Đề cương hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế học có lời giải

Hy vọng với Đề cương hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế học có lời giải chi tiết này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Đề cương hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế học có lời giải

Câu 1: Ba vấn đề kinh tế cơ bản của xã hội

Vì nguồn lực là khan hiếm, mọi quyết định lựa chọn trong sản xuất và tiêu dùng của các tác nhân kinh tế đều phải đảm bảo sử dụng đầy đủ và hiệu quả nguồn lực. Để sử dụng nguồn lực hiệu quả, các quyết định lựa chọn phải trả lời tốt ba câu hỏi nền tảng được gọi là ba vấn đề cơ bản của kinh tế học, đó là:

Sản xuất cái gì? Sản xuất cái gì là vấn đề cơ bản đầu tiên cần phải trả lời. Vì nguồn lực khan hiếm nên không thể dễ dàng đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Trong khả năng hiện có, xã hội phải lựa chọn để sản xuất một số loại hàng hóa nhất định. Việc lựa chọn loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được ưu tiên sản xuất sẽ được căn cứ vào nhiều yếu tố, ví dụ như cầu của thị trường, khả năng về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, tình hình cạnh tranh, giá cả trên thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu trực tiếp nhất giúp người sản xuất quyết định sản xuất cái gì

Sản xuất như thế nào? Sau khi quyết định được loại hàng hóa, dịch vụ gì nên được sản xuất, xã hội phải trả lời câu hỏi quan trọng thứ hai là "Sản xuất như thế nào?", tức là tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho sản xuất, và sự kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa được lựa chọn. Đồng thời, giải quyết vấn đề "Sản xuất như thế nào?" cũng chính là tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau: hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? sản xuất bao nhiêu? khi nào thì sản xuất và cung cấp? tổ chức và quản lý các khâu từ lựa chọn đầu vào đến tiêu thụ sản phẩm ra sao? Vấn đề này liên quan đến việc xác định những nguồn lực nào được sử dụng và phương pháp để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ. Chẳng hạn để sản xuất ra điện, các quốc gia có thể xây dựng các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp sản xuất nào còn phải xem xét trên khía cạnh hiệu quả kinh tế - xã hội, nguồn lực và trình độ khoa học kỹ thuật của mỗi quốc gia.

Trong nền kinh tế thị trường, các nhà sản xuất vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận sẽ phải tìm kiếm các nguồn lực có chi phí thấp nhất có thể (giả định với số lượng và chất lượng sản phẩm không thay đổi). Các phương pháp và kỹ thuật sản xuất mới chỉ có thể được chấp nhận khi chúng làm giảm chi phí sản xuất.

Sản xuất cho ai? (sản xuất phải hướng đến nhu cầu người tiêu dùng, phân phối đầu ra cho ai?...) Sau khi xác định được loại hàng hóa, dịch vụ nào nên được sản xuất và phương pháp sản xuất các loại sản phẩm đó, xã hội còn phải giải quyết vấn đề cơ bản thứ ba là "Sản xuất cho ai?". Câu hỏi này liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra tới tay người tiêu dùng như thế nào. Tất nhiên, vì nguồn lực là khan hiếm, sẽ có cạnh tranh trong tiêu dùng và trên thị trường tự do cạnh tranh thì sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng thanh toán cho việc mua sản phẩm. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được chính phủ xem xét và điều tiết thông qua các chính sách về thuế, giá cả và trợ cấp, nhằm đảm bảo cho cả những người nghèo, khó khăn, có thu nhập thấp cũng được hưởng những thành quả từ nguồn lực của xã hội.

Vấn đề thứ ba này phải giải quyết đó là, "Ai sẽ nhận sản phẩm và dịch vụ?". Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập và giá cả xác định ai sẽ nhận hàng hóa và dịch vụ cung cấp. Điều này được xác định thông qua tương tác của người mua và bán trên thị trường sản phẩm và thị trường nguồn lực.

Thu nhập chính là nguồn tạo ra năng lực mua sắm của các cá nhân và phân phối thu nhập được xác định thông qua: tiền lương, tiền lãi, tiền cho thuê và lợi nhuận trên thị trường nguồn lực sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, những ai có nguồn tài nguyên, lao động, vốn và kỹ năng quản lý cao hơn sẽ nhận thu nhập cao hơn. Với thu nhập này, các cá nhân đưa ra quyết định loại và số lượng sản phẩm sẽ mua trên thị trường sản phẩm và giá cả định hướng cách thức phân bổ nguồn lực cho những ai mong muốn trả với mức giá thị trường.

Câu 2: Phân tích các nguồn lực sản xuất phát triển kinh tế và đường giới hạn khả năng sản xuất của xã hội

Các Nguồn lực sản xuất phát triển kinh tế:

+ Nhân lực: Quy mô dân số- Chất lượng lao độn

+ Vốn: Nhân tạo – Nhiều loại hình

+ Tài nguyên: Thiên tạo- Nhiều dạng mới

+ Khoa học công nghệ

Đường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các kết hợp khác nhau của hai (hay nhiều loại hàng hóa) có thể được sản xuất từ một số lượng nhất định của nguồn tài nguyên (khan hiếm). Đường giới hạn khả năng sản xuất minh họa cho sự khan hiếm của nguồntài nguyên.

Đường màu xanh là đường giới hạn khả năng sản xuất. Tất cả những điểm nằm trên đường này thể hiện sản lượng đều đã đạt mức tối đa, sử dụng hết toàn bộ năng lực sẵn có của nền kinh tế. Lúc này, nảy sinh ra 2 trường hợp, trường hợp thứ nhất là điểm U, nằm trong đường giới hạn sản xuất và điểm H là điểm nằm ngoài đường PPF.

Đối với điểm U, lúc này sản lượng chưa đạt được mức tối đa, hay nói cách khác là nguồn lực chưa được sử dụng hết trong TH này. Điều này xảy ra khi có các cuộc suy thoái kinh tế, bất ổn chính trị… Biểu hiện của nền kinh tế là thất nghiệp cao, công suất máy móc thừa thãi, thậm chí nhiều DN đóng cửa.

Đối với điểm H, là điểm vượt khả năng sản xuất. Điểm này không đạt đến được do nguồn lực của quốc gia là hữu hạn.

Khi di chuyển dọc theo đường PPF, nếu sản xuất một loại hàng hóa nào nhiều hơn thì sản xuất một loại hàng hóa khác phải ít đi, sản lượng hai loại hàng hóa có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Điều này xảy ra là bởi vì để tăng sản lượng một loại hàng hóa đòi hỏi phải có sự dịch chuyển nguồn lực đầu vào để sản xuất loại hàng hóa kia.

Câu 3: Khái niệm kinh tế học? Kinh tế vĩ mô và vi mô

Kinh tế học la môn khoa học xã hội nghiên cứu sự sản xuất, phân phối và tiêu dùng các loại hàng hóa và dịch vụ.

Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ phận cấu thành quan trọng của môn kinh tế học, có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế quốc gia và kinh tế toàn cầu, xem xét xu hướng phát triến và phân tích biến động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc của nền kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế.

Mục tiêu phân tích của kinh tế học vĩ mô nhằm giải thích giá cả bình quân, tổng việc làm, tổng thu nhập, tổng sản lượng sản xuất. Kinh tế học vĩ mô còn nghiên cứu các tác động của chính phủ như thu ngân sách, chi tiêu chính phủ, thâm hụt ngân sách lên tổng việc làm và tổng thu nhập.

Vd: kinh tế học vĩ mô nghiên cứu chi phí sống bình quân của dân cư, tổng giá trị sản xuất, thu chi ngân sách của một quốc gia.

Kinh tế học vi mô hay là kinh tế tầm nhỏ là một phân ngành chủ yếu của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các cá nhân (gồm người tiêu dùng, nhà sản xuất, hay một ngành kinh tế nào đó) theo cách riêng lẻ và biệt lập.

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên thị trường. Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách thức vận hành của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh tế.

Mục tiêu của kinh tế học vi mô nhằm giải thích giá và lượng của một hàng hóa cụ thể. Kinh  tế  học  vi  mô  còn  nghiên  cứu  các  qui  định, thuế của  chính  phủ  tác  động  đến giá và lượng hàng hóa và dịch vụ cụ thể.

Ví du: kinh tế học vi mô nghiên cứu các yếu tố nhằm xác định giá và lượng xe hơi, đồng thời nghiên cứu các qui định và thuế của chính phủ tác động đến giá cả và sản lượng xe hơi trên thị trường.

Câu 4: Thị trường và cơ chế thị trường, cơ chế kinh tế của Việt Nam hiện nay

Thị trường là tập hợp các thỏa thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp cận nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ

Cơ chế thị trường là tổng thể các yếu tố cung, cầu, giá cả và thị trường cùng các mối quan hệ cơ bản vận động dưới sự điều tiết của các quy luật thị  trường  trong  môi  trường cạnh tranh nhằm mục tiêu duy nhất là lợi nhuận.

Cơ chế thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hoạt động trong môi trường của sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tính định hướng XHCN đòi hỏi trong khi phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần phải củng cố và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có khả năng điều tiết, hướng dẫn sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Kinh tế nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh vực an ninh - quốc phòng, ở các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết... mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì không sinh lời hoặc ít lãi.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương hướng dẫn ôn tập môn Kinh tế học có lời giải​!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Kinh tế học có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

Ngày:30/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM