Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
163 lượt xem
Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 59 sẽ giúp các em củng cố các kiến thức về biện pháp đấu tranh sinh học đồng thời tài liệu sẽ giúp các rèn luyện các kỹ năng làm bài để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi sắp tới.
1. Giải bài 1 trang 195 SGK Sinh học 7
Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Biện pháp đấu tranh sinh học
- Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm: Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
Hướng dẫn giải
- Các biện pháp đấu tranh sinh học gồm có:
- Sử dụng thiên địch: chim, gà, thằn lằn, mèo, cú mèo, ong mắt đỏ
- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại: nấm, vi khuẩn
- Gây vô sinh diệt động vật gây hại: ruồi, muỗi
- Cụ thể:
2. Giải bài 2 trang 195 SGK Sinh học 7
Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
Phương pháp giải
- Xem lý thuyết Biện pháp đấu tranh sinh học
- Những biện pháp đấu tranh sinh học gồm: Sử dụng các thiên địch (sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.
Hướng dẫn giải
- Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học:
- Mang lại những hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại, thể hiện nhiều ưu điểm so với thuốc trừ sâu, diệt chuột.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây độc hại cho sinh vật.
- Hiệu quả kinh tế.
- Đảm bảo đa dạng sinh học.
- Hạn chế:
- Thiên địch cần có điều kiện sống phù hợp. Ví dụ: kiến vống được sử dụng để diệt sâu hại lá cam, sẽ không sống được ở những địa phương có mùa đông quá lạnh.
- Thiên địch thường có số lượng ít và sức sinh sản thấp, chỉ bắt được những con mồi yếu hoặc bị bệnh. Thiên địch không triệt để được sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. Khi thiên địch kém phát triển hoặc bị tiêu diệt, sinh vât gây hại được miễn dịch, thì sinh vật gây hại lại tiếp tục phát triển.
- Một số thiên địch vừa có ích, vừa có hại: chim sẻ bắt sau hại nhưng cũng ăn lúa, mạ mới gieo.