Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
Để các em có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích chúng tôi xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 3 Phân bố dân cư và các loại hình quần cư dưới đây. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 10 SBT Địa lí 9
Căn cứ vào bảng 3.1
Bảng 3.1. MẬT ĐỘ DÂN SỐ TRUNG BÌNH CỦA CẢ NƯỚC VÀ CÁC VÙNG NUỚC TA, NĂM 2011
(Đơn vị: người/km2)
a) Vẽ biểu đồ thể hiện mật độ dân số của cả nước và các vùng nước ta, năm 2011.
b) Qua biểu đồ nêu nhận xét
Phương pháp giải
a) Từ số liệu đã cho để vẽ biểu đồ cột thể hiện mật độ dân số của cả nước và các vùng
b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nêu nhận xét:
- Nước ta có mật độ dân số cao
- Dân số phân bố không đồng đều giữa các vùng:
+ Đồng bằng sống Hồng là vùng có mật độ cao nhất
+ Vùng có mật độ dân số khá cao là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
+ Vùng có mật độ dân số thấp là Tây Nguyên
Gợi ý trả lời
a) Vẽ biểu đồ
b) Nhận xét:
- Nước ta là nước có mật độ dân số cao của thế giới, năm 2011 là 265 người/km2.
- Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng:
+ Đồng bằng sống Hồng là vùng có mật độ cao nhất cả nước năm 2011 là 1258 người/km2, gấp 4,7 lần mật độ dân số cả nước, gấp gần 13 lần so với vùng thấp nhất là Tây Nguyên.
+ Các vùng có mật độ dân số khá cao là Đông Nam Bộ (631 người/km2), Đồng bằng sông Cửu Long (427 người/km2).
+ Các vùng có mật độ dân số thấp là Tây Nguyên (97 người/km2), Trung du miền núi Bắc Bộ (139 người/km2), Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (199 người/km2).
2. Giải bài 2 trang 12 SBT Địa lí 9
Dựa vào bảng 3.2:
Bảng 3.2. SỐ DÂN VÀ SỐ DÂN THÀNH THỊ THEO VÙNG CỦA NƯỚC TA, NĂM 2010 (Đơn vị: nghìn người)
a) Hoàn thành bảng số liệu sau:
TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN Ở NUỚC TA, NĂM 2010 (Đơn vị: %)
b) Nhận xét
Phương pháp giải
a) Để hoàn thành bảng số liệu, ta sử dụng công thức:
- Tỉ lệ dân thành thị = (Số dân thành thị)/(Tổng số dân).100%
- Tỉ lệ dân nông thôn = 100% - Tỉ lệ dân thành thị
b) Từ tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của các vùng để đưa ra nhận xét:
- Tỉ lệ dân số thành thị cả nước vẫn còn khá thấp
- Tỉ lệ dân số thành thị có sự khác nhau giữa có các vùng
Gợi ý trả lời
a)
TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA, NĂM 2010 (Đơn vị: %)
b) Nhận xét:
- Tỉ lệ dân số thành thị của nước vấn còn khá thấp năm 2010 là 30,5% dân số cả nước.
- Tỉ lệ dân số thành thị có sự khác nhau giữa có các vùng:
+ Vùng Đông Nam Bộ có tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước, năm 2010 tỉ lệ dân thành thị đạt 60,7% dân số của vùng.
+ Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có có tỉ lệ dân thành thị thấp nhất cả nước, năm 2010 tỉ lệ dân thành thị đạt 19,6% dân số của vùng.
3. Giải bài 3 trang 13 SBT Địa lí 9
Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng
Đặc điểm chung về quần cư thành thị nước ta là
A. đều có nhiều chức năng.
B. trình độ đô thị hoá cao.
C. trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kĩ thuật quan trọng.
D. cơ sở hạ tầng đô thị rất phát triển
Phương pháp giải
Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:
Đặc điểm chung về quần cư thành thị nước ta là đều có nhiều chức năng.
Gợi ý trả lời
Chọn đáp án A.
4. Giải bài 4 trang 13 SBT Địa lí 9
Qua dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, hãy viết đoạn văn ngắn gọn giới thiệu về Thủ đô Hà Nội hiện nay.
Phương pháp giải
Để viết đoạn văn giới thiệu về Thủ đô Hà Nội hiện nay, cần phân tích các đặc trưng sau:
- Lịch sử tên gọi Thăng Long (Hà Nội)
- Diện tích, các quận huyện
- Dân số, tỉ lệ dân số, mật độ dân số
- Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước
Gợi ý trả lời
Thành phố - Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước.
- Ngay sau khi lên làm vua, năm 1010 Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long (Hà Nội).
- Diện tích: 3448,5 km2 (năm 2008). Các quận: Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hà Đông, thị xã Sơn Tây và các huyện: Ba Vì, Chương Mĩ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mĩ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Từ Liêm, Ứng Hoà.
- Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, dân số: 6448,8 nghìn người; tỉ lệ tăng dân số bình quân các năm 1999 - 2009: 2,0%; tỉ số giới tính 97,0%; mật độ dân số: 1926 người/ krrr; tỉ lệ dân số thành thị: 40,3 % so với trung bình cả nước tương ứng là: 1,2%/98,1%/ 259/ 29,6%.
- Năm 2010 kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2010). TP. Hà Nội phấn đấu trở thành thành phố văn minh, hiện đại, xứng đáng là Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến, là Thành phố vì hoà bình...
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 5: Thực hành: Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999