Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập và củng cố kiến thức về một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, eLib.vn xin giới thiệu đến các em nội dung hướng dẫn giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 33. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Các em cùng tham khảo nhé!

Giải bài tập SGK Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1. Giải bài 1 trang 132 SGK Địa lí 10

Em hãy nêu những đặc điểm chính của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nhiệp.

Phương pháp giải

Phân tích đặc điểm các hình thức  tổ chức lãnh thổ công nhiệp như điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

- Điểm công nghiệp: gắn với một điểm dân cư, gồm một đến hai xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên nhiên liệu, không có mối liên hệ kinh tế giữa các xí nghiệp.

- Khu công nghiệp: Có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống và có vị trí địa lí thuận lợi, tập trung nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác cao, sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có xí nghiệp dịch vụ hồ trợ sản xuất.

- Trung tâm công nghiệp: gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi, gồm nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, điểm công nghiệp, liên hệ chặt chẽ về sản xuất, kĩ thuật và công nghệ, có các xí nghiệp làm nòng cốt, có các dịch vụ hỗ trợ sản xuất.

- Vùng công nghiệp:Vùng lãnh thổ rộng lớn gồm tất cả các hình thức tổ chức công nghiệp nhỏ hơn, có môi liên hệ vê sản xuất và những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp, Có một vài ngành xông nghiệp chủ yếu tạo hướng chuyên môn hóa., có các ngành phục vụ bổ trợ.

2. Giải bài 2 trang 132 SGK Địa lí 10

Tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung?

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm các nước đang phát triển châu Á và mục đích của việc tổ chức hình thức khu công nghiệp tập trung ở các nước này để giải thích tại sao ở các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung.

Gợi ý trả lời

Các nước đang phát triển châu Á, trong đó có Việt Nam, phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung, vì:

- Các nước này đang trong giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

- Các khu công nghiệp tập trung được hình thành nhằm thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lí của các nước phát triển. Đồng thời sản xuất ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng tronng nước và xuất khẩu. Ngoài ra còn góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động, mở rộng chuyển giao công nghệ tiên tiến, góp phần hình thành các đô thị mới và giảm bớt chênh lệch giữa các vùng.

3. Giải bài 3 trang 132 SGK Địa lí 10

Em hãy sưu tầm tài liệu về khu công nghiệp, khu chế xuất hay trung tâm công nghiệp ở Việt Nam.

Phương pháp giải

Tham khảo nguồn internet và sách báo kết hợp với hiểu biết bản thân để nêu đặc điểm về khu công nghiệp, khu chế xuất hay trung tâm công nghiệp ở Việt Nam.

Gợi ý trả lời

- Khu công nghiệp (KCN)

Ở nước ta, KCN như một hình thức tổ chức lãnh thỗ công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, ngày 28 - 12 - 1996, Thủ tướng chính phủ đã kí quyết định thành lập Ban quản lí khu công nghiệp Việt Nam. KCN là khu vực có ranh giới xác định với nhừng thuận lợi về tự nhiên, xã hội, cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư và hoạt động theo một cơ cấu hợp lí giữa các doanh nghiệp công nghiệp và các doanh nghiệp dịch vụ có liên quan thuộc nhiều thành phần kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt cùa từng doanh nghiệp và cả KCN nói chung.

KCN ở Việt Nam có một số đặc điểm sau:

+ Tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp trong một khu vực có ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống, sử dụng chung kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội.

+ Các xí nghiệp được hưởng một quy chế riêng khác với các xí nghiệp phân bố bên ngoài KCN.

+ Có một ban quản lí thống nhất để thực hiện quy chế quản lí.

+ Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp với nhau và với nhà nước thể hiện ờ chỗ: các doanh nphiệp tùy điều kiện cụ thể của mình tự liên kết với nhau trong hoạt động sản xuât, trong khi đó nhà nước chỉ quản lí ờ tâm vĩ mô (như quy định các xí nghiệp loại nào được khuyến khích phát triển trong các KCN và loại nào không được xây dựng do những yêu cầu về môi trường, quốc phòng...).

Các KCN ở Việt Nam: Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội), khu công nghiệp Đông Anh (Hà Nội), KCN Đông Nam (tp. Hồ Chí Minh),…

- Khu công nghệ cao - trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung

Ở Việt Nam, khu công nghệ cao được xác định là khu tập trung các doanh nghiệp công nghệ kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ bao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học, công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan; có ranh giới xác định; do Chính phù hoặc Thủ tướng chính phù kí quyết định thành lập.  Có thể nói, khu công nghệ cao là trường hợp đặc biệt của khu công nghiệp tập trung.

Mục tiêu cùa khu công nghệ cao là thu hút công nghệ cao cùa nước ngoài, tiếp nhận sự chuyển giao công nghệ cao và phát triển công nghệ cao trong nước để nhân rộng ra. Hiện nay, nước ta đang triển khai xây dựng hai khu công nghệ cao: khu công nghệ cao Linh Trung (Tp. Hồ Chí Minh) và khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội).

Ngày:25/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM