Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu

Để giúp các em học tập thật tốt môn Lịch sử 7, eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập SGK trang 10 bên dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, có phương pháp và đáp án đi kèm. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu

1. Giải bài 1 trang 10 SGK Lịch sử 7

Nguyên nhân xuất hiện phong trào Văn hóa Phục hưng. Nội dung tư tưởng của phong trào Văn hóa Phục hưng là gì?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào mục 1 SGK Lịch sử 7 trang 8, 9 suy luận để trả lời.

- Nguyên nhân xuất hiện phong trảo Văn hóa Phục hưng:

+ Giai cấp tư sản mới ra đời chưa có địa vị xã hội

+ Tiến bộ của khoa học - kĩ thuật

+ Giai cấp tư sản muốn khôi phục lại văn hóa cổ đại Hi Lạp, góp phần xây dựng một nền văn hóa mới

- Nội dung tư tưởng:

+ Lên án Giáo hội Ki-tô

+ Đề cao giá trị con người

+ Đề cao khoa học tự nhiên

Hướng dẫn giải

* Nguyên nhân xuất hiện:

- Giai cấp tư sản mới ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng.

- Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.

- Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng muốn góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật.

* Nội dung tư tưởng:

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến.

- Đề cao giá trị chân chính của con người, con người phải được tự do phát triển.

- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

- Trong thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.

- Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến, hệ tư tưởng khắt khe của Giáo hội Thiên chúa đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về mặt xã hội tương ứng và muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến.

- Trong khi đó phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến.

2. Giải bài 2 trang 10 SGK Lịch sử 7

Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ?

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 2 SGK Lịch sử 7 trang 9, 10 để trả lời.

- Được khởi xướng ở Đức và lan rộng sang Thụy Sĩ, Pháp...

- Đạo Ki-tô bị phân hóa thành 2 giáo phái xung đột lẫn nhau

→ Bùng lên phong trào đấu tranh vũ trang.

Hướng dẫn giải

Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động:

- Được khởi xướng ở Đức và nhanh chóng lan rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh,… và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhân dân.

- Đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái: Tân giáo và Cựu giáo luôn luôn mâu thuẫn và xung đột nhau.

- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc “chiến tranh nông dân Đức”) - cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống chế độ phong kiến.

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM