm sẽ được vạch ra giúp học sinh dễ dàng nhớ lại kiến thức.
Trong lúc làm bài thi học sinh chỉ cần nhớ sơ đồ này rồi triển khai theo các ý chính một cách mạch lạc thì chắc chắn kết quả sẽ rất cao.
2.2. Rèn luyện kỹ năng tính toán
Mặc dù là môn học thuộc ngành xã hội nhưng đặc thù của môn Địa Lý là bạn phải tính toán khá nhiều. Do đó hãy nắm thật chắc các công thức tính toán cơ bản như:
+ Mật độ dân số ( người / km2 ) = Dân số / diện tích
+ Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh – Tỷ suất tử
+ Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất – Nhiệt độ tháng thấp nhất
+ Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng nước bốc hơi
+ Độ che phủ rừng = ( Diện tích rừng x 100 ) / Diện tích tự nhiên
+ Bình quân lương thực/người ( kg / người ) = Sản lượng/dân số
+ Năng suất lúa (tạ, tấn / ha) = Sản lượng / Diện tích
+ Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
2.3. Rèn luyện kỹ năng lập biểu đồ, phân tích
Đối với môn Địa lý bậc THPT, bài tập về biểu đồ là không thể thiếu. Do đó các em cần rèn luyện kỹ năng nhận dạng các loại biểu đồ, loại câu hỏi nào sẽ tương ứng với loại biểu đồ nào cũng như tập vẽ thật thành thạo các dạng biểu đồ: tròn, cột, đường, miền và kết hợp… Cụ thể như sau:
- Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)
- Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)
- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm
- Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm
- Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm
- Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung
- Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…
Sau khi đã lập xong biểu đồ, các em cần rèn luyện cả kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trước rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất – thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh. Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.
2.4. Tham khảo thêm tài liệu
Để có thể học tốt nhất, ngoài kiến thức trong sách giáo khoa các em có thể tham khảo thêm các sách khác hoặc các nguồn thông tin trên internet. Xem thêm nhiều tư liệu sẽ giúp các em mở rộng kiến thức và cung cấp cho các em nhiều thông tin bổ ích, củng cố cho nội dung bài học.
Tham khảo thêm
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 19
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 18
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 17
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 16
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 15
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 13
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 12
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 11
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 40
- doc
Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 9 (tiếp theo)