Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 7: ĐĐC và vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS

Hướng dẫn giải bài tập sgk bài này giúp các em củng cố kiến thức về đặc điểm chung của động vật nguyên sinh, lợi ích và tác hại của động vật nguyên sinh. Nhận biết được một số loại bệnh do động vật nguyên sinh gây ra và đưa ra biện pháp phòng chống an toàn.

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 7: ĐĐC và vai trò thực tiễn của ngành ĐVNS

1. Giải bài 1 trang 28 SGK Sinh học 7

Đặc điếm chung nào của Động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do lẫn loài sống kí sinh?

Phương pháp giải

Xem lại đặc điểm chung của ngành động vật nguyên sinh.

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh vừa đúng cho loài sống tự do vừa đúng cho loài sống kí sinh:

  • Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống.
  • Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiêu phân đôi.

2. Giải bài 2 trang 28 SGK Sinh học 7

Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá.

Phương pháp giải

Các động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá thường có vai trò là thức ăn của cá hay làm sạch nước ao...

Hướng dẫn giải

Những động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá là: các loại trùng roi và các loại trùng cỏ... Chúng là thức ăn tự nhiên của các giáp xác và động vật nhỏ khác. Các động vật này lại là thức ăn quan trọng cho cá và các động vật thủy sinh khác (ốc, tôm,...).

3. Giải bài 3 trang 28 SGK Sinh học 7

Hãy kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người và cách truyền bệnh.

Phương pháp giải

Xem lại đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh.

Hướng dẫn giải

- Một số động vật nguyên sinh gây bệnh ở người:

  • Trùng kiết lị: do trùng kiết lị thường qua con đường tiêu hóa và gây ra bệnh ở ruột người.
  • Trùng sốt rét: do muỗi anôphen truyền từ người này sang người khác.
  • Trùng gây bệnh ngủ li bì ở châu Phi: do ruồi tsê - tsê truyền từ người này sang người khác...
Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM