Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

Dựa theo nội dung SBT Địa lí 9 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập Bài 4 Lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. 

Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 4: Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống

1. Giải bài 1 trang 13 SBT Địa lí 9

Căn cứ vào bảng 4.1

Bảng 4.1. CƠ CẤU ĐANG LÀM VIỆC TẠI THỜI ĐIỂM 1/7 HẰNG NĂM THEO CÁC NGÀNH KINH TẾ Ở NƯỚC TA, NĂM 2010

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo các ngành ở nước ta, năm 1989 và năm 2010.

b) Căn cứ vào biểu đồ, hãy nhận xét vế cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta từ năm 1989 đến năm 2010.

Phương pháp giải

a) Dựa vào số liệu về cơ cấu lao đông của các ngành để vẽ biểu đồ tròn theo yêu cầu đề bài

b) Dựa vào biểu đồ đã vẽ để nhận xét:

- Lao động chủ yếu ở khu vực Nông- lâm- ngư nghiệp

- Tỉ trọng lao động có sự thay đổi:

+ Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ

+ Giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp 

Gợi ý trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo các ngành ở nước ta, năm 1989 và năm 2010

b) Nhận xét:

- Lao động nước ta chủ yếu ở khu vực Nông- lâm- ngư nghiệp , năm 2010 lao động trong khu vực nông - lâm- ngư nghiệp là 49,5% lao động cả nước.

- Từ năm 1989 đến năm 2010 tỉ trọng lao động của nước ta có sự thay đổi:

+ Tăng tỉ trọng lao động trong khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ, khu vực công nghiệp 11,2% (1989) lên 20,9%(năm 2010); dịch vụ tăng từ 17,3% (năm 1989) lên 29,6% (năm 2010).

+ Giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp từ 71,5%(1989) xuống 49,5% (2010).

2. Giải bài 2 trang 14 SBT Địa lí 9

Nhận xét về sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta và ý nghĩa của sự thay đổi đó.

Dựa vào bảng 4.2:

Bảng 4.2. CƠ CẤU SỬ DỤNG LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Ở NƯỚC TA QUA CÁC NĂM

Phương pháp giải

- Dựa vào sự thay đổi cơ cấu lao động qua các năm để nhận xét:

+ Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước

+ Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác

- Dựa vào lợi ích của sự thay đổi này để nêu lên ý nghĩa:

+ Phát huy các thành phần kinh tế và các nguồn lực

+ Sử dụng hợp lí nguồn lao động

+ Tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Gợi ý trả lời

- Nhận xét: Trong thời kì trên cơ cấu sử dụng lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta thay đổi theo hướng:

+ Tỉ lệ lao động của khu vực nhà nước giảm dần.

+ Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng dần.

- Ý nghĩa:

+ Phát huy ngày càng tốt hơn các thành phần kinh tế, các nguồn lực ở trong và ngoài nước.

+ Tạo điều kiện sử dụng hợp lí nguồn lao động, góp phần giải quyết việc làm.

+ Khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, tạo sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

3. Giải bài 3 trang 15 SBT Địa lí 9

Nhận xét tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm ở thành thị và nông thôn của cả nước, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 4.3. TỈ LỆ THẤT NGHIỆP VÀ TỈ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI Ở NƯỚC TA VÀ CÁC VÙNG, NĂM 2011

(Đơn vị: %)

Phương pháp giải

Dựa vào số liệu về tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn để nhận xét:

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn

- Tỉ lệ thiếu việc làm thì ngược lại cao hơn thành thị

Gợi ý trả lời

- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn nông thôn kể cả trên phạm vi toàn quốc cũng như ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

- Tỉ lệ thiếu việc làm thì ngược lại cao hơn thành thị; tỉ lệ thất nghiệp cũng như thiếu việc làm ở Đồng bằng sông Hồng cao hơn so với Đồng bằng sông Cửu Long.

4. Giải bài 4 trang 15 SBT Địa lí 9

Nhận xét sự chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa thành thị và nông thôn so với trung bình cả nước

Căn cứ vào bảng 4.4:

Bảng 4.4. THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGUỜI TRÊN THÁNG THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA CÁC KHƯ VỰC NUỚC TA, NĂM 2010

(Đơn vị: nghìn đồng)

Phương pháp giải

Dựa vào số liệu về thu nhập bình quân đầu người của thành thị và nông thôn để nhận xét:

So với trung bình cả nước, thu nhập ở thành thị cao hơn, ở nông thôn lại thấp hơn.

Gợi ý trả lời

Thu nhập bình quân trên đầu người của nước ta năm 2010 là 1387 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn:

- Thành thị: Thu nhập bình quân trên đầu người của khu vực thành thị cao hơn trung bình cả nước năm 2010 là 2130 nghìn đồng/người/tháng.

- Nông thôn: Thu nhập bình quân trên đầu người của khu vực nông thôn thấp hơn trung bình cả nước, năm 2010 là 1070nghìn đồng/người/tháng.

Như vậy khu vực thành thị có mức thu nhập trung bình cao hơn khu vực nông thôn.

Ngày:30/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM