Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 7: Tinh bột

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 7 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của tinh bột. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 7: Tinh bột

1. Giải bài 1 trang 44 SGK Hóa 12 nâng cao

Giữa tinh bột, saccarozơ, glucozơ có điểm chung là:

A. Chúng thuộc loại cacbohiđrat.

B. Đều tác dụng được với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam.

C. Đều bị thủy phân bởi dung dịch axit.

D. Đều không có phản ứng tráng bạc.

Phương pháp giải

Để lựa chọn đáp án đúng cần nắm rõ bản chất của tinh bột, saccarozơ, glucozơ.

Hướng dẫn giải

Giữa tinh bột, saccarozơ, glucozơ có điểm chung là chúng thuộc loại cacbohiđrat.

⇒ Đáp án A.

2. Giải bài 2 trang 44 SGK Hóa 12 nâng cao

Nêu những đặc điểm cấu trúc của amilozơ, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ lý thuyết về đặc điểm cấu trúc của amilozơ, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột.

Hướng dẫn giải

Những đặc điểm cấu trúc của amilozơ, amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột:

  • Amilozơ chiếm từ 20-30% khối lượng tinh bột. Trong phân tử các gốc α- glucozơ nối tiếp nhau bởi liên kết α-1,4-glucozit, tạo thành chuỗi dài không phân nhánh. Phân tử khối vào khoảng 150.000 đến 600.000( ứng với n= 1000 đến 4000). Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà soắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng soắn gồm 8 mắt xích αα- glucozơ.
  • Amilopectin chiếm khoảng 70-80% khối lượng tinh bột. Amilopectin có cấu tạo phân nhánh, cứ 20-30 mắt xích α- glucozơ nối với nhau bởi liên kết αα -1,4-glucozit tạo thành 1 chuỗi. Do đó thêm liên kết từ Ccủa chuỗi này với C6 của chuỗi kia qua nguyên tử O (gọi là liên kết kết α -1,6-glucozit) nên chuỗi bị phân nhánh. Phân tử khối vào khoảng từ 300.000-3000.000 (ứng với n= 2.000 đến 200.000).

3. Giải bài 3 trang 44 SGK Hóa 12 nâng cao

Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây:

CO2 → (C6H10O5)n → C12H22O11 → C6H12O6 → C2H5OH

Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?

Phương pháp giải

Để viết phương trình hóa học cần dựa vào những chất sẵn có để suy ra các chất cần tìm.

Hướng dẫn giải

Các phương trình hóa học:

nCO+ 5nH2\(\xrightarrow[{clorophin}]{{as}}\) (C6H10O5)+ 6nO  

2(C6H10O5)+ 2nH2\(\xrightarrow{{{H^ + }}}\) nC12H22O11 

C12H22O11 + H2\(\xrightarrow{{{H^ + }}}\) 2C6H12O6

C6H12O\(\xrightarrow{{men}}\) 2C2H5OH + 2CO2

Giai đoạn (2) và (3) thực hiện được nhờ xúc tác axit.

4. Giải bài 4 trang 44 SGK Hóa 12 nâng cao

Giải thích các hiện tượng sau:

a) Khi ăn cơm, nếu nhai kĩ sẽ thấy vị ngọt.

b) Miếng cơm cháy vàng ở đáy nồi hơi ngọt hơn cơm ở phía trên.

c) Nhỏ vài giọt dung dịch I2 vào mặt cắt của quả chuối xanh thấy có màu xanh lục.

Phương pháp giải

Để giải thích các hiện tượng trên cần nắm rõ bản chất của tinh bột, mối liên hệ giữa tinh bột và các chất có liên quan như glucozo và mantozo.

Hướng dẫn giải

Câu a

Khi ta nhai kỹ thấy cơm có vị ngọt do trong quá trình nhai, men amilaza có trong nước bọt thủy phân tinh bột thành đextrin rồi thành đường mantozơ.

Câu b

Cơm cháy là hiện tượng dextrin hóa bằng nhiệt sinh ra mantozơ, glucozơ nên có vị ngọt.

Câu c

Chuối xanh có chứa tinh bột còn khi chuối chín tinh bột đã bị chuyển hóa thành glucozơ. Đó là nguyên nhân tại sao khi nhỏ iot vào mặt cắt quả chuối xanh thấy có màu xanh lam.

5. Giải bài 5 trang 44 SGK Hóa 12 nâng cao

Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men thu được bao nhiêu lít ancol nguyên chất? Biết rằng hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% và ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml.

Phương pháp giải

  • Bước 1: Tính khối lượng tinh bột từ gạo nếp
  • Bước 2: Viết phương trình chuyển hóa
  • Bước 3: Tính mol ancol, suy ra thể tích ancol cần tìm

Hướng dẫn giải

Ta có:

\(m_{tinh \ bot} = 10. \frac{80}{100} = 8 \ (kg)\)

Sơ đồ quá trình lên men:

(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH  

Do H = 80%

\(\Rightarrow m_{ancol \ etylic} = \frac{8 . 92n}{162n} . \frac{80}{100}\)

Mặt khác ancol etylic có D = 0,789 g/ml = 0,789 kg/lit

\(\Rightarrow V_{ancol \ etylic} = \frac{8 . 92n}{162n} . \frac{80}{100}. \frac{1}{0,789} \approx 4,607 \ lit\)

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM