Bài 2: Dãy số đơn điệu và phân kỳ ra vô cực

Mời các bạn cùng eLib tham khảo nội dung bài giảng Bài 2: Dãy số đơn điệu và phân kỳ ra vô cực sau đây để tìm hiểu về định nghĩa và định lý của dãy số đơn điệu, phân kỳ ra vô cực.

Bài 2: Dãy số đơn điệu và phân kỳ ra vô cực

1. Dãy số đơn điệu

1.1 Định nghĩa

i) Dãy {un} gọi là đơn điệu tăng nếu \({u_n} \le {u_{n + 1}},\forall n \in N \).

Bỏ dấu “=” ta có định nghĩa một dãy tăng nghiêm ngặt (nghiêm cách).

ii) Dãy {un} gọi là đơn điệu giảm nếu \({u_n} \ge {u_{n + 1}},\forall n \in N\)

Bỏ dấu “=” ta có định nghĩa một dãy giảm nghiêm ngặt.

iii) Dãy tăng hoặc giảm gọi chung là dãy đơn điệu.

1.2 Định lý:

i) Dãy tăng và bị chận trên thì hội tụ.

ii) Dãy giảm và bị chận dưới thì hội tụ.

Chứng minh: Đặt \(A = \left\{ {{u_n}/n \in N} \right\} \subset R\)

i) {un} bị chận trên ⇒ A bị chận trên. Theo tính chất được sắp hoàn chỉnh ta có : sup A tồn tại.

Ta sẽ chứng minh {un} → sup A.

Với \(\varepsilon > 0\) cho trước, theo tính chất của sup thì

\(\exists N:\sup A - \varepsilon < {u_N} \le \sup A\)

Vì {un} tăng nên  \(sup A - \varepsilon < {u_N} \le {u_n},\forall n > N\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \sup A - {u_n} < \varepsilon ,\forall n > N\\ \Rightarrow \left| {{u_n} - {\mathop{\rm supA}\nolimits} } \right| < \varepsilon ,\forall n > N \end{array}\)

(vì \(\left| {{u_n} - {\mathop{\rm supA}\nolimits} } \right| = \left| {\sup A - {u_n}} \right| = \sup A - {u_n}\))

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {u_n} = \sup A\)

Tương tự {un} giảm và bị chận dưới thì hội tụ về infA.

Ví dụ 1: Xét dãy số {un} với \({u_n} = \left( {1 - \frac{1}{2}} \right)\left( {1 - \frac{1}{3}} \right)...\left( {1 - \frac{1}{n}} \right)\)

Chứng minh: {un} hội tụ.

Giải: Ta có \({u_{n + 1}} = \left( {1 - \frac{1}{{n + 1}}} \right){u_n} \le {u_n},\forall n \in {N^*}\)

⇒ {un} giảm và \({u_n} > 0,\forall n \in {N^*}\)

Vậy {un} giảm và bị chận dưới bởi 0 nên {un} hội tụ.

Ví dụ 2: Cho dãy số {un}  với = \({u_n} = \frac{1}{2} + \frac{1}{{{2^2}}} + ... + \frac{1}{{{2^n}}}\)

Chứng minh {un} hội tụ và tìm giới hạn của {un}.

Giải

Ta có: \({u_n} = \frac{{\frac{1}{2}\left( {1 - \frac{1}{{{2^n}}}} \right)}}{{1 - \frac{1}{2}}} = 1 - \frac{1}{{{2^n}}} < 1,\forall n\)

\( \Rightarrow {u_{n + 1}} = {u_n} + \frac{1}{{{2^{n + 1}}}} > {u_n},\forall n\)

⇒ {un} tăng và bị chặn trên bởi 1 ⇒ {un}  hội tụ

Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {u_n} = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \left( {1 - \frac{1}{{{2^n}}}} \right) = 1\)

2. Dãy phân kỳ ra \(\infty\).

2.1 Định nghĩa:

Dãy số không hội tụ gọi là dãy số phân kỳ.

Ví dụ: {un} với {un} =(-1)n là một dãy phân kỳ.

2.2 Định nghĩa: 

i) Dãy {un} gọi là phân kỳ ra \(+\infty\) nếu tính chất sau thỏa:

\(\forall A > 0\) cho trước, \(\exists N:n > N \Rightarrow {u_n} > A\)

ii) Dãy {un} gọi là phân kỳ ra \(-\infty\)  nếu tính chất sau thỏa:

\(\forall A > 0\) cho trước, \(\exists N:n > N \Rightarrow {u_n} < -A\)

  • Nếu dãy {un} phân kỳ ra \(+\infty\), ta viết

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {u_n} = + \infty \) hay \({u_n} \to + \infty\)

  • Nếu dãy {un} phân kỳ ra \(-\infty\), ta viết

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {u_n} = - \infty \) hay \({u_n} \to - \infty\)

Nhận xét: Định nghĩa trên giống định nghĩa sự hội tụ về a của dãy, trong đó thay \(\varepsilon > 0\) bằng A > 0 và \(\left| {{u_n} - a} \right| < \varepsilon\) bằng un > A (hoặc un < -A).

2.3 Mệnh đề 

Giả sử {un} tăng và {vn} giảm thỏa:

\(\left\{ \begin{array}{l} {u_n} \le {v_n},\forall n \in N\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } \left( {{u_n} - {v_n}} \right) = 0\,(*) \end{array} \right. \)

thì {un} và {vn} hội tụ về cùng một giới hạn.

Chứng minh:

Ta có \({u_n} \le {v_n} \le {v_1},\forall n\)

⇒ {un} bị chận trên bởi v1 (và un tăng)

⇒ {un} hội tụ về x1.

\({v_n} \ge {u_n} \ge {u_1},\forall n \)

⇒ {vn} giảm và bị chận dưới bởi u1

⇒ {vn} hội tụ về x2.

\( \Rightarrow {x_1} - {x_2} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {u_n} - \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } {v_n} = \mathop {\lim }\limits_{x \to \infty } ({u_n} - {v_n}) = 0\,\,do\,\,(*)\)

\( \Rightarrow {x_1} = {x_2} \)

Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Dãy số đơn điệu và phân kỳ ra vô cực được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:25/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM