Nghị luận văn học lớp 12

Trong kì thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, Nghị luận Văn học là một nội dung quan trọng và chiếm điểm số cao nhất trong cấu trúc đề thi. Vì vậy, để hỗ trợ các em trong quá trình ôn tập, eLib đã chọn lọc, tổng hợp lại các bài Nghị luận Văn học trong môn Ngữ Văn làm tư liệu cho các em. Chúc các em học tốt!

1. Giới thiệu văn mẫu nghị luận văn học 12

Nghị luận văn học là dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc thuyết phục người khác về vấn đề mình đang nói tới. Để thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến cá nhân của mình và từ đó nhận ra những vấn đề nào là đúng và vấn đề nào là sai. Trong văn nghị luận ta sẽ gọi thái độ là tình, còn ý kiến là lý. Để thuyết phục được ý kiến của mình thì chúng ta cần có phải có lập luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng, có như vậy thì mọi người mới cảm thấy thuyết phục và đồng ý với quan điểm của mình. Tổng hợp những bài văn mẫu nghị luận dưới đây được eLib biên soạn và cập nhật dưới đây là những bài mẫu hay nhất tương ứng với những đề bài phổ biến trong các kì thi quan trong của chương trình Ngữ văn 12 là cơ sở để các em tham khảo, luyện tập, ôn tập thật tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản để chinh phục kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới. Mời các em tham khảo nội dung từng bài văn chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Các kiểu đề nghị luận văn học lớp 12 thường gặp trong đề thi tốt nghiệp THPT

  • Nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích (bài thơ, đoạn thơ, tác phẩm văn xuôi, đoạn trích văn xuôi).
  • Nghị luận về ý kiến bàn về văn học (ý kiến bàn về văn học sử hoặc lí luận văn học; hai ý kiến bàn về văn học đồng hướng hoặc nghịch hướng).
  • Kiểu bài so sánh.

3. Các bước để làm một bài nghị luận văn học

3.1. Tìm hiểu đề

  • Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong tác phẩm?
  • Thao tác lập luận.
  • Phạm vi dẫn chứng.

3.2. Tìm ý

- Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?

- Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…

3.3. Lập dàn ý

a. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
  • Dẫn bài thơ, đoạn thơ.

-Thân bài:

  • Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
  • Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.

- Kết bài:

Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.

b. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

- Mở bài:

  • Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
  • Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.

- Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.

- Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.

c. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

- Mở bài:

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…).
  • Dẫn nội dung nghị luận.

- Thân bài:

  • Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
  • Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
  • Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.

- Kết bài:

Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)

d. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

- Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
  • Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
  • Nêu nhiệm vụ nghị luận.

- Thân bài:

+ Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

  • Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.

+ Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.

  • Tình huống 1….ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
  • Tình huống 2…ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.

+ Bình luận về giá trị của tình huống

- Kết bài:

  •  Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
  • Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

e. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi

- Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
  • Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
  • Nêu nhiệm vụ nghị luận.

- Thân bài:

  • Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác.
  • Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật…)
  •  Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

- Kết bài:

  • Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
  • Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó.

3.4. Viết thành bài văn hoàn chỉnh

Để bài văn có tính liên kết chặt chẽ giữa các phần, các đoạn, cần quan tâm sử dụng các hình thức chuyển ý (có thể thông qua các từ ngữ chuyển tiếp như: mặt khác, bên cạnh đó, không chì… mù còn… hoặc chuyển ý thông qua các câu văn có ý nghĩa liên kết giữa các đoạn).

4. Bí quyết đạt điểm cao trong phần nghị luận văn học thi tốt nghiệp THPT

Đề bài phần Nghị luận văn học năm 2020 có nhiều sự phân hóa, vì vậy, muốn đạt điểm cao, các em cần dành nhiều thời gian, khoảng 70-80 phút để làm phần này.

Cụ thể, đề bài không chỉ dừng lại ở 1 vấn đề cần nghị luận, có thể yêu cầu nghị luận từ 2 tác phẩm trở lên, đồng thời còn yêu cầu giải thích và bình luận một vấn đề của lý luận văn học hay văn học sử nữa. Đề bài cũng không chỉ dừng lại ở thao tác lập luận phân tích mà còn đòi hỏi thí sinh thành thạo kỹ năng ở các thao tác khác như so sánh, bình luận... Các dạng đề vì thế cũng rất đa dạng, các em có thể luyện nhiều một dạng đề, đến khi thi có thể gặp dạng đề, cách đặt câu hỏi khác sẽ bỡ ngỡ và không làm được.

Dưới đây là 5 bước đơn giản có thể ghi nhớ trên đầu ngón tay để giải mã được tất cả các dạng đề và hoàn thiện bài văn hoàn hảo:

4.1. Xác định thao tác lập luận

Khi tạo lập văn bản nghị luận, một trong những đặc trưng quan trọng nhất là tổ chức lập luận. Lập luận là yếu tố quan trọng tạo nên giá trị cho bài văn nghị luận. Bởi thế, chương trình Ngữ văn 11 có trình bày các thao tác lập luận như thao tác lập luận so sánh, thao tác lập luận phân tích, thao tác lập luận bình luận, thao tác lập luận bác bỏ... Đối với đề thi cơ bản chỉ yêu cầu sử dụng thao tác phân tích, đề thi tốt nghiệp THPT thường yêu cầu cao hơn, đòi hỏi học sinh kết hợp các thao tác lập luận. Cụ thể:

- Giải thích

Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình. Học sinh làm rõ ý của các từ ngữ, khái niệm, từ nghĩa tường minh để suy ra nghĩa hàm ẩn và khái quát ý nghĩa, thông điệp của câu nói.

- Phân tích- chứng minh

Yêu cầu phân tích: phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn. Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ, một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề. Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết phục hơn.

- Bình luận

Muốn đánh giá vấn đề một cách thuyết phục thì phải có lập trường đúng đắn và nhất thiết phải có tiêu chí. Trong nghị luận xã hội, thì dựa vào lập trường nhân dân và tiêu chí đạo lí... luôn nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực. Trong nghị luận văn học, thì dựa vào lập trường nhân dân, quyền con người và tiêu chí là tính khách quan của đời sống, sự tiến bộ của văn học, đối với tác phẩm cụ thể thi tiêu chí là giá trị nhận thức, giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ.

- So sánh

Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản. Tác dụng của so sánh là nhằm nhận thức nhanh chóng đặc điểm nổi bật của đối tượng và cùng lúc hiểu biết được hai hay nhiều đối tượng.

4.2. Viết đoạn văn

Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.

Cấu trúc của một đoạn văn phải đảm bảo các yếu tố như:

  • Từ ngữ chủ đề: Các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
  • Câu chủ đề: Mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.
  • Các câu trong đoạn văn: Có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của đoạn
  • Tính liên kết trong đoạn văn: Nhằm mục đích tạo sự liền mạch một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản: phép lặp, phép thế, đối lập…

4.3. Sửa lỗi diễn đạt

- Không phải ngẫu nhiên mà nhiều văn bản nghị luận được xem là tác phẩm văn chương. Chính vì các tác phẩm đó đã nghị luận bằng hình ảnh, văn nghị luận có hình ảnh, có kĩ thuật diễn đạt cao. Ở đó không phải chỉ có lí lẽ, lập luận sắc sảo mà còn có hình ảnh sinh động, cuốn hút trí tuệ và trái tim người đọc, khơi gợi nhiều cảm xúc cho người đọc.

- Kỹ năng diễn đạt trong bài làm văn nghị luận chính là kĩ năng sử dụng hệ thống từ ngữ và khả năng kết hợp các phương tiện diễn đạt khác như sử dụng các kiểu câu, dùng dấu câu, giọng điệu và các thao tác lập luận... vừa để làm sáng tỏ nội dung vừa gây được ấn tượng và thuyết phục đối với người đọc.

- Cụ thể hãy nắm vững cách luyện tập sau : Sử dụng linh hoạt hệ thống từ nhân xưng.

+ Các cần chú ý cách sử dụng trong cách trường hợp sau:

  • Sử dụng đại từ nhân xưng tôi trong các trường hợp: người viết muốn diễn đạt ấn tượng chủ quan của riêng mình về một vấn đề nào đó.
  • Nhưng trong trường hợp muốn lôi kéo sự đồng tình ủng hộ của người đọc, người nghe về vấn đề đang được bàn luận thì có thể sử dụng các cụm từ như: Chúng tôi; ta; chúng ta; như mọi người đều biết; ai cũng thừa nhận... Lưu ý các đại từ nhân xưng thường được sử dụng có hiệu quả diễn đạt làm tăng sức thuyết phục trong đoạn văn bình luận.

+ Cách dùng các tiểu từ và những từ phủ định.

  • Sử dụng các hệ thống tiểu từ để tạo ấn tượng như người viết đang tranh luận trực tiếp với người đọc: vâng, đúng thế, điều ấy đã rõ...  Dùng các từ phủ định nhằm khẳng định sâu sắc hơn một vấn đề nào đó như: không; hoàn toàn không...

 + Thay đổi các thao tác tư duy trong diễn đạt. Không nên dùng một thao tác, khi thì dùng cách diễn dịch, khi thì quy nạp, khi thì phân tích, lúc thì bình luận hay so sánh... ngoài ra còn dùng các dấu câu như dấu chấm than, dấu chấm hỏi hoặc dâu ba chấm để cho đoạn văn luôn có sự linh hoạt.

+ Rèn luyện cách lựa chọn từ ngữ và dùng từ. Phải lựa chọn được các từ ngữ mang ý nghĩa cần diễn đạt để chỉ ra được bản chất của sự vật hiện tượng.

+ Luyện viết đoạn văn có hình ảnh. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa có sức thuyết phục bằng lí lẽ, vừa giàu hình ảnh. Hình ảnh vừa làm tăng sức thuyết phục vừa làm cho chân lý sáng tỏ, vừa thấm thía đối với người đọc.          

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM