Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
Nhằm giúp các em củng cố các kiến thức về cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài. Đồng thời giúp các em rèn luyện các kỹ năng làm bài Sinh học 7 thông qua nội dung tài liệu dưới đây!
1. Giải bài 1 trang 126 SGK Sinh học 7
Hãy trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn so với ếch đồng?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về cấu tạo ngoài và đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài.
- Để thích nghi với đời sống trên cạn, thằn lằn cần đảm bảo không bị mất nước, di chuyển và tìm kiếm thức ăn thuận lợi...
Hướng dẫn giải
Thằn lằn bóng đuôi dài (lớp bò sát) có các đặc điểm thích nghi với đời sống trên cạn so với ếch đồng như:
- Da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể
- Có cổ dài: phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng
- Mắt có mí cử động, có nước mắt: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô
- Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu: bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ
- Thân dài, đuôi rất dài: động lực chính của sự di chuyển, định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển.
- Bàn chân có năm ngón có vuốt: để bám vào nền khi di chuyển trên cạn.
2. Giải bài 2 trang 126 SGK Sinh học 7
Miêu tả thứ tự các động tác của thân và đuôi khi thằn lằn di chuyển, ứng với thứ tự cử động của chi trước và chi sau. Xác định vai trò của thân và đuôi?
Phương pháp giải
- Xem lại Thằn lằn bóng đuôi dài
- Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất. Chúng bắt mồi về ban ngày, chú yếu là sâu bọ Chúng thớ bằng phổi. Trú đông trong các hang đất khô. Thằn lằn bóng đuôi dài vần còn là động vật biến nhiệt.
Hướng dẫn giải
- Hoạt động bò của thằn lằn:
- Chân trước trái và chân sau phải cố định vào đất, đuôi uốn sang phải, thân uốn sang trái, chân trước phải và chân sau trái tiến 1 bước về phía trước.
- Chân trước phải và chân sau trái cố định vào đất, đuôi uốn sang trái, thân uốn sang phải, chân trước trái và chân sau phải tiến 1 bước về phía trước.
- Kết thúc 1 chu kì bò thằn lằn di chuyển được 2 bước.
- Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình dựa sát vào đất, tạo nên một lực ma sát, thắng được sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 31: Cá chép
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 46: Thỏ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng