Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu

Để giúp các em có thể củng cố các kiến thức về cấu tạo trong của loài chim bồ bồ câu và hoàn thiện các kỹ năng làm bài Sinh học 7 để chuẩn bị tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu

1. Giải bài 1 trang 142 SGK Sinh học 7

Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về cấu tạo trong của chim bồ câu bao gồm cấu tạo của các hệ cơ quan nhu: hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, hệ thần kinh và giác quan,..

Hướng dẫn giải

Đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thích nghi với đời sống bay:

  • Phổi gồm một hệ thống ống khí dày đặc tạo nên bề mặt trao đổi khí rất rộng.
  • Sự thông khí qua phổi nhờ vào hệ thống túi khí phân nhánh len lỏi vào hệ cơ quan, trong các xoang rỗng của xương.
  • Khi chim bay, hô hấp nhờ vào túi khí ngực và túi khí bụng phối hợp hoạt động làm cho không khí đi qua hệ thống ống khí theo một chiều, giúp phổi không có khí đọng, tận dụng lượng oxi hít vào.
  • Khi chim đậu, hoạt động hô hấp nhờ vào sự thay đổi thể tích lồng ngực.
  • Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy tạo lên một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo chiều nhất định, sử dụng được nguồn ôxi với hiệu suất cao, nhất là trong khi bay.

2. Giải bài 2 trang 142 SGK Sinh học 7

So sánh những điểm sai khác về cấu tạo trong của chim bồ câu với thằn lằn theo bảng sau. Nêu ý nghĩa của sai khác đó?

Phương pháp giải

  • Xem lại kiến thức về cấu tạo trong của chim bồ câu bao gồm cấu tạo của các hệ cơ quan nhu: hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, hệ thần kinh và giác quan,..

Hướng dẫn giải

- So sánh:

- Ý nghĩa của sự sai khác: Các sai khác là đặc điểm tiến hóa của chim bồ câu giúp chúng thích nghi với đời sống bay lượn. Để bay lượn hiệu quả chim bồ câu cần có nhu cầu năng lượng lớn, cần lượng oxi dồi dào và trọng lượng cơ thể nhỏ.

Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM