Giải bài tập SGK Lịch sử 7 Bài 30: Tổng kết
Nội dung giải bài tập SGK bài 30 môn Lịch sử 7 được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ giúp các em hệ thống lại toàn bộ chương trình môn Sử thông qua các bài tập có phương pháp và đáp án rõ ràng, chi tiết. eLib hy vọng rằng đây sẽ là tại liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 148 SGK Lịch sử 7
Những nét lớn về tình hình xã hội, kinh tế, văn hóa thời phong kiến.
Phương pháp giải
Dựa vào hiểu biết của bản thân và các kiến thức đã học ở phần 1 để trả lời.
- Tình hình xã hội: có sự phân chia giai cấp
+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
- Tình hình kinh tế: sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp với kĩ thuật canh tác lạc hậu, ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa
- Tình hình văn hóa: phát triển chậm.
Hướng dẫn giải
* Tình hình xã hội:
- Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến là:
+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
- Quan hệ giữa các giai cấp là: quan hệ bóc lột, địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.
* Tình hình kinh tế:
- Cơ sở kinh tế của xã hội phong kiến là nông nghiệp, kết hợp với chăn nuôi và một số nghề thủ công.
- Sản xuất nông nghiệp bị bó hẹp, đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông), hay trong các lãnh địa phong kiến (phương Tây) với kĩ thuật canh tác lạc hậu.
- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ hay lãnh chúa. Họ giao cho những người nông dân lĩnh canh hoặc nông nô cày cấy rồi thu tô, thuế.
- Thủ công và thương nghiệp từng bước phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế phong kiến ở giai đoạn sau.
* Tình hình văn hóa:
- Văn hóa thời phong kiến phát triển chậm, tuy nhiên cũng đạt được một số thành tựu đáng kể.
2. Giải bài 2 trang 148 SGK Lịch sử 7
Sự khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến ở châu Âu.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức đã học phần 1 SGK Lịch sử 7 để trả lời.
So sánh xã hội phong kiến phương Đông và phương Tây qua các phương diện: thời gian hình thành, giai đoạn phát triển, cơ sở kinh tế, các giai cấp cơ bản và thể chế chính trị có trong xã hội.
Hướng dẫn giải
Xã hội phong kiến phương Đông
- Thời gian hình thành: Hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).
- Thời kì phát triển: Từ thế kỉ X - XV, phát triển khá chậm.
- Thời kì khủng hoảng: Từ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: Địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thể chế chính trị: Quân chủ chuyên chế
Xã hội phong kiến ở châu Âu
- Thời gian hình thành: Hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.
- Thời kì phát triển: Từ thế kỉ XI - XIV, phát triển rất phồn thịnh.
- Thời kì khủng hoảng: Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa phong kiến.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thể chế chính trị: Quân chủ chuyên chế
3. Giải bài 3 trang 148 SGK Lịch sử 7
Hãy nêu tên các vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc.
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã được học ở phần 2 SGK Lịch sử 7 để trả lời.
Một số vị anh hùng như: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn...
Hướng dẫn giải
Các vị anh hùng đã có công và giương cao ngọn cờ đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập cho Tổ quốc như: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ,...
4. Giải bài 4 trang 148 SGK Lịch sử 7
Lập bảng trình bày sự phát triển kinh tế ở nước ta từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX.
Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức phần 2 SGK Lịch sử 7 để trả lời.
Sự phát triển đất nước thông qua 5 giai đoạn chính:
- Thời Ngô - Đinh - Tiền Lê
- Thời Lý - Trần - Hồ
- Thời Lê sơ
- Thế kỉ XVI đến XVIII
- Nửa đầu thế kỉ XIX.
Hướng dẫn giải
5. Giải bài 5 trang 148 SGK Lịch sử 7
Văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX có những thành tựu gì?
Phương pháp giải
Từ các kiến thức đã học và dựa vào kiến thức phần 2 SGK Lịch sử 7 để trả lời.
- Văn học, giáo dục, nghệ thuật
+ Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê: văn hóa dân gian phát triển, giáo dục chưa phát triển.
+ Thời Lý – Trần – Hồ: văn học chữ Hán phát triển, có một số công trình kiến trúc tiêu biểu.
+ Thời Lê sơ: phát triển giáo dục
+ Thế kỉ XVI – XVIII: chữ Quốc ngữ ra đời, truyện Nôm.
+ Nửa đầu thế kỉ XIX: văn học phát triển rực rỡ, một số công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng.
- Khoa học – kĩ thuật
+ Thời Lý – Trần – Hồ: phát triển, chú trọng đến quân sự
+ Thời Lê sơ: ban hành bộ luật Hồng Đức
+ Thế kỉ XVI – XVIII: chế tạo vũ khí, phát triển làng nghề thủ công.
+ Nửa đầu thế kỉ XIX: phát triển văn học, y học...
Hướng dẫn giải
Văn học, giáo dục, nghệ thuật
- Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê:
+ Văn hóa dân gian phát triển
+ Giáo dục chưa phát triển.
- Thời Lý – Trần – Hồ:
+ Văn học chữ Hán:Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo...
+ Chùa Một Cột.
- Thời Lê sơ:
+ Quốc Tử Giám mở rộng.
+ Lộ, phủ, kinh thành có trường công.
+ Các kì thi quốc gia được tổ chức.
- Thế kỉ XVI – XVIII:
+ Chữ Quốc ngữ ra đời.
+ Chiếu lập học.
+ Truyện Nôm.
+ Nghệ thuật sân khấu phong phú
- Nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Văn học phát triển rực rỡ: truyện Kiều, Chinh phụ ngâm...
+ Công trình kiến trúc đồ sộ nổi tiếng: cung điện Huế, chùa Tây Phương.
Khoa học – kĩ thuật
- Thời Lý – Trần – Hồ:
+ Quân sự: Binh thư yếu lược của Trần Quốc Tuấn.
+ Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến.
+ Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu.
+ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên.
+ Thiên văn có Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán.
- Thời Lê sơ:
+ Đại Việt sử kí (10 quyển) của Lê Văn Hưu.
+ Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên.
+ Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông.
+ Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh.
- Thế kỉ XVI – XVIII:
+ Chế tạo vũ khí.
+ Phát triển làng nghề thủ công.
- Nửa đầu thế kỉ XIX:
+ Định Việt sử thông giám cương mục.
+ Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện
+ Y học dân tộc có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.