Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SBT bài 2 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ 9 bài tập trang 6-9 đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 6 SBT Lịch sử 8
Khoanh tròn vào chữ in hoa trước ý trả lời đúng
Câu 1: Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng là:
A. Nông dân, quý tộc, tăng lữ
B. Tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba
C. Quý tộc, tư sản, nông dân
D. Quý tộc, tư sản, đẳng cấp thứ ba
Câu 2: Những nhân vật tiêu biểu cho trào lưu tư tưởng tiến bộ ở Pháp vào thế kỉ thứ XVIII là
A. Mông-te-xki-ơ, Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê.
B. Vôn-te,Rút-xô, Xanh Xi-mông.
C. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
D. Rô-be-spi-e, Vôn-te, Rút-xô.
Câu 3: Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội Pháp trước cách mạng là
A. giữa nông dân và bọn chủ đất
B. giữa vô sản và tư sản
C. giữa tư sản và chế độ phong kiến
D. giữa các tầng lớp nhân dân Pháp và chế độ phong kiến
Câu 4: Sau thắng lợi ngày 14-7-1789, quyền lực ở Pháp thuộc về
A. Đại tư sản
B. Tư sản công thương
C. Tư sản vừa và nhỏ
D. Quốc hội
Câu 5: Khẩu hiệu nổi tiếng của bản Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền là
A. “Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”
B. “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
C. “Tự do, cơm áo, hoà bình”.
D. “Mọi người sinh ra đều bình đẳng.
Câu 6: Chế độ chính trị được xác lập ở Pháp sau hiến pháp 1719 là
A. Chế độ quân chủ chuyên chế
B. Chế độ quân chủ lập hiến
C. Chế độ cộng hoà tà sản
D. Chế độ Xã hội Chủ nghĩa (XHCN)
Câu 7: Chính sách của chính quyền Gia-cô-banh thể hiện sự triệt để cách mạng:
A. Xoá bỏ hiến pháp cũ, đề ra hiến pháp mới tiến bộ hơn
B. Xử tử vua và hoàng hậu, xoá bỏ chế độ quân chủ, thiết lập nền cộng hoà đầu tiên.
C. Thực hiến chế độ phổ thông đầu phiếu cho công dân nam từ 21 tuổi trở lên.
D. Giải quyết các quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt là vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Câu 8: Lực lượng chủ yếu đưa Cách mạng Pháp lên đỉnh cao là
A. Tư sản Pháp
B. Chính quyền dân chủ cách mạng Gia-cô-banh
C. Quần chúng nhân dân Pháp
D. Lực lượng quân đội cách mạng.
Phương pháp giải
Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung chính được trình bày ở mục 1, 2, 3 thuộc bài 2 SGK Lịch sử 8 để phân tích và đưa ra lựa chọn phù hợp.
Ví dụ: Ba đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng là tăng lữ, quý tộc, đẳng cấp thứ ba
Hướng dẫn giải
1.B 2.C 3.D 4.A
5.B 6.B 7.D 8.C
2. Giải bài 2 trang 7 SBT Lịch sử 8
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.
1. ☐ Trong xã hội phong kiến Pháp, chỉ có quý tộc là đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế mà không phải đóng thuế cho nhà vua.
2. ☐ Tư tưởng của trào lưu Triết học Ánh sáng được coi là sự đi trước dọn đường cho Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ.
3. ☐ “quyền sở hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng” là một nội dung thể hiện bản chất giai cấp tư sản của Tuyên Ngôn nhân quyền và dân quyền của nước Pháp.
4. ☐ Những chính sách tiến bộ của chính quyền dân chủ Cách mạng Gia-cô-banh đã được triển khai rất hiệu quả trong thực tế.
5. ☐ So với các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng triệt để nhất.
Phương pháp giải
Xem lại nội dung mục 1, 2, 3 ở bài 2 SGK Lịch sử 8 để phân tích và đưa ra lựa chọn đúng, sai.
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Pháp, chỉ có quý tộc là đẳng cấp được hưởng mọi đặc quyền kinh tế mà không phải đóng thuế cho nhà vua → sai.
Hướng dẫn giải
Đúng: 2, 3, 5
Sai: 1, 4
3. Giải bài 3 trang 8 SBT Lịch sử 8
Hãy hoàn thiện sơ đồ sau về sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Pháp trước cách mạng.
Phương pháp giải
Từ nội dung mục 1. Nước Pháp trước cách mạng trang 10 SGK Lịch sử 8 để phân tích và hoàn thành sơ đồ.
Ví dụ: Đẳng cấp thứ nhất (tăng nữ) → Đẳng cấp thứ hai (quý tộc) → Có đặc quyền không phải nộp thuế.
Hướng dẫn giải
4. Giải bài 4 trang 8 SBT Lịch sử 8
Hãy nối ô bên cột I với ô bên cột II để làm rõ các nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Cột I:
A. Công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm
B. Nền tài chính nước Pháp khủng hoảng trầm trọng
C, Vua triệu tập hội nghị ba đẳng cấp để vay tiền và tăng thuế
D. Nền nông nghiệp lạc hậu, mất mùa, đời sống nhân dân đói kém.
E. Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị
Cột II:
1. Nguyên nhân sâu xa
2. Duyên cớ
Phương pháp giải
Dựa vào nội dung mục 2. Cách mạng bùng nổ trang 12 SGK Lịch sử 8 để phân tích và tổng hợp từ đó đưa ra câu trả lời chính xác.
Ví dụ: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là công thương nghiệp phát triển nhưng bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm.
Hướng dẫn giải
1. A, B, C, D.
2. C
5. Giải bài 5 trang 9 SBT Lịch sử 8
Điền mốc thời gian cho phù hợp với sự kiện lịch sử về diễn biến chính của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
1....Khai mạc hội Nghị ba đẳng cấp
2....Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti.
3....Quốc hội thông qua Tuyên Ngôn Độc Lập Dân Quyền và Nhân Quyền
4....Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến ơ Pháp.
5....Nhân dân Pa-ri lật đổ sự thống trị của phải Lập hiến, chế độ phong kiến ở Pháp bị bãi bỏ
6....Nền Cộng Hoà đầu tiên của Pháp được thành lập.
7....Vua Lu-I XVI bị đưa lên máy chém vì tội phản quốc.
8....Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ phái Gi-rông-đanh.
9....Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính, lật đổ phái Gia-cô-banh. Cách mạng tư sản Pháp kêt thúc.
Phương pháp giải
Xem lại mục 2. Cách mạng bùng nổ và mục 3. Sự phát triển của cách mạng được trình bày ở bài 2 SGK Lịch sử 8 để trả lời
Ví dụ: Ngày 08/08/1788: Khai mạc hội Nghị ba đẳng cấp
Ngày 14/07/1789: Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti...
Hướng dẫn giải
1. Ngày 08/08/1788: Khai mạc hội Nghị ba đẳng cấp
2. Ngày 14/07/1789: Quần chúng tấn công chiếm pháo đài – nhà tù Ba-xti.
3. Ngày 26/08/1789: Quốc hội thông qua Tuyên Ngôn Độc Lập Dân Quyền và Nhân Quyền
4. Ngày 09/1791: Hiến pháp được thông qua, xác lập chế độ quân chủ lập hiến ơ Pháp.
5. Ngày 10/08/1792: Nhân dân Pa-ri lật đổ sự thống trị của phải Lập hiến, chế độ phong kiến ở Pháp bị bãi bỏ
6. Ngày 21/09/1792: Nền Cộng Hoà đầu tiên của Pháp được thành lập.
7. Ngày 21/01/1793: Vua Lu-I XVI bị đưa lên máy chém vì tội phản quốc.
8. Ngày 02/06/1793: Nhân dân Pa-ri khởi nghĩa, lật đổ phái Gi-rông-đanh.
9. Ngày 27/07/179: Tư sản phản cách mạng tiến hành đảo chính, lật đổ phái Gia-cô-banh. Cách mạng tư sản Pháp kêt thúc.
6. Giải bài 6 trang 9 SBT Lịch sử 8
Nêu những sự kiện chủ yếu qua các giai đoạn để thấy được sự phát triển của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Phương pháp giải
Dựa vào các kiến thức chính của mục 2, 3 bài 2 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.
Phát triển qua 4 giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1: Chế độ quân chủ lập hiến (14/7/1789 → 10/8/1792)
- Giai đoạn 2: Bước đầu nền cộng hòa (21/9/1792 → 2/6/1793)
- Giai đoạn 3: Nền Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh ( 2/6/1793 → 27-71794)
- Giai đoạn 4: Thời kì thoái trào (1794 - 1815)
Hướng dẫn giải
Giai đoạn 1: Chế độ quân chủ lập hiến (14/7/1789 → 10/8/1792)
- Giai cấp tư sản lên cầm quyền, vua vẫn giữ ngôi → Thiết lập nền quân chủ lập hiến.
- Cuối tháng 8 - 1789, Quốc hội thông qua bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền → Bảo vệ quyền tự do bình đẳng, quyền tư hữu tài sản.
- Tháng 9 - 1791, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến, quốc hội là cơ quan tối cao có quyền quyết định mọi công việc.
- Tháng 4 - 1792, Quân Áo - Phổ liên minh chống cách mạng.
- Ngày 19 - 8 - 1792, Quân Phổ tràn vào nước Pháp và bắt giam vua.
Giai đoạn 2: Bước đầu nền cộng hòa (21/9/1792 → 2/6/1793)
- Ngày 21 - 9 - 1792, nền cộng hòa được thành lập.
- Mùa xuân năm 1973, Anh cùng phong kiến châu Âu liên minh để chống Pháp → Nước Pháp gặp khó khăn.
- Ngày 2 - 6 - 1793, Rôpespie lãnh đạo nhân dân lật đổ phái Ghi-rông-đanh.
Giai đoạn 3: Nền Chuyên chính dân chủ cách mạng Gia-cô-banh ( 2/6/1793 → 27-71794)
- Phái Gia-cô-banh cử ra ủy ban cứu nước do Rôpespie đứng đầu.
- Ban hành nhiều cải cách tiến bộ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
- Ngày 27 - 7 - 1794, tư sản phản cách mạng đảo chính.
Giai đoạn 4: Thời kì thoái trào (1794 - 1815)
- Phái Técmiđo lên nắm chính quyền thành lập nền Đốc chính.
- Khủng bố những người cách mạng. Thủ tiêu cách quyền tự do dân chủ.
- Ngày 9/11/1799, Na-pô-lê-ông Pô-na-pác làm cuộc đảo chính thiết lập chế độ độc tài quân sự.
- Năm 1815 chế độ quân chủ lại được phục hồi ở Pháp.
7. Giải bài 7 trang 9 SBT Lịch sử 8
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện quá trình phát triển của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
Phương pháp giải
Xem lại mục 2. Cách mạng bùng nổ và mục 3. Sự phát triển của cách mạng thuộc bài 2 SGK Lịch sử 8 để phân tích và vẽ sơ đồ.
Ngày 14/7/1789 cách mạng bùng nổ → 27/7/1794 cách mạng thái trào.
Hướng dẫn giải
8. Giải bài 8 trang 10 SBT Lịch sử 8
Quần chúng nhân dân có vai trò như thế nào trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?
Phương pháp giải
Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung mục 2,3 trang 12-17 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.
Các giai đoạn phát triển:
- Ngày 14 - 7 - 1789
- Ngày 10 - 8 - 1792
- Ngày 2 - 6 - 1793
Hướng dẫn giải
Vai trò của quần chúng nhân dân trong Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII:
- Quần chúng nhân dân góp phần quan trọng và quyết định thắng lợi của cánh mạng Pháp, đưa cách mạng đi từ thấp lên cao và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Biểu hiện qua 3 sự kiện tiêu biểu của ba giai đoạn:
+ Ngày 14 - 7 - 1789, quần chúng lao động Pa-ri đã phá ngục Ba-xti. Mở đầu cho cuộc cách mạng.
+ Ngày 10 - 8 - 1792, quần chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, xóa bỏ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hòa, đưa cách mạng phát triển lên một bước cao hơn.
+ Ngày 2 - 6 - 1793, trước tình trạng Tổ quốc lâm nguy, quần chúng nhân dân lại khởi nghĩa lật đổ phái Gi-rông-đanh, đưa phái Gia-cô-banh lên cầm quyền. Cách mạng Pháp đạt đến đỉnh cao.
9. Giải bài 9 trang 10 SBT Lịch sử 8
Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ thứ XVIII
Phương pháp giải
Xem lại mục 3. Sự phát triển của cách mạng trang 13 SGK Lịch sử 8 để trả lời
Ý nghĩa:
- Đối với nước Pháp
- Đối với thế giới
Hướng dẫn giải
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế từng thống trị nước Pháp trong nhiều thế kỉ, hoàn thành các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản:
* Đối với nước Pháp:
- Lật đổ chế độ phong kiến, thủ tiêu mọi tàn dư của chế độ phong kiến.
- Người nông dân được giải phóng, vấn đề ruộng đất được giải quyết.
- Những cản trở đối với công thương nghiệp bị xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Đối với thế giới:
- Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu.
- Mở ra một thời đại mới, thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới.