Bài 3: Lý thuyết lựa chọn và giới hạn khả năng sản xuất

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài 3 để nắm rõ được lý thuyết lựa chọn và giới hạn khả năng sản xuất. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo!

Bài 3: Lý thuyết lựa chọn và giới hạn khả năng sản xuất

Do sự khan hiếm các nguồn lực, nên chỉ có thể cùng lúc sản xuất một sô lượng nhất định đối với mỗi loại hàng hoá trong điều kiện các nguồn lực cho trước. Điều này cũng có nghĩa là với một tống số nguồn lực không đôi nếu muốn sản xuất một loại hàng hoá nào đó nhiều hơn thì buộc phải giảm bớt số lượng được sản xuất của những hàng hoá khác. Sự ràng buộc này được gọi là giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibility Frontier - PPF) mà mỗi doanh nghiệp riêng lẻ hay cả nền kinh tế đều phải châp nhận. Như vậy, PPF là một khái niệm mô tả mối quan hệ tương ứng quy định lẫn nhau giữa số lượng của một loại hàng hoá này với số  lượng các hàng hoá khác cùng được sản xuất từ một nguồn lực cho trước.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm PPF và mối quan hệ giữa việc sản xuất các hàng hoá khác nhau trong phạm vi giới hạn của những nguôn lực cho trước, ta xét ví dụ về sản xuất hai loại hàng hoá khác nhau X và Y thể hiện trong bảng 1.1 sau dây:

Khả năng sản xuât của nền kinh tế được gia đình có việc sản xuất ra hai loại hàng hóa X và Y.

Tập hợp X và Y

A

c

D

E

B

Hàng hóa X

0

2

3

4

5

Hàng hóa Y

20

16

12

8

0

Trường hợp đặc biệt trong đó mức độ hy sinh hàng hoá này để sản xuất hàng hoá kia luôn luôn bằng nhau, ta sẽ có một dường thẳng PPF.

Phưong pháp tiên hành lựa chọn kinh tế là ứng dụng các mô hình toán kinh tế (toán tổi ưu), phương trình, hàm sản xuất Cobb Douglass, toán cực trị bất đẳng thức Cos, đồ thị... Giới hạn ràng buộc là đường cong khả năng sản xuất: sản xuất cái gì, thời gian bao lâu, nguồn lực cho phép như thế nào?

Ví dụ: Xét sản xuất của nền kinh tế với hai hàng hóa là lương thực và quân áo, nếu biểu diễn trên đồ thị cho thấy:

Đường cong pp là giới hạn về khả năng sản xuất, bất cứ điểm nào trên đường cong AB đều là tập hợp số lượng quần áo và lương thực được lựa chọn để sản xuất:

Trong các tập họp trên đường cong PPF chí có một tập hợp là tối ưu

Những điểm nằm ngoài đường cong PPF (trên, dưới) đều là những tập họp không mong muốn.

Nó biểu thị việc không sử dụng hết các nguồn lực sản xuất cho trước: có thể tăng số lượng hàng hoá này mà không phải giảm, thậm chí còn tăng được cả số lượng hàng hoá kia (chẳng hạn từ G đi tới c hoặc E có thể tăng được sổ lượng mặt hàng X hoặc Y trong khi số lượng mặt hàng còn lại vẫn được giữ nguyên). Những điểm nằm trên đường cong như F cho thấy nền sản xuất không thể đạt được cùng lúc quá nhiều hàng hoá khác nhau bằng nguồn lực cho trước của mình.

Nêu không kể tới các nhân tố bên ngoài như thời tiết, chiến tranh, thiên tai... thì giới hạn khả năng sản xuất còn do các nguồn lực và kỹ thuật sử dụng chúng quyết định. Như mô tả trên, các đường PPF có thể được mở rộng hay thu hẹp do nhưng thay đổi về nguồn lực hoặc kỹ thuật sản xuất. Đối với toàn bộ nền kinh tế quổc gia, tăng trưởng nói chung sẽ làm dịch chuyển đường PPF ra phía ngoài.

Quy luật thu nhập giảm dần và quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng

Quy luật thu nhập giảm dần phản ánh mối quan hệ giữa việc sử dụng một đầu vào trong sản xuất với thu nhập do yếu tố đầu vào đó mang lại. Nếu cố định các đầu vào khác thì việc tăng thêm một số lượng đầu vào có thể đạt tới một điểm mà kết quả đầu ra tăng thêm có xu hướng ngày càng giảm dần.

Vỉ dụ: Giả sử 10 lao động canh tác trên một diện tích đất 10 ha mang lại thu nhập 500 tạ thóc, tức là bình quân mỗi lao động làm ra 50 ta. Nếu sổ đất đai không đổi, cùng với máy móc và công cụ như trước thì đon vị lao động thứ 11 chỉ có thể mang lại thu nhập là 45 tạ thóc; các đơnn vị thứ 12, 13, 14... làm ra ít hơn nữa:

Diện tích đất (ha)

10

10

10

10

10

Sổ lao động

10

11

12

13

14

Sản lượng thóc

500

580

640

680

700

Sản lượng tăng thêm

 

80

60

40

20

Cần chú ý rằng, quy luật thu nhập giám dần chi là một xu hướng có tính quy luật chứ không phải tuyệt đối. Trong thực tế, có những đơn vị khi đầu vào tăng thêm, lúc đầu có thể mang lại phần thu nhập tăng thêm tăng lên song dần dần thì quy luật thu nhập giảm dần sẽ có tác động. Mặt khác, quy luật thu nhập giảm dần cùng không mâu thuẫn với các trường hợp thu nhập không đổi theo quy mô (thu nhập tăng cùng một tỷ lệ với tỷ lệ tăng thêm của các đầu vào biển đổi) hoặc thu nhập tăng theo quy mô (thu nhập tăng với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ tăng thêm các yếu tố đầu vào biến đổi). Tất nhiên, trong hai trường hợp sau, tất cả các yếu tố đâu vào đều biến đổi mà không có một yếu tố nào cố địnhh như trong trường họp của quy luật thu nhập giảm dần.

Quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng, để có thêm một số lượng đầu ra như nhau, người ta phải tốn chi phí tương đối ngày càng lớn hơn so với trước. Chi phí tương đối sau đây được tính bằng số lượng các đầu ra khác phải giảm đi đô tăng thêm số lượng đầu ra đó. Về hình thức, quy luật này giống như quy luật thu nhập giảm dần được phát biểu ngược lại.

Tuy vậy, về thực chất giữa hai quy luật này có sự khác nhau nhất định. Nếu quy luật thu nhập giảm dần chỉ nói về mối quan hệ giữa số lượng yếu tố đầu vào tăng thêm với số lượng đầu ra tăng thêm thì quy luật chi phí tương đối ngày càng tăng lại thể hiện mối quan hệ giữa các số lượng đầu ra với nhau. Một hình ảnh rõ nét về quy luật này là dường PPF.

Để có thêm 1 đơn vị hàng hoá X, lúc đầu, người ta cần phải hy sinh 1 đơn vị hàng hoá Y (từ điểm A tới điém C), nhưng sau đó, số lượng hàng hoá Y phải giảm tăng dần, chẳng hạn là 2 (từ c dên D), 3 (từ D đên E)... trường hợp đặc biệt, khi đường PPF tăng thì tỷ lệ thay thế giữa các hàng hoá X và Y là giống nhau ở bẩt kỳ điểmm nào trên dường PPK.

Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:31/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM