Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII được eLib sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng ngoài thế kỉ XVIII

1. Giải bài 1 trang 119 SGK Lịch sử 7

Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính ở mục 1 SGK Lịch sử 7 trang 116, 117, suy luận để trả lời.

- Tầng lớp thống trị: Vua, chúa, quan lại, địa chủ, cường hào

- Tầng lớp bị trị: Nông dân, thương nhân, thợ thủ công

- Mâu thuẫn xã hội: giữa tầng lớp thống trị và bị trị ngày càng trở nên gay gắt.

Hướng dẫn giải

Tình hình xã hội Đàng Ngoài ở nửa sau thế kỉ XVIII:

- Tầng lớp thống trị:

+ Vua, chúa, quan lại: đục khoét nhân dân.

+ Địa chủ, cường hào: lấn chiếm ruộng đất của nông dân, cầm bán ruộng đất công.

- Tầng lớp bị trị:

+ Nông dân: Hàng chục vạn người chết đói, những người còn sống sót phải bỏ làng quê đi phiêu tán khắp nơi.

+ Thương nhân, thợ thủ công: vì các loại thuế sản phẩm, hàng hóa nặng nề không thể nộp đủ đến nỗi trở thành bần cùng mà bỏ cả nghề nghiệp.

- Mâu thuẫn xã hội: giữa tầng lớp thống trị và bị trị ngày càng trở nên gay gắt. Nhiều nơi, nông dân vùng lên chống lại chính quyền phong kiến.

2. Giải bài 2 trang 119 SGK Lịch sử 7

Nhận xét về tính chất và quy mô của phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII. So sánh với các thế kỉ trước.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục 2 SGK Lịch sử 7 trang 117-119 để nhận xét, đánh giá. 

- Tính chất: là phong trào khởi nghĩa vũ trang

- Quy mô: rộng lớn, diễn ra ờ nhiều nơi trong phạm vi cả nước

- So với các thế kỉ trước: diễn ra nhiều hơn, tồn tại lâu hơn.

Hướng dẫn giải

Nhận xét phong trào nông dân Đàng Ngoài ở thế kỉ XVIII:

- Tính chất: là phong trào khởi nghĩa vũ trang của nông dân nổi dậy chống lại chính quyền phong kiến.

- Quy mô: rộng lớn, diễn ra ờ nhiều nơi trong phạm vi cả nước thu hút được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các phong trào diễn ra còn lẻ tẻ, phân tán và chưa có sự lãnh đạo thống nhất.

- So với các thế kỉ trước: phong trào nông dân thời kì này diễn ra nhiều hơn, tồn tại trong thời gian lâu hơn.

3. Giải bài 3 trang 119 SGK Lịch sử 7

Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính ở SGK Lịch sử trang 119 để suy luận trả lời.

- Chính quyền vua Lê - chúa Trịnh tổn thất, khó khăn.

- Tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài.

Hướng dẫn giải

Ý nghĩa lịch sử của phong trào khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài:

- Phong trào khởi nghĩa nông dân đã gây ra cho chính quyền vua Lê - chúa Trịnh nhiều tổn thất, khó khăn.

- Tuy thất bại nhưng ý chí đấu tranh chống áp bức cường quyền của nghĩa quân đã làm cơ đồ họ Trịnh bị lung lay, tạo tiền đề để cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển ra Đàng Ngoài, lật đổ chính quyền thối nát của vua Lê, chúa Trịnh.

Ngày:21/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM