Bài 1: Tổ chức doanh nghiệp

Nội dung bài giảng Bài 1: Tổ chức doanh nghiệp bao gồm: Các loại hình tổ chức doanh nghiệp, mục tiêu và giới hạn của hãng .... Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 1: Tổ chức doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất - kinh doanh được luật pháp thừa nhận. Doanh nghiệp mua hoặc thuê các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động và vốn) và sản xuất để bán ra các hàng hoá, dịch vụ trên thị trường. Như vậy, doanh nghiệp xuất hiện trên thị trường với tư cách vừa là người mua, vừa là người bán.

Mục đích hoạt động của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận cao, lợi nhuận là cơ sở tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp bao giờ cũng có người chịu trách nhiệm đến cùng về mọi hoạt động cũng như trách nhiệm pháp lý.

2. Các loại hình tổ chức doanh nghiệp

Một nền kinh tế có hàng triệu đơn vị sản xuất, kinh doanh khác nhau. Những đơn vị này khác nhau về quy mô và phạm vi hoạt động, lĩnh vực hoạt động, khác nhau về hình thức sở hữu (doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể...), về sức mạnh cạnh tranh trên thị trường (doanh nghiệp cạnh tranh, doanh nghiệp độc quyền...), khác nhau cả về trách nhiệm pháp lý (doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn).

Tuy nhiên, xét về hình thức tổ chức, các doanh nghiệp có thể được phân biệt thành ba loại: doanh nghiệp cá thế, doanh nghiệp chung vốn và công ty.

2.1 Doanh nghiệp cá thể (hay kinh doanh một chủ)

Doanh nghiệp cá thể (hay kinh doanh một chủ) là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một người hay một gia đình. Đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp loại này là không thuê mướn lao động, người chủ doanh nghiệp đồng thời là người lao động, Doanh nghiệp loại này có số lượng rất đông đảo,, đó là các hộ nông dân sản xuất nông sản tự do, những người buôn bán lẻ.Các doanh nghiệp cá thể hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực và có vai trò rất quan trọng đổi với việc thoả mãn những nhu cầu đa dạng, phong phú của xa hội một cách kịp thời trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng tỏ ra năng động, linh hoạt, có hiệu quả cao do tổ chức gọn nhẹ và không bị quan liêu. Hạn chế của loại hình này là quy mô nhỏ bé, khó huy động vốn và phát triên, hay bị chèn ép bởi các doanh nghiệp lớn nên dễ dẫn đên phả sản.

2.2 Doanh nghiệp kinh doanh chung vốn (hay hãng đồng chủ)

Đây là doanh nghiệp do một số người cùng góp vốn và sở hữu, thoả thuận chia lãi, chịu lỗ và cùng chịu trách nhiệm pháp lý. Hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên tắc nhất trí về tất cả các vấn đề lớn như kết nạp thành viên mới, phương hướng sản xuất, kinh doanh, mua - bán tài sản doanh nghiệp... Doanh nghiệp loại này cũng khó tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, khó mở rộng quy mô do vấp phải những phức tạp về quản lý, điều hành nảy sinh từ nguyên tắc hoạt động nhất trí.

Hai loại hình doanh nghiệp trên đây có một đặc điếm chung là cùng chịu trách nhiệm pháp lý vô hạn. Các thành viên tham gia doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đến cùng như nhau về mọi khoản thua lỗ của doanh nghiệp, thậm chí phải dùng tới cả tài sản cá nhân của mình đê trang trải nợ nần cho doanh nghiệp. Rủi ro trong kinh doanh đối với hai loại hình này do đó là rât lớn.

Đặc điểm này cũng là một cản trở lớn trong việc thu hút vốn và phát triển doanh nghiệp. Để dễ dàng hơn trong vấn đề huy động vốn và mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, cần phải tổ chức doanh nghiệp theo một loại hình khác có nhiều ưu thế hơn đó là hình thức công ty.

2.3 Công ty

Công ty do một hoặc một nhóm người sảng lập và nhiều người góp vốn cùng sở hừu. Đặc điểm nổi bật nhất của hình thức công ty là các thành viên tham gia công ty chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn: được chia lãi và chịu lỗ theo tỷ lệ vổn góp, chỉ chịu trách nhiệm về mọi sự thua lỗ của công ty trong phạm vi phần vổn góp của mình.

Người tham gia công ty chỉ có thể gặp rủi ro cao nhất là mất hết phần vốn góp của mình khi công ty thua lỗ hoặc phá sản mà không phải dùng tới tài sản cá nhân để trang trải.

Đặc điểm này làm cho công ty trở thành một hình thức kinh doanh hấp dẫn, dễ huy động vốn và do đó có thể mở rộng quy mô một cách vô hạn. Các công ty còn có một ưu thế nữa là hoạt động theo nguyên tắc biểu quyết đa số chứ không phải nhất trí, do đó chúng rất năng động, linh hoạt và hiệu quả.

Ngoài ra, công ty còn có thể được cho, tặng, thừa kế hoặc mua đi bán lại. Phần lớn những ngưòí tham gia công ty đều không phải chịu trách nhiệm cá nhân vi mọi hoạt động của công ty.

Tuy vậy, công ty cũng có một điểm bất lợi lớn là một phần lợi nhuận của nó bị đánh thuế hai lần: một lần dưới dạng thuế lợi tức công ty, một lần dưới dạng thuế thu nhập của cô đông. Mặc dù vậy, công ty vẫn là hình thức tố chức kinh doanh phổ biến nhất hiện nay, không chỉ xét về sổ lượng, mà cá về hiệu quả, quy mô và đóng góp của chúng cho các nền kinh tế hiện đại. Nhiều công ty ngày nay có quy mô còn lớn hơn cả một số quốc gia cộng lại, hoạt động trong nhiều quốc gia khác nhau và có thế thống trị một hay một vài lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế.

Các công ty cũng có thề chia thành nhiều loại và mang tên gọi khác nhau ở mỗi nước. Xét về khả năng và cách thức huy động vốn, có thế chia công ty thành: công ty loại 1 (ở một số nước còn gọi là công ty trách nhiệm hữu hạn) là những công ty không được phát hành cổ phiếu phổ thông; công ty loại II là công ty được phép phát hành ccổ phiếu phổ thông rộng rãi tới công chúng (công ty cổ phần).

3. Mục tiêu và giới hạn của hãng

Mục tiêu

Tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất mức sản lượng tối ưu.

Giới hạn của hãng

Ngân sách, công nghệ và thị trường.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 1: Tổ chức doanh nghiệp và chia sẽ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:31/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM