Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 41: Một số hợp chất của sắt

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 41 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của một số hợp chất của sắt. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 41: Một số hợp chất của sắt

1. Giải bài 1 trang 202 SGK Hóa 12 nâng cao

a. Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là gì? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh những điều đã khẳng định (viết phương trình hóa học)

b. Tính chất hóa học chung cho hợp chất sắt (III) là gì? Dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh những điều khẳng định (viết phương trình hóa học)

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ tính chất hóa học của hợp chất sắt (II) và hợp chất sắt (III)

Hướng dẫn giải

Câu a: Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II)

Hợp chất Fe(II) vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử:

  • Tính khử :

2FeCl2 + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeCl3

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

  • Tính oxi hóa:

Zn + FeSO4 → Fe + ZnSO4

Câu b: Tính chất hóa học chung cho hợp chất sắt (III)

Hợp chất Fe(III) có tính oxi hóa :

Fe2O3 + CO \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeO + CO2

Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4

2. Giải bài 2 trang 202 SGK Hóa 12 nâng cao

Hãy dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh rằng các oxit sắt (II) là oxit bazơ, các hiđroxit sắt (II) là bazơ (Viết các phương trình phản ứng hóa học).

Phương pháp giải

Để viết các phương trình phản ứng hóa học cần nắm rõ tính chất hóa học của oxit sắt (II), hiđroxit sắt (II).

Hướng dẫn giải

Những phản ứng hóa học chứng minh rằng các oxit sắt (II) là oxit bazơ, các hiđroxit sắt (II) là bazơ:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O

3. Giải bài 3 trang 202 SGK Hóa 12 nâng cao

Viết các phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau:

Phương pháp giải

Dựa vào chất sản phẩm và chất tham gia phản ứng để suy ra các chất còn lại và viết phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

Các phương trình hóa học của dãy chuyển hóa trên:

3Fe + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe3O4

3Fe3O4 + 8Al \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 4Al2O3 + 9Fe

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)+ NO + 2H2O

Fe + H2\(\xrightarrow[ \ ]{ > \ 570 ^0C }\) FeO + H2

FeO + 2HCl → FeCl+ H2O

2FeCl2 + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2FeCl3

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

2Fe + 6H2SO4 đặc \(\xrightarrow[ \ ]{ \ t ^0 }\) Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4

FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)+ Na2SO4

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

4. Giải bài 4 trang 202 SGK Hóa 12 nâng cao

Hoà tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Biết 20 cm3 dung dịch này được axit hoá bằng H2SO4 loãng làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO0,03 M.

a) Viết phương trình hoá học dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-.

b) Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol ion MnO4-?

c) Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03M?

d) Có bao nhiêu gam Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu.

e) Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4.

Phương pháp giải

a. Xác định sự thay đổi số oxi hóa của  ion Fe2+ và ion MnO4- để viết phương trình hoá học dạng ion rút gọn.

b. Dựa vào hệ số cân bằng để xác định số mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol ion MnO4-

c. Tính số mol ion Fe2+ theo số mol KMnO4 tìm được.

d. Tính số mol Fe2+ trong 200 cm3, suy ra khối lượng Fe2+ 

e. Tính khối lương FeSO4 tinh khiết, suy ra phần trăm theo khối lượng.

Hướng dẫn giải

Câu a: Viết phương trình hoá học dạng ion rút gọn

5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O (Fe2+ là chất khử)

MnO4- + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O (MnO4- là chất oxi hóa)

Câu b: Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol ion MnO4-?

Để tác dụng với 1 mol MnO4- cần 5 mol Fe2+.

Câu c: Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03M?

\({n_{Mn{O_4}^ - }}\) = 0,025.0,03 = 7,5.10-4 (mol)

nFe2+ = 5.nMnO4- = 3,75.10-3 mol.

Câu d: Có bao nhiêu gam Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu

Số mol Fe2+ trong 200 cm3 là 3,75.10-3.10 = 0,0375 mol

⇒ mFe2+ = 0,0375 . 56 = 2,1 gam.

Câu e: Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4

\({m_{FeS{O_4}}}\) tinh khiết = 0,0374 . 152 = 5,7 gam.

\(\% {m_{FeS{O_4}}} = \frac{{5,7}}{{10}}.100 = 57\;\% \)

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM