Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan
129 lượt xem
Hướng dẫn giải bài tập SGK Sinh học 7 bài này giúp học sinh củng cố về đại diện của ngành giun dẹp là sán lá gan. Biết được cấu tạo, phương thức dinh dưỡng và di chuyển để chứng minh được chúng hoàn toàn tiến hoá hơn so với ngành ruột khoang. Tìm hiểu vòng đời của sán lá gan để tự giác đề phòng và tiêu diệt sán thích hợp.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 43 SGK Sinh học 7
Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về môi trường sống Sán lá gan.
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
Hướng dẫn giải
Đặc điếm cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh là:
- Mắt, lông bơi tiêu giảm.
- Các giác bám phát triển.
- Nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển, nên sán lá gan có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui rúc, luồn lách trong môi trường ký sinh.
- Sán lá gan dùng 2 giác bám chắc vào nội tạng vật chủ.
- Hầu có cơ khỏe giúp miệng hút chất dinh dưỡng từ môi trường ký sinh đưa vào hai nhánh ruột phân nhiều nhánh nhỏ để vừa tiêu hóa vừa dẫn chất dinh dưỡng nuôi cơ thể.
2. Giải bài 2 trang 43 SGK Sinh học 7
Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về môi trường sống Sán lá gan.
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
- Do thói quen chăn nuôi ở nước ta.
Hướng dẫn giải
Trâu bò ở nước ta thường uống nước và gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên, ở đó có rất nhiều kén sán, sẽ được đưa vào cơ thể bò.
3. Giải bài 3 trang 43 SGK Sinh học 7
Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
Phương pháp giải
- Xem lại kiến thức về môi trường sống Sán lá gan.
- Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh.
- Trình bày vòng đời của sán lá gan.
Hướng dẫn giải
Vòng đời của sán lá gan:
- Sán lá gan đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng mỗi ngày).
- Trứng gặp nước nở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống ký sinh trong ốc ruộng, sinh sản cho nhiều ấu trùng có đuôi. Ấu trùng có đuôi rời khỏi ốc bám vào cây cỏ, bèo và cây thủy sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thành kén sán.
- Nếu trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm sán lá gan.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 13: Giun đũa
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 15: Giun đất
- doc Giải bài tập SGK Sinh học 7 Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt