Giải SGK Sinh 7

Ở chương trình Sinh học lớp 7, học sinh sẽ được tiếp xúc với các kiến thức Động vật học. Các lớp, ngành động vật không xương sống và động vật có xương sống. Với lượng kiến thức đa dạng ấy, học sinh cũng cần có sự định hướng, đúc kết các vấn đề cơ bản, trọng tâm nhằm khắc sâu các kiến thức đó. Tài liệu Giải SGK Sinh 7 góp phần cung cấp thêm tài liệu để học sinh củng cố các kiến thức đã học vào làm bài tập. Mỗi bài tập sẽ bao gồm: phương pháp giải và hướng dẫn giải. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

1. Vì sao phải học Sinh học 7

Sinh học 7 là một môn học rất thú vị. Nó giúp cho chúng ta hiểu hơn về thế giới con người, thế giới động vật mênh mông mà có rất nhiều điều chúng ta phải khám phá. Sinh học 7 còn là một người thầy giúp đỡ chúng ta về những kiến thức cả biết về bản thân.

Nếu bạn không học Sinh học thì bạn có thể biết được cá mập có bao nhiêu chiếc răng không? Có thể biết được tốc độ tối đa của một con báo là bao nhiêu km/giờ không? Có lẽ là không đầu và kể cả khi bạn tra ở bên ngoài thì sẽ bớt đi cái hay của nó và bạn sẽ cảm thấy chán. Sinh học 7 sẽ giúp bạn khám phá thế giới động vật một cách sinh động và chân thực hơn.

2. Một số nguyên tắc học hiệu quả

2.1. Nội dung bài tập SGK Sinh học 7

Nội dung chương trình bài tập SGK Sinh học 7 bám sát nội dung chương trình SGK Sinh học 7. Gồm 9 chương với 62 bài. Khái quát nội dung Sinh học giới Động vật với tất cả các ngành được xếp theo thứ tự từ thấp đến cao, các kiến thức về môi trường sống, tập tính của từng ngành,...

2.2. Các dạng bài tập chính trong chương trình bài tập SGK Sinh học 7

Sinh học 7 là Sinh học về giới Động vật, bài tập xung quanh các dạng sau:

  • Trình bày cấu tạo, đặc điểm, vai trò của từng lớp, ngành động vật
  • Mối liên hệ giữa cấu tạo cơ thể để giúp động vật thích nghi với môi trường sống
  • Giải thích được một số hiện tượng thực tế về một số ngành động vât

2.3. Nhớ và đúc kết lại kiến thức đã học

Nguyên tắc của bí quyết này là: nhớ trước xem sau. Khi học, yêu cầu các bạn xem bài qua một vài lần, rồi sau đó khép tập lại, cố nhớ những nội dung vừa xem.

Phương pháp này chúng ta có thể áp dụng đơn giản như thế này, ví dụ: Sau khi mở ra một nội dung kiến thức nào đó các bạn đọc khoảng 2 lần, lần thứ 3 đọc lại cốt lõi và cuối cùng khép lại và cố gắng lôi ra trong đầu các bạn những gì vừa đọc xong. Không có nghĩa các bạn đọc lại toàn bộ, các bạn nhớ vấn đề cốt lõi và suy diễn những kiến thức đã học. Điều này cũng có thể áp dụng theo một phương pháp đó là, đi học về đừng vội ham chơi mà bỏ quên sách vở, các bạn mở sách sau giờ học ra và học hoặc đọc lại những kiến thức trên lớp và thông kê lại tri thức được học ở trường.

2.4. Tạo ấn tượng lần đầu trong bài học

Một bài học gấy ấn tượng ngay sau khi ở bục giảng, thường thì các bạn sẽ nhớ kiến thức liền và rất lâu đôi khi không cần phải học lại những có thể nhớ kiến thức và các vấn đề liên quan đến nội dung đó.

Phương pháp này các bạn áp dụng những cách sau có thể nhận biết:

  • Ví dụ 1: Khi đang ở trên lớp đang tiếp thu những kiến thức của người thầy người cô, hãy chú ý, chú ý thật kỹ những gì người giảng dạy truyền đạt và theo dõi sách thì các bạn có thể ấn tượng và khắc sau ngay sau lần đầu tiền học
  • Ví dụ 2: Trong quá trình khi chép những kiến thức bạn học, bạn cũng để ý những cái gì cần chú ý mà để gạch chân lại để sau khi mở sách ra nhớ lại những gì đã học thật sự điều này giúp bạn học bài rất nhanh và lâu. Có lợi trong việc nắm cốt lõi của bài học

2.5. Học cách đọc bằng mắt

Trong quá trình bạn đọc bằng mắt sẽ giúp bạn đọc nhanh hơn rất nhiều khi đọc một nội dung kiến thức nào đó, phương pháp này giúp bạn học bài mau thuộc hơn rất nhiều, quan sát một cách toàn diện bao trùm hình ảnh của bài học một cách dể dàng. Ghi nhớ kiến thức bằng mắt khác rất nhiều so với các phương pháp khác, các bạn sẽ không bị làm phiền, chi phối bởi những âm thanh khác, vì vậy dễ tập tung, mau nhớ bài, tưởng tượng sâu hơn về kiến thức sự nghiền ngẩm được đánh giá cao trong trường hợp này.

2.6. Học và thời gian học, hiểu từ gốc rể

Phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu mọi gốc rể của nội dung kiến thức, đừng học đủ mà học học dư những gì mình muốn biết, Ví dụ: khi bạn học một giờ đồng hồ đã hiểu và giải các bài tập được, hay cộng thêm 30 phút nữa được có được gốc rể của kiến thức đó, đọc thêm những bài viết , kiến thức nội dung chương trình cao hơn đó, nó sẽ giúp bạn rất nhiều đấy, hãy thử nhé.

Đừng học một cách kéo dài thời gian một cách thụ động, sẽ không giúp bạn việc gì đâu, đừng kéo rê thời gian. Nếu bạn suy nghĩ trong đầu một giờ đồng hồ sẽ giải quyết xong một nội dung kiến thức nào đó thì hãy cố gắn tối ưu hóa thời gian còn 45 phút chẵn hạn thì bạn sẽ có nhiều thời gian để tìm hiểu kiến thức chuyên sâu hơn.

2.7. Chú ý quan sát với các tiết học thực hành

Tuy rất ít nhưng trong chương trình Sinh học lớp 7 vẫn có những giờ học thực hanh. Nếu các em được giáo viên tổ chức những giờ học như vậy thì nên chú ý tập trung cao độ trong giờ học này. Đây là những kiến thức thực tế, không có trong sách vở. Học thực hành thú vị hơn học trên lớp nhiều. Do đó, đừng lãng phí cả buổi học để nói chuyển, coi buổi học này là buổi đi chơi không phải lên lớp.

2.8. Liên hệ với kiến thức thực tiễn

Sinh học là khoa học nghiên cứu về sự sống nên kiến thức rất rộng bao gồm từ mức độ phân tử đến tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.

Vì thế muốn nắm bắt được những nguyên lí cơ bản của sự sống cần phải biết cách học, biết cách liên hệ kiến thức thực tiễn của bản thân để có thể hiểu cặn kẽ vấn đề và việc học trở nên hấp dẫn và thú vị hơn rất nhiều.

Nếu chỉ biết học thuộc lòng các khái niệm, hiện tương một các dập khuôn, máy móc thì sẽ mau quên kiến thức và không hiểu được bản chất của vấn đề hiện tượng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM