Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1954)

Để các em học sinh lớp 8 có thêm thật nhiều tài liệu ôn tập môn Lịch sử, đội ngũ eLib đã biên soạn và tổng hợp nội dung giải bài tập bài 23 Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1954) SBT bên dưới đây. Tài liệu gồm 4 bài tập có phương pháp và đáp án chi tiết đi kèm sẽ giúp các em vừa làm bài vừa đối chiếu đáp án từ đó có kế hoạch học tập phù hợp cho bản thân. Mời các em tham khảo!

Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 23: Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1954)

1. Giải bài 1 trang 78 SBT Lịch sử 8

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Sự kiện lịch sử đánh dấu mốc mở đầu của thời kì lịch sử thế giới hiện đại là

A. cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga.

B. cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga thắng lợi. 

C. cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

D. Quốc tế Cộng sản được thành lập (3-1919).

Câu 2: Trong cao trào cách mạng 1918 - 1923, một số tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đã hình thành, đó là 

A. Quốc tế thứ nhất

B. Quốc tế thứ hai

C. Quốc tế thứ ba

D. Liên hợp quốc

Câu 3: Cuộc đại khủng hoảng kinh tế trên thế giới diễn ra trong những năm

A. 1918 - 1923

B. 1924 - 1929

C. 1929 - 1933

D. 1929 - 1939

Câu 4: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, chủ nghĩa phát xít đã thắng thế ở các nước

A. Anh - Pháp - Mĩ

B. Anh - Pháp - Mĩ- Đức

C. Đức - Mĩ - I-ta-li-a

D. Đức - I-tali-a - Nhật Bản

Câu 5: Trong cao trào cách mạng thế giới những năm 1929 - 1933, một hình thức mặt trận đã hình thành là 

A. Mặt trận nhân dân

B. Mặt trận dân chủ 

C. Mặt trận đoàn kết

D. Mặt trận dân tộc thống nhất

Câu 6: Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trong những năm 

A. 1917 - 1954

B. 1919 - 1929

C. 1929 - 1939

D. 1939 - 1945

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và nội dung chính được trình bày ở bài 15, 20, 21 SGK Lịch sử 8 để phân tích từng câu hỏi và đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Ví dụ: Sự kiện lịch sử đánh dấu mốc mở đầu của thời kì lịch sử thế giới hiện đại là cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga thắng lợi. 

Hướng dẫn giải

1.B           2.C           3.C

4.D           5.A            6.D

2. Giải bài 2 trang 79 SBT Lịch sử 8

Câu 1: Hãy điền tên quốc gia cho phù hợp với nội dung dưới đây

1. Cuộc cách mạng chặt đứt khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc làm cho CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.

2. Đế quốc bị tan rã sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dẫn đến sự hình thành hàng loạt các quốc gia mới.

3. Quê hương của “ chính sách kinh tế mới”

4. Các nước thực hiện cải cách kinh tế- xã hội để vượt qua đại khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

5. Các nước thực hiện Phát xít hoá chế độ, ráo riết chuẩn bị chiến tranh để chia lại thi trường và thuộc địa.

6. Quê hương của “Chính sách mới”

7. Nước có sản lượng công nghiệp đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới sau Mĩ( năm 1936)

8. Quê hương của Hít-le, lò lửa của hai cuộc chiến tranh thế giới

9. Những nước có phong trào cách mạng tiêu biểu nhất ở Châu Á

10. Những nước đóng vai trò quyết định trong việc đánh bại chủ nghĩa Phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 2: Hãy điền tên nhân vật cho phù hợp với nội dung dưới đây

1. Linh hồn của Cách mạng thánh Hai và cách mạng tháng Mười Nga, tác giả của chính sách kinh tế mới.

2. Tổng thống Mĩ, tác giả “ chính sách mới”, người có công rất lớn trong việc đưa nước Mĩ thoạt khỏi khung hoảng kinh tế, vai tò lớn trong chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Tên trùm phát xít nguy hiểm nhất, kẻ châm ngòi cho chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ

4. Người đứng đầu Đảng Quốc Đại, linh hồn của phong trào đấu tranh đòi độc lập của Nhân dân Ấn Độ nửa đầu thế kỉ XX

5. Người sáng lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, lãnh tụ vĩ đại của phong trào cách mạng Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức lịch sử đã học ở phần lịch sử Thế Giới hiện đại SGK Lịch sử 8 để phân tích, tổng hợp và điền tên đất nước, nhân vật sao cho phù hợp với nội dung đã cho 

Ví dụ: Đức là của Hít-le, lò lửa của hai cuộc chiến tranh thế giới

Lênin là linh hồn của Cách mạng thánh Hai và cách mạng tháng Mười Nga, tác giả của chính sách kinh tế mới.

Hướng dẫn giải

Câu 1: 

1. Nga

2. Áo - Hung

3. Liên Xô

4. Mĩ - Anh - Pháp

5. Đức- Ý- Nhật

6. Mĩ

7. Liên Xô

8. Đức

9. Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a..

10. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp...

Câu 2: 

1. Lênin

2. Ru-rơ-ven

3. Hitler

4. M.Gandhi

5. Nguyễn Ái Quốc

3. Giải bài 3 trang 80 SBT Lịch sử 8

Lập niên biểu theo gợi ý dưới đây để khái quát những sự kiện chính của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945.

Nước Nga – Liên Xô

Các nước khác

Phương pháp giải

Để hoàn thành bài tập này các em cần xem lại:

- Nội dung bài 15. Cách mạng tháng Mười Nga và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921)

- Nội dung bài 16. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941)

- Nội dung chương II. Châu Âu và nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) bài 17

- Nội dung chương III. Châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) bài 20

- Nội dung chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) bài 21

Qua đó tổng hợp, phân tích để hoàn thành các sự kiện và kết quả sao cho phù hợp với mốc thời gian đã cho.

Ví dụ: Tháng 2-1917 diễn ra cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga → lật đổ chế độ Nga hoàng

Hướng dẫn giải

Nước Nga – Liên Xô

Các nước khác

4. Giải bài 4 trang 82 SBT Lịch sử 8

Nêu nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945.

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và các kiến thức đã học để phân tích, khái quát, tổng hợp nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử Thế giới từ năm 1917-1945 thông qua những ý cơ bản sau đây:

- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga

- Cao trào cách mạng 1918 - 1923

- Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933

- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

Hướng dẫn giải

Nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ năm 1917 đến năm 1945:

1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

  • Tham khảo thêm

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM