Bài 2: Các lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh tế

Nội dung chính của Bài 2: Các lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh tế bao gồm: Đầu vào và đầu ra của các quá trình kinh tế như kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô...Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 2: Các lý thuyết cơ bản về hoạt động kinh tế

1. Đầu vào và đầu ra của các quá trình kinh tế

Môi quan hệ giữa đầu vào với đầu ra cúa các hoạt động kinh tế là nhằm giải quyết các vấn đề khan hiếm. Các nguồn lực sản xuất có hạn, song nhu cầu của thị trường về hàng hóa và dịch vụ thì phong phú, đa dạng. Mọi kinh tế đều phải giải quyết ba vấn đề lớn: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? Nhưng những nền kinh tế khác nhau sẽ lựa chọn các phương án sán xuất sản phẩm khác nhau. Trong hoạt động sản xuất củng cần phân biệt đầu vào và đầu ra giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.

1.1 Đầu vào và đầu ra trong kinh tế vi mô

Là tất cả những gì mà người ta phải sử dụng trong quá trình sản xuât trực tiếp. Kinh tế học thường chia các yếu tố sản xuất thành ba nhóm: đất đai, lao động và tư bản.

Đất đai (R) bao gồm toàn bộ diện tích đất dùng vào việc trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng nhà ở, kho tàng, đường sá giao thông hoặc sứ dụng vào các mục đích khác. Yểu tố sản xuất còn bao gồm cả các tài nguyên thiên nhiên gắn liền với đất - tài nguyên trong lòng đất như than, săt, dầu... và tài nguyên trên mặt đất như rừng cây, thác nước, núi đá... Trong quá trình sư dụng tài nguyên, con người có thể trực tiếp tạo ra hàng hoá từ các vật liệu tư nhiên hoặc sơ chế chúng thành nguyên, nhiên, vật liệu tổng hợp để tạo thành các hàng hoá.

Lao dộng (L) là yếu tố sản xuất gẳn liền với bản thân con người. Lao động được hiểu là năng lực trí não, thần kinh, cơ bắp bao gồm toàn bộ kỹ năng, kỹ xảo, trình độ hiêu biết và tri thức mà người lao động có được và sử dụng chúng trong sản xuất. Đây là yểu tổ sản xuất quan trọng nhất và không thể thiếu dược của bất cứ quá trình lao động sản xuất nào.

Tư bản (còn gọi là vốn K) là tất cả những yếu tố vật chất như máy móc, thiết bị, đưòng sá, nhà xưởng, kho tàng, các phương tiện vận tải... được sản xuất ra để sử dụng vào việc sản xuất chứ không phải để tiêu dùng trực tiếp.

Tư bản không phải là tiền hay các tài sản tài chính..., vì những thứ này không tham gia trực tiếp vào việc sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ.

Ngày nay, còn có yếu tố sản xuất vô hình như: quản lý, khoa học, công nghệ và những dịch vụ đầu vào khác như ngân hàng, vận tải, thưong mại, bao hiểm... Điều này giúp cho việc kết hợp các đầu vào trở nên có hiệu quả hơn, sản phẩm lao động thoa mãn tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao của con người và xã hội.

Đầu ra trong kinh tế vi mô là kết quả của từng quá trình sản xuất riêng biệt. Đó là những sản phấm cụ thể, được phân biệt với nhau tuỳ theo từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động sản xuất riêng biệt của con ngưòi, tuỳ theo việc người ta sử dụng những yếu tô đâu vào nào để sản xuất chúng hoặc bằng cách thức kết hợp các đầu vào đó như thế nào, chúng được gọi tắt là các hàng hóa và dịch vụ (goods and service).

Quan hệ giữa đầu vào với đầu ra được biêu diễn bằng hàm số sau:

Q = f(K.L)

Trong đó: Q là số lượng sản phâm sản xuất ra:

K (capital) là vốn;

L (labour force) là lao động

1.2 Đầu vào và đầu ra trong kinh tế vĩ mô

Đầu vào trong kinh tế vĩ mô:

Chính sách kinh tế tác động trên nhiều lĩnh vực như tiền tệ, thu và chi ngân sách của Chính phủ, phân phối thu nhập giừa các tầng lóp dân cư, hoạt động xuất nhập khấu và điều tiết ty giá hối đoái...

Nhóm yếu tố bên ngoài lĩnh vực kinh tế như thời tiết, chiến tranh hay chính trị là những yếu tố vận động độc lập với các chính sách kinh tế nhưng lại không thể bỏ qua sự tác động của chúng đổi với toàn bộ nền kinh tế của một nước.

Nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào cũng đều vận động trong sự tác động tổng hợp của các yếu tổ trong lĩnh vực kinh tế và các yếu tố ngoài lĩnh vực kinh tế, vừa phụ thuộc lại vừa không phụ thuộc vào tính toán của những chủ thể kinh tế, là chủ thể Nhà nước hay chủ thể doanh nghiệp.

Đầu ra của kinh tế vĩ mô:                                                        

Gồm các nhóm khác nhau như: nhóm sản lượng chung - sản lượng quốc gia (Y), nhóm việc làm (Tf), nhóm giá cá chung (CP1), nhóm các quan hệ kinh tế quốc tế (Ex, Im) của một nước. Những kết quả tổng hợp này sẽ được đo lường bởi các chỉ tiêu (thước do) tổng hợp như tỷ lệ tăng trưởng (Gr), tỷ lệ thất nghiệp (U), tỷ lệ lạm phát (gp) ... phản ánh tình trạng phát triển nói chung của cả nền kinh tế ở mỗi giai đoạn.

2. Chỉ phí và lợi ích kinh tế

Chính sự khan hiêm về nguồn lực sản xuất tạo nên tính cẩn thiết của các quyết định kinh tế. Xét về bản chất, các quyết định kinh tế được quy về sự lựa chọn phương án tối ưu khi so sánh giữa chi phí và lợi ích mà các chủ thể kinh tế cần phải và có thể đánh giá. Bởi vậy, chi phí và lợi ích là những khái niệm kinh tế chủ đạo, bao trùm trong phân tích kinh tế học.

Chi phí biểu hiện ra như là cái giá phải trả cho một sự lựa chọn phương án thích hợp và có lợi nhất trong những điều kiện ràng buộc nhất định nào đó. Chi phí của một thứ là giá mà bạn phải trả do từ bỏ những cái khác để có được nó (N. Gregory Mankivv). Do dó, các nhà kinh tế quan niệm về chi phí luôn luôn rộng hơn so vói những người làm kế toán.

Chi phí cơ hội là chi phí được tính bằng giá trị mất đi do đã bỏ qua những cơ hội khác khi người ta lựa chọn một quyết định nào đó. Chẳng hạn, khi quyết định lựa chọn A ta không còn cơ hội để lựa chọn quyết định B hay C. Vậy, B và c là chi phí cơ hội của A. Chi phí kinh tế của quyết định A do đó phải tính cả phần giá trị mà cơ hội B hoặc C có thể mang lại nêu như nó được lựa chọn thay cho A số cơ hội bị mất đi do việc lựa chọn quyết định A có thế rất nhiều, bơi vậy, có thể  tính chi phí cơ hội cua A theo giá trị lớn nhất bị mất đi trong số những cơ hội phải từ bỏ để có quyết định A.

Nguyên tắc lựa chọn trong cơ chế thị trường là:

Lựa chọn phương án tối ưu — thu dược kêt quả cao nhất trong sản xuất và tiêu dùng.

Lựa chọn phương án phải tính tới chi phí cơ hội. Chi phí kinh tế của phương án lựa chọn là tổng chi phí kế toán và chi phí cơ hội.

Chi phí kinh tế = chi phí kế toán + chi phí cơ hội

Ví dụ: Thời gian, nểu sử dụng vào viộc này thì không dùng vào việc khác. Một món tiền, nếu mua hàng hóa này thì không mua được hàng hóa khác.

Đối với A: ruộng đất có hạn, nhưng lao động dồi dào. Đổi với B: ruộng đất dồi dào nhưng lao động khan hiếm. Cho nên A và B có quyết định lựa chọn khác nhau, A và B là chi phí cơ hội của nhau.

Khái niệm chi phí cơ hội có ý nghĩa rất lớn đối với việc lựa chọn các quyết định của mỗi chủ thể kinh tể cũng như đối với toàn bộ nên kinh tế. Ví dụ: một người chủ cần phải khấu trừ "lương trả cho chính mình" vào chi phí để đánh giá chính xác mức lợi nhuận của hãng. Cũng như vậy, một nước quyết định xây dựng nhà máy điện hạt nhân cân phải tính tới tất cả những thiệt hại (thiệt hại bằng tiền lẫn thiệt hại vô hình) do nhà máy đó gây ra cho xã hội trong tống chi phí chung.

Mục tiêu của lựa chọn là các lợi ích kinh tế được xác định thông qua ngân sách của chủ thể kinh tế với giá cả thị trường. Vì mục tiêu lợi ích kinh tế, các chủ thể thường xuyên chạy theo những cơ hội mà chủ thê có được và do đó có nhiều chi phí co hội khác nhau. Lợi ích vi mô là lợi nhuận tối da cùa hãng, lợi ích vĩ mỏ là lợi ích tông thô về kinh tế, an ninh, xà hội...

Một quyết định dược xem là có tính kinh tế nếu nó thoa mãn mục liêu: lợi ích đạt được lớn hơn chi phí  với điều kiện phải đánh giá đầy dủ các chi phí và lợi ích. Sẽ là phi kinh tế khi đưa ra một quyết định đạt lợi ích bằng mọi giá. Điều này chỉ xảy ra trong những điều kiện bẳt buộc (như chiến tranh), cho đủ các mục tiêu có thể cao đến đâu cũng không thế coi là các quyêt định kinh tế. Một ví dụ điên hình cho việc xem xét lợi ích theo quan điểm kinh tế là vấn đề đánh giá các thành tựu của tăng trưởng kinh tế trong mổi tưong quan với tình trạng gia tăng ô nhiễm môi trưòng và mở rộng đói nghèo ở hàng loạt các nước hiện nay. Một sổ nhà kinh tế cho rằng, một quốc gia có thế đạt tốc độ tăng trương 5 - 7% vẫn cỏ thê không cải thiện được các lợi ích cứa minh do phái trả giá quá cao cho những thành tựu đó. Đây không chi là bài học về lý thuyết kinh tế cho nhừng nước phát triên mà còn thật sự bổ ích cho nhùng nước đi sau, những nước chậm phát triên như Việt Nam trong quá trình tìm tòi hướng đi trên con đường phát triển phù hợp với những điểu kiện cụ thế của mình.

3. Ngắn hạn và dài hạn (SR & LR)

Trong kinh tế học, các khái niệm về ngắn hạn và dài hạn có ý nghĩa rẩt quan trọng. Nghiên cứu ngắn hạn và dài hạn liên quan dến chi phí nhùng yếu tổ bất biến (FC.... chi phí cố dịnh) và chi phí các yếu tổ khá biến (VC - chi phí biên đôi), nó có ý nghĩa dối vói cá kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô.

Ngắn hạn (SR) là thời kỳ mà chi phí vê một vài yếu tố cố định như tiền thuê nhà xương, tiền bảo vộ, khấu hao máy móc, thiết bị... các chi phí này không thay đôi trong suổt quá trình sán xuẩt. Còn chi phí mua nguyên, nhiên vật liệu hay tiền công thay đổi phụ thuộc vào quá trình sản xuất. Xét trên phạm vi tổng thể, một nền kinh tế trong ngắn hạn luôn được gia định có các chính sách kinh tế bất biến. Những chính sách này không thể thay đổi nhanh chóng như hàng loạt nhân tố kinh tế khác.

Dài hạn (LR) là thời kỳ mà mọi yéu tố của sản xuất đều có thế biến đổi. Chăng hạn, nêu ta xem xét sự hoạt động của doanh nghiệp trong dài hạn: tiền công, tiền vật liệu, tiền thuê nhà, đâu tư vào máy móc thiết bị,... tất cả đều thay đổi. Các chính sách kinh tế vĩ mô cũng thay đổi sao cho phù họp với những hoàn cảnh cụ thể là đặc trưng của thời kỳ dài hạn. Trên thị trường, một doanh nghiệp độc quyền cỏ thế tồn tại trong một thời gian chứ không thổ tồn tại mãi mãi. Do vậv. khi xem xét sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, chi có thể thừa nhận sự tồn lại sức mạnh độc quyền trong ngăn hạn chứ không thể giá định sức mạnh này được giữ nguyên trong dài hạn.

Các phân tích và lập luận về cùng một vấn đề kinh tế sẽ rất khác nhau, thậm chí còn trái ngược nhau trong ngắn hạn và trong dài hạn. Việc giảm giá của một hàng hoá dẫn tới làm tăng cầu về hàng hoá đó chỉ đúng trong ngẳn hạn khi già định rằng các nhân tố khác cố định.

Tuy nhiên, lập luận này không còn đúng nữa nếu ta xem xét trong dài hạn khi mà sự giảm giá đưa tới giảm sút thu nhập của người bán sè gây nên tác động dây chuyên tới số cầu các loại hàng hoá cũng như thu nhập của nhiều ngưòi khác, và kết quà cuối cùng là cầu về những hàng hoá giảm giá không những không tăng mà thậm chí còn giảm xuống. Việc phân biệt ngăn hạn và dài hạn là rất quan trọng khi phân tích các hiện tượng và quá trình kinh tế học.

Bởi vậy, các nhà kinh tế thường dùng mô hình chỉ có yếu tố đang xem xét là thay đổi, còn mọi yếu tổ khác đều giữ nguyên trong phân tích ngắn hạn để lập luận nhằm tránh những sai lầm có thể xảy ra do không phân biệt được sự khác nhau giữa ngắn hạn và dài hạn.

Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công!

Ngày:31/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM