Bài học Sinh 12
Mục lục nội dung
1. Giới thiệu Bài học Sinh học 12
Ban biên tập eLib xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu Bài giảng Sinh học lớp 12 Đầy đủ và Chi tiết nhất 2020 được chúng tôi tổng hợp chi tiết, chính xác và đăng tải ngay sau đây. Bài giảng Sinh học lớp 12 là tài liệu tham khảo hay, ngắn gọn chi tiết nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thể phân tích và tổng hợp các kiến thức như: cơ chế di truyền, tính quy luật của di truyền, quá trình tiến hóa và mối quan hệ giữa sinh vật với môi trường. Tài liệu bao gồm các phần kiến thức trọng tâm sẽ giúp các em ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia.
Nội dung trong Bài giảng Sinh học lớp 12 trải dài qua 10 chương với 46 bài học theo chương trình học trong sách giáo khoa môn Sinh học lớp 12. Cấu trúc của mỗi bài giảng sẽ bao gồm 4 phần:
- Tóm tắt lý thuyết
- Bài tập minh họa
- Luyện tập trắc nghiệm và tự luận
- Kết luận
Các em có thể tham khảo nội dung chi tiết của từng bài giảng với Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Phương pháp ôn tập hiệu quả môn Sinh học 12
Những năm gần đây môn sinh đã chuyển sang hình thức thi và kiểm tra bằng trắc nghiệm.
Việc chuyển đổi này sẽ làm giảm bớt tình trạng học vẹt của học sinh hiện nay. Thế nhưng với hình thức này sẽ dễ gây ra sự nhầm lẫn trong quá trình làm bài. Vì vậy, để ôn tập tốt môn Địa lý cho kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi đại học thì bạn cần có phương pháp khoa học, hợp lý. Những thông tin dưới đây sẽ định hướng cho bạn cách ôn tập hiệu quả môn học này.
2.1. Mục tiêu, mục đích với môn học
- Mục tiêu của bạn đặt ra cho môn Sinh là bao nhiêu điểm?
- Mục đích khi bạn thi môn Sinh là gì?
- Kiến thức của bạn hiện tại ra sao?
2.2. Định hướng học tập
- Cấu trúc đề thi THPT QG môn Sinh bao gồm 60% lý thuyết và 40% bài tập để định hướng kiến thức cần học
- Quá trình ôn tập môn Sinh bao gồm ba giai đoạn ôn tập: Tổng quát kiến thức, luyện đề và luyện phương pháp-kỹ năng và cuối cùng là tối ưu hóa kiến thức. Vì vậy, các em cần phải phân chia thời gian hợp lí và dàn đều cho 3 giai đoạn.
2.3. Một số phương pháp học tập lý thuyết Sinh học có hiệu quả
- Biến các kiến thức các bạn học được theo cách hiểu của mình.
- Tổng hợp các kiến thức sau mỗi bài học có thể dưới dạng sơ đồ tư duy. Vd: đột biến gen gồm: nguyên nhân, cơ chế, các dạng đột biến, ý nghĩa sự đột biến, ví dụ,...
- Sau mỗi chương cần tổng hợp lại kến thức dưới dạng sơ đồ tư duy theo 1 hướng nhất định.
- Sinh học gồm 3 dạng kiến thức: khái niệm, quá trình, quy luật. Vì vậy, khi học các em cần phân biệt được các loại kiến thức.
- Xây dựng các mối liên hệ giữa các kiến thức tạo ra các vấn đề logic. Để tránh sự rời rạc kiến thức.
2.4. Một số lưu ý khi học các kiến thức SGK
- Phân tích và mô tả được các ví dụ, hình ảnh và sơ đồ trong SGK đưa ra.
- So sánh được kiến thức: so sánh giữa các khái niệm, vấn đề nêu ra trong SGK ví dụ: đột biến gen-đột biến NST.
- So sánh kiến thức giữa sách cơ bản và sách nâng cao trong cùng 1 vấn đề.
- Tham khảo các câu hỏi ở giữa bài học. Vì các câu hỏi này là những câu hỏi mở rộng và liên kết các kiến thức với nhau.
2.5. Một số phương pháp làm bài Sinh học có hiệu quả
- Phân dạng các dạng bài tập lấy ví dụ cho từng bài.
- Thực hành nhiều lần, đi theo cấp độ từ dễ đến khó để tạo thành phản xạ cho các dạng bài.
- Làm các dạng bài tập tích hợp từ đơn giản đến phức tạp. Vd: bài tập nhiều cặp tính trạng thì chúng ta phải xét từng tính trạng 1 trước rồi mới kết hợp.
- Hiểu, nhớ và vận dụng được các công thức giải nhanh trong các bài tập.
- Sau khi luyện xong đề cần phải rút ra được các kỹ năng làm đề. Hiểu được bản chất của từng vấn đề.
Tham khảo thêm
- doc
Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học
- doc
Bài 46: Thực hành Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
- doc
Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái
- doc
Bài 44: Chu trình sinh địa hóa và sinh quyển
- doc
Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
- doc
Bài 42: Hệ sinh thái
- doc
Bài 41: Diễn thế sinh thái
- doc
Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- doc
Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật
- doc
Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo)