Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XX

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung giải bài tập SBT môn Lịch sử 8 được biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Tài liệu gồm 4 bài tập trang 90-92 có phương pháp và hướng dẫn giải cụ thể, chi tiết. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh, mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SBT Lịch Sử 8 Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XX

1. Giải bài 1 trang 90 SBT Lịch sử 8

Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Cơ sở để phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là

A. Ý chí của nhân dân cả nước và của các quan loại chủ chiến tại các địa phương.

B. Lực lượng quân Pháp ở Huế rất mỏng

C. Phái chủ chiến nhận được sự hậu thuẫn của nhà Thanh (Trung Quốc )

D. Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp.

Câu 2: Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế là

A. Thực dân Pháp tìm mọi cách tiêu diệt phái chủ chiến trong triều đình Huế.

B. Phái chủ hoà trong triều đình Huế đứng về phía Pháp, cô lập phái chủ chiến.

C. Quân Pháp ra lệnh bắt vua Hàm Nghi để đưa đi đày ở An-giê-ri.

D. Quân Pháp ra lệnh bắt giam Tôn Thất Thuyết.

Câu 3: Sự kiện đánh dấu phong trào Cần vương bùng nổ là

A. Khởi nghĩa Ba Đình bùng nổ.

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy bùng nổ

C. Khởi nghĩa Hương Khê bùng nổ

D. Ngày 13-7-1885, "chiếu Cần vương" được ban bố.

Câu 4: Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần vương trong những năm 1888 - 1896 là:

A. Phong trào chủ yếu diễn ra trên địa bàn Nghệ - Tĩnh.

B. Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì, Bắc Kì.

C. Phong trào diễn ra chủ yếu ở các tỉnh miền núi.

D. Phong trào diễn ra chủ yếu ở đồng Bằng Bắc Kì và Nam Kì.

Câu 5: Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong những năm 1888 - 1896 là

A. Phong trào thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi tham gia.

B. Phong trào diến ra lẻ tẻ ở các vùng biên giới Việt-Lào có sự liên kết với lực lượng của Lào và Trung Quốc.

C. Phong trào quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn trước.

D. Phong trào nổ ra mạnh mẽ trong toàn quốc và nhanh chóng phát triển thành cao trào.

Câu 6: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là

A. Khởi nghĩa Ba Đình

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy

C. Khởi nghĩa Hương Khê

D. Khởi nghĩa Yên Thế.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục I và mục II.3 được trình bày ở trang 125 - 127 SGK Lịch sử 8 để phân tích từng câu và đưa ra lựa chọn chính xác nhất.

Ví dụ: Cơ sở để phái chủ chiến tổ chức cuộc phản công quân Pháp tại kinh thành Huế là ý chí của nhân dân cả nước và của các quan loại chủ chiến tại các địa phương.

Hướng dẫn giải

1.A              2.A             3.D

4.B              5.C             6.C

2. Giải bài 2 trang 91 SBT Lịch sử 8

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế như một giải pháp tình thế vì sự o ép của nhân dân Pháp ở đây.

2. ☐ Khi cuộc tấn công quân Pháp ở toà Khâm sử và đồn Mang Cá diễn ra, quân Pháp nhất thời rối loạn, nhưng sau đó chúng đã củng cố tinh thần và mở cuộc phản công chiếm lại Hoàng thành.

3. ☐ Sau khi vua Hàm Nghi bị địch bắt, phong trào Cần Vương cũng nhanh chóng tan rã.

4. ☐ Phan Đình Phùng là vị vua thủ lĩnh có uy tín nhất trong phong trào, Cần Vương ở Nghệ - Tĩnh.

5. ☐ Chiến thuật chính của nghĩa quân Hương Khê là lối đánh du kích, dựa vào địa hình lau sậy um tùm và đầm lầy ở Ngàn Trươi.

Phương pháp giải

Xem lại mục I.1 Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7 – 1885 và mục II.3 Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) để phân tích từng nhận định và đưa ra lựa chọn đúng, sai.

Ví dụ: Khi cuộc tấn công quân Pháp ở toà Khâm sử và đồn Mang Cá diễn ra, quân Pháp nhất thời rối loạn, nhưng sau đó chúng đã củng cố tinh thần và mở cuộc phản công chiếm lại Hoàng thành → Đúng

Hướng dẫn giải

Đúng: 2, 4

Sai: 1, 3, 5

3. Giải bài 3 trang 92 SBT Lịch sử 8

Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao "Chiếu Cần Vương" được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học về phong trào Cần Vương được trình bày ở trang 126 SGK Lịch sử 8 để phân tích và trả lời.

- Phong trào Cần Vương phát triển qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888): tập trung ở Trung Kì, Bắc Kì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896): tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

- Chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng

Hướng dẫn giải

* Phong trào Cần Vương:

- Ngày 13-7-1885, nhân danh vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết ra chiếu cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp đã diễn ra sôi nổi trong cả nước - phong trào Cần Vương.

- Phong trào phát triển qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, nhất là ở Trung Kì, Bắc Kì.

+ Giai đoạn 2 (1888 - 1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở các tỉnh Bắc Trung Kì và Bắc Kì.

* Chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng vì:

- Đây là lời kêu gọi tâm huyết của một vị vua trẻ có tinh thần yêu nước và khẳng khái, mong muốn giành độc lập dân tộc.

- Chiếu Cần Vương phù hợp với tâm tư, nguyện vọng và truyền thống yêu nước của quảng đại quần chúng nhân dân Việt Nam.

4. Giải bài 4 trang 92 SBT Lịch sử 8

Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã được học về cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896) được trình bày ở trang 129 SGK Lịch sử 8 để phân tích, giải thích.

Phân tích trên các phương diện:

- Quy mô, địa bàn hoạt động: 4 tỉnh Bắc Trung Kì

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ

- Thời gian tồn tại: 10 năm từ năm 1885 đến năm 189

- Phương thức tác chiến: chiến tranh du kích

- Kết quả: thất bại

Hướng dẫn giải

Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương, vì:

- Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

- Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương (10 năm từ năm 1885 đến năm 1896)

- Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM