Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ

Để giúp các em có thể củng cố các kiến thức về cấu tạo trong của thỏ eLib xin giới tiệu tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 47. Đồng thời thông qua nội dung tài liệu cũng sẽ giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 7. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ

1. Giải bài 1 trang 155 SGK Sinh học 7

Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp động vật có xương sống đã học.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về cấu tạo trong của Thỏ.
  • So sánh chủ yếu ở hệ thần kinh, hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

Hướng dẫn giải

Những đặc điểm cấu tạo trong của thỏ (Thú) thể hiện sự hoàn thiện hơn của lớp động vật có xương sống đã học là:

  • Hệ thần kinh: Bộ não phát triển, đặc biệt là đại não, tiểu não liên quan đến sự hoạt động phong phú và phức tạp của thỏ.
  • Hệ hô hấp: gồm có khí quản, phế quản, phổi; cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi chia thành nhiều túi có tác dụng làm tăng diện tích trao đổi khí.
  • Hệ tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

2. Giải bài 2 trang 155 SGK Sinh học 7

Hãy nêu tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm ở hình 47.5 trang 155 SGK.

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về cấu tạo trong của Thỏ.
  • So sánh thể tích phổi khi cơ hoành thay đổi trạng thái.

Hướng dẫn giải

Tác dụng của cơ hoành: Cơ hoành co giãn làm thay đổi thể tích lồng ngực.

  • Khi cơ hoành co thể tích lồng ngực lớn, áp suất giảm, không khí tràn vào phổi (hít vào).
  • Khi cơ hoành dãn, thể tích lồng ngực giảm, áp suất tăng, không khí từ phổi ra ngoài (thở ra).
Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM