Thuốc Gonadotropin - Gây rụng trứng và điều trị vô sinh

Gonadotropin thuộc phân nhóm hormone dinh dưỡng, được dùng để gây rụng trứng, trị bệnh vô sinh ở nữ và tăng số lượng tinh trùng ở nam. Cùng eLib.VN tìm hiểu công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng thuốc nhé.

Thuốc Gonadotropin - Gây rụng trứng và điều trị vô sinh

Tên gốc: gonadotropin

Tên biệt dược: Novarel®, Ovidrel®, Pregnyl®

Phân nhóm: hormone dinh dưỡng & các thuốc tổng hợp có liên quan

1. Tác dụng

Tác dụng của thuốc gonadotropin là gì?

Thuốc gonadotropin thường được sử dụng để gây rụng trứng và điều trị bệnh vô sinh ở phụ nữ và có thể dùng để tăng số lượng tinh trùng ở nam giới. HCG cũng được sử dụng ở những cậu bé mắc bệnh tinh hoàn không xuống bìu bình thường.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc gonadotropin cho người lớn như thế nào?

Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thông tin về liều dùng thuốc gonadotropin.

Liều khuyến cáo đối với người lớn như sau:

Liều dùng thông thường cho người lớn để kích thích rụng trứng Liều khuyến cáo là 5000-10.000 IU (đơn vị quốc tế), thuốc được dùng bằng đường tiêm bắp một ngày sau ngày cuối cùng dùng menotropin.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh suy tuyến sinh dục ở nam giới Liều khuyến cáo là 500-1000 IU (đơn vị quốc tế), thuốc được dùng bằng đường tiêm bắp ba lần một tuần trong 3 tuần, tiếp theo là liều hai lần một tuần trong 3 tuần hoặc 4.000 IU (đơn vị quốc tế), ba lần một tuần trong 6-9 tháng, tiếp theo 2000 IU (đơn vị quốc tế), ba lần một tuần trong 3 tháng bổ sung.

Liều dùng thuốc gonadotropin cho trẻ em như thế nào?

Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thông tin về liều dùng thuốc gonadotropin. Liều khuyến cáo đối với tình trạng tinh hoàn ẩn trước tuổi dậy thì: 4000 IU (đơn vị quốc tế), dùng thuốc bằng đường tiêm bắp ba lần một tuần trong 3 tuần hoặc 5000 IU (đơn vị quốc tế), dùng thuốc bằng đường tiêm bắp cách ngày với bốn mũi tiêm hoặc 500-1000 IU (đơn vị quốc tế) dùng thuốc bằng đường tiêm bắp với 15 mũi tiêm trong khoảng 6 tuần hoặc 500 IU (đơn vị quốc tế) ba lần một tuần trong 4-6 tuần. Nếu không thành công, bạn có thể lặp lại liều 1000 IU (đơn vị quốc tế) một tháng sau đó. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc gonadotropin như thế nào?

Khi dùng thuốc gonadotropin, bạn nên:

Dùng thuốc bằng đường tiêm, được thực hiện bởi một chuyên gia y tế tại bệnh viện hoặc phòng khám. Liều lượng thuốc tiêm được tính toán bởi bác sĩ; Đọc nhãn thuốc cẩn thận trước khi dùng; Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn có bất kỳ nào trong quá trình dùng thuốc.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

4. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc gonadotropin?

Cũng giống như khi dùng các thuốc khác, thuốc gonadotropin có thể gây ra một số tác dụng phụ. Hầu hết các tác dụng phụ hiếm khi xảy ra và không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn phải luôn tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn mắc phải bất kỳ vấn đề nào sau khi dùng thuốc.

Thuốc gonadotropin có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Đau vùng chậu dữ dội; Sưng phù chân và tay; Đau bụng; Khó thở; Tăng cân; Tiêu chảy; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Đi tiểu ít hơn bình thường; Đau đầu; Cảm thấy bồn chồn hay cáu kỉnh; Sưng phù nhẹ; Trầm cảm; Đau hoặc sưng vú; Đau, sưng hoặc kích ứng nơi tiêm thuốc.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng thuốc gonadotropin, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc gonadotropin, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn đang dùng bất cứ loại thuốc khác, kể cả những thuốc kê toa hoặc thuốc không kê toa, sản phẩm thảo dược hoặc thực phẩm chức năng; Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc gonadotropin hoặc bất kỳ thuốc nào khác; Bạn định dùng thuốc ở trẻ em hoặc người cao tuổi; Bạn mắc bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc gonadotropin trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

6. Tương tác thuốc

Thuốc gonadotropin có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc gonadotropin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc gonadotropin bao gồm:

Antagon® (ganirelix); Follicle stimulating hormone/ganirelix; Follistim/Antagon (follicle stimulating hormone/ganirelix); Ganirelix.

Thuốc gonadotropin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thuốc gonadotropin có thể tương tác với thức ăn hoặc rượu và làm thay đổi hoạt động thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá trước khi dùng thuốc.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc gonadotropin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn nên báo cho bác sĩ biết nếu mình có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Bệnh tuyến giáp hoặc tuyến thượng thận; U nang buồng trứng; Dậy thì sớm; Ung thư hoặc khối u vú, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt, vùng dưới đồi hoặc tuyến yên; Xuất huyết tử cung; Bệnh tim; Bệnh thận; Bệnh động kinh; Đau nửa đầu; Hen suyễn.

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc gonadotropin như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

8. Dạng bào chế

Thuốc gonadotropin có những dạng và hàm lượng nào?

Thuốc gonadotropin có dạng tiêm và hàm lượng 5000 IU (đơn vị quốc tế), 10000 IU (đơn vị quốc tế).

Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc gonadotropin. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. eLib.VN không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM