Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 46: Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất của đồng. Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb

Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 12 nâng cao Bài 46 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức về tính chất của đồng và hợp chất của đồng. Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SGK Hóa 12 Nâng cao Bài 46: Luyện tập: Tính chất của đồng và hợp chất của đồng. Sơ lược về các kim loại Ag, Au, Ni, Zn, Sn, Pb

1. Giải bài 1 trang 225 SGK Hóa 12 nâng cao

Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn tính oxi hóa của ion kim loại hoặc hợp chất của kim loại?

A. Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+

B. Fe2+ + 2NH3 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2NH4+

C. Cu(OH)2 + 4NH4 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

D. 3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O

Phương pháp giải

Phương trình hóa học biểu diễn tính oxi hóa của ion kim loại hoặc hợp chất của kim loại là phương trình trong đó số oxi hóa của kim loại giảm.

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học biểu diễn tính oxi hóa của ion kim loại hoặc hợp chất của kim loại:

3CuO + 2NH3 → 3Cu + N2 + 3H2O

⇒ Đáp án D.

2. Giải bài 2 trang 225 SGK Hóa 12 nâng cao

Phản ứng: MnO4- + Sn2+ + H+ → Mn2+ + Sn4+ + H2O

Có tỉ lệ số mol ion chất khử : số mol ion chất oxi hóa là:

A. 1:1

B. 2:1

C. 4:1

D. 5:2

Phương pháp giải

Cần dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các chất để chọn đáp án thích hợp.

Hướng dẫn giải

Phản ứng trên có tỉ lệ số mol ion chất khử : số mol ion chất oxi hóa là 5:2

⇒ Đáp án D.

3. Giải bài 3 trang 225 SGK Hóa 12 nâng cao

Cho biết phản ứng:

K2Cr2O7 + HCl → KCl + CrCl3 + H2O + Cl2

Trong phản ứng này có bao nhiêu phân tử HCl bị oxi hóa?

A. 3

B. 6

C. 8

D. 14

Phương pháp giải

Cần cân bằng phương trình trên theo phương pháp thăng bằng electron để xác định các hệ số và chọn đáp án thích hợp.

Hướng dẫn giải

Phản ứng trên được cân bằng như sau:

\(\begin{array}{*{20}{l}} {{K_2}\mathop {C{r_2}}\limits^{ + 6} {O_7}\; + 14H\mathop {Cl\;}\limits^{ - 1} \to 2KCl + 2\mathop {Cr}\limits^{ + 3} C{l_3}\; + 3\mathop {C{l_2}}\limits^0 + 7{H_2}O}\\ {\left. {\begin{array}{*{20}{c}} {1 \times }\\ \;\\ {3 \times } \end{array}} \right|\begin{array}{*{20}{c}} {\mathop {2Cr}\limits^{ + 3} + 6{\rm{e}} \to 2\mathop {Cr}\limits^{ + 6} \;\;\;}\\ {\mathop {2Cl}\limits^{ - 1} \to 2\mathop {Cl}\limits^0 + 2{\rm{e}}} \end{array}} \end{array}\)

Trong phản ứng này có 6 phân tử HCl bị oxi hóa.

⇒ Đáp án B.

4. Giải bài 4 trang 126 SGK Hóa 12 nâng cao

Những điều kiện nào để chì tác dụng với:

a. Không khí.

b. Axit clohiđric.

c. Axit nitric.

Phương pháp giải

Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ điều kiện của chì khi tác dụng với các chất trên.

Hướng dẫn giải

Câu a: Điều kiện để chì tác dụng với không khí

Chì tác dụng với O2 cần điều kiện là đốt nóng:

\(2Pb + {O_2}\xrightarrow{{{t^o}}}PbO\)

Câu b: Điều kiện để chì tác dụng với HCl

Chì không tác dụng với HCl do các muối chì không tan bao bọc ngoài kim loại.

Câu c: Điều kiện để chì tác dụng với HNO3

Pb tan dễ dàng tan trong HNOloãng và tan chậm trong HNO3 đặc.

5. Giải bài 5 trang 226 SGK Hóa 12 nâng cao

Chì và thiếc cùng có nhiều số oxi hóa trong các hợp chất và cùng tạo ra hợp chất phức. Tại sao chúng không được xếp vào nhóm những kim loại chuyển tiếp?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm rõ cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np2 của chì, thiếc và các kim loại chuyển tiếp.

Hướng dẫn giải

Sn - Pb là các nguyên tố họ p, cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np2 còn các kim loại chuyển tiếp là các nguyên tố họ d nên chúng không được xếp vào nhóm những kim loại chuyển tiếp.

6. Giải bài 6 trang 226 SGK Hóa 12 nâng cao

Ngâm một lá kẽm nặng 100 gam trong 100 ml dung dịch chứa Cu(NO3)2 3M lẫn với Pb(NO3)2 1M. Sau phản ứng lấy lá kẽm ra khỏi dung dịch, khối lượng lá kẽm bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải

  • Bước 1: Tính số mol của các muối
  • Bước 2: Tính số mol kim loại
  • Bước 3: Tính khối lượng kem sau khi hòa tan.

Hướng dẫn giải

Ta có:

nCu(NO3)2 = 0,3 mol = nCu; nPb(NO3)2 = 0,1 mol = nPb

Các phương trình hóa học:

Zn + Cu(NO3)2 → Cu + Zn(NO3)2 (1)

0,3     0,3                 0,3

Zn + Pb(NO3)2 → Pb + Zn(NO3)2 (2)

0,1     0,1              0,1

Khối lượng thanh kẽm sau khi phản ứng kết thúc:

m = 100 − (0,3 + 0,1) . 65 + (0,3 . 64 + 0,1 . 207) = 113,9 gam.

7. Giải bài 7 trang 226 SGK Hóa 12 nâng cao

Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch HCl dư thoát ra V1 lít khí (đktc). Hòa tan m gam kẽm vào dung dịch NaOH dư thoát ra V2 lít khí (đktc). Viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra và so sánh V1 với V2.

Phương pháp giải

Từ phương trình hóa hhojc so sánh số mol 2 khí. → So sánh 2 thể tích.

Hướng dẫn giải

Các phương trình hóa học:

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1)

1                                    1

Zn + 2NaOH + 2H2O → Na2[Zn(OH)4] + H2 (2)

1                                                                   1

Từ (1) và (2) ta có : n= n⇒ V= V2.

Vậy với cùng khối lượng kim loại kẽm thì thể tích khí ở 2 phương trình là bằng nhau.

8. Giải bài 8 trang 226 SGK Hóa 12 nâng cao

23,8 gam kim loại X tan hết trong dung dịch HCl tạo ra ion X2+. Dung dịch tạo thành có thể tác dụng vừa đủ với 200ml FeCl3 2M để tạo ta ion X4+. Viết phương trình hóa học cho phản ứng xảy ra và xác định kim loại X.

Phương pháp giải

  • Bước 1: 

Các phương trình hóa học:

X + 2HCl → XCl2 + H2

XCl2 + 2FeCl3 → XCl4 + 2FeCl2

  • Bước 2: Tính số mol kim loại X, suy ra M 

→ Tên kim loại.

Hướng dẫn giải

Các phương trình hóa học:

X + 2HCl → XCl2 + H2

XCl2 + 2FeCl3 → XCl4 + 2FeCl2

Theo phương trình trên:

\(\\ n_{X} = n_{XCl_{2}} = \frac{1}{2}n_{FeCl_{3}} = \frac{0,2.2}{2} = 0,2 \ mol \\ \Rightarrow M_{X} = \frac{23,8}{0,2} = 119\)

Vậy X là Sn (thiếc).

9. Giải bài 9 trang 226 SGK Hóa 12 nâng cao

Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư đun nóng thu được 46,4 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 2M có khả năng phản ứng với chất rắn X là bao nhiêu?

Phương pháp giải

  • Bước 1: 

Phương trình dạng tổng quát:

4M + nO2 → 2M2On

M2On + 2nHCl → 2MCl+ nH2O

  • Bước 2: Tính khối lượng oxi phản ứng, suy ra số mol oxi
  • Bước 3: Tính số mol HCl, suy ra thể tích HCl.

Hướng dẫn giải

Phương trình dạng tổng quát:

4M + nO2 → 2M2On

M2On + 2nHCl → 2MCl+ nH2O

Khối lượng oxi phản ứng là: mO2 = 46,4 - 40 = 6,4 gam 

\(\Rightarrow n_{O_{2}} = \frac{6,4}{32} = 0,2 \ mol\)

Theo phương trình trên, ta có: nHCl = 2nO2 = 0,4 mol

\(\Rightarrow V_{dd HCl \ 2M} = \frac{0,4}{2} = 0,2 \ lit = 200 \ ml\)

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM