Hướng dẫn viết đề cương khóa luận tốt nghiệp chi tiết
Đề cương luận văn tốt nghiệp là bước quan trọng đầu tiên bạn phải làm để có thể định hình được những nội dung của luận văn. Hy vọng dựa vào những hướng dẫn viết đề cương luận văn tốt nghiệp mà eLib chia sẽ dưới đây, bạn có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
Mục lục nội dung
1. Đề cương luận văn tốt nghiệp là gì?
Đề cương luận văn tốt nghiệp nói lên tiến trình nghiên cứu, và cũng chính là bố cục của luận văn, bao gồm các chương, mục phản ánh mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu từ đầu đến cuối một cách logic.
Qua đề cương, bạn sẽ thể hiện được sườn ý chính của luận văn, cũng như cho người xem thấy được quá trình nghiên cứu của mình bao gồm những bước nào.
Vì vậy, đề cương luận văn tốt nghiệp sẽ giúp người đọc, đặc biệt là thầy cô hướng dẫn phần nào đánh giá được giá trị và nắm được hướng đi của luận văn.
Nếu như luận văn tốt nghiệp là một bài luận văn hoàn chỉnh thì đề cương luận văn tốt nghiệp là một chiếc khung hoàn hảo để giúp bạn hoàn thiện bài luận văn đó.
Trước tiên, bạn cần chọn đề tài phù hợp, sau đó triển khai đề cương với đủ 3 đề mục chính: Phần mở đầu, phần bàn luận, phần kết luận.
Mỗi phần, bạn sẽ cần phác họa những ý chí để triển khai. Ví dụ, tại phần mở đầu, bạn sẽ giới thiệu một cách ngắn gọn lý do chọn đề tài và nêu lên tầm quan trọng của đề tài trong cuộc sống.
Tiếp theo, ở phần bàn luận, bạn có thể chia nhỏ thành nhiều chương để thuyết minh về đề tài một cách sâu sắc nhất. Việc chia nhỏ chương sẽ giúp bài luận văn của bạn được rõ ràng về nội dung và hình thức.
Cuối cùng, ở phần kết luận, hãy rút ra những ý nghĩa của đề tài cũng như vai trò của đề tài trong cuộc sống.
Ngoài ra, bạn cần có phần phụ lục và tài liệu tham khảo để kết thúc bài luận văn. Hãy thực hiện đề cương luận văn tốt nghiệp với đầy đủ các phần trên.
2. Cách viết đề cương luận văn tốt nghiệp
Một luận văn hay, rõ ràng và đầy đủ ý luôn luôn xuất phát từ một đề cương tốt. Viết đề cương là bước đầu bạn cần làm trước khi tiến hành viết nội dung luận văn.
Đề cương luận văn tốt nghiệp chỉ được duyệt khi giáo sư hướng dẫn hiểu được những gì bạn muốn viết trong luận văn thông qua đề cương ấy, cũng như có cách trình bày rõ ràng và bám sát chủ đề luận văn.
2.1 Chọn đề tài nghiên cứu hay và phù hợp
Trước khi viết đề cương luận văn tốt nghiệp, bạn cần chọn cho mình một đề tài nghiên cứu. Chỉ khi có đề tài, bạn mới định hình được mình cần làm những bước gì để tìm hiểu đề tài, và viết các bước đó vào đề cương nghiên cứu.
Đề tài của đề cương luận văn tốt nghiệp cần mang tính cấp thiết, nghĩa là đề tài ấy phải thú vị, hợp lý và rất cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp.
Tuy nhiên, đề tài phải phù hợp với khả năng của bạn. Nếu đề tài hay nhưng vượt quá khả năng nghiên cứu thì sẽ cho ra kết quả không chính xác, cũng như không có ý nghĩa gì cho khoa học và thực tiễn, dẫn đến luận văn không có giá trị.
2.2 Xây dựng đề cương luận văn tốt nghiệp
Đối với một luận văn khoa học, đề cương luận văn tốt nghiệp, ngoài phần mở đầu và kết luận, thông thường bao gồm 4 chương. Các chương và các mục nhỏ trong chương phải được đặt tên liên quan với nhau.
Do đó, nguyên tắc phải tuân thủ khi xây dựng đề cương luận văn tốt nghiệp là: tên các chương phải phù hợp với tên đề tài, tên các mục lớn trong chương phải phù hợp với tên chương, tên các mục nhỏ phải phù hợp với tên các mục lớn…
2.3 Nội dung của đề cương luận văn tốt nghiệp:
Lời mở đầu:
Thông thường lời mở đầu trong đề cương luận văn tốt nghiệp sẽ thể hiện được trình độ của người viết và tính giá trị của luận văn, do đó, bạn cần trau chuốt kỹ phần này với đầy đủ ý và có sự dẫn dắt thuyết phục. Nhìn chung, lời mở đầu ở đề cương luận văn tốt nghiệp phải bao hàm những nội dung sau:
Lý do chọn đề tài nghiên cứu: nêu lên tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu, các vấn đề tồn tại liên quan đến đề tài, từ đó nêu lên tính cấp thiết (sự cần thiết phải nghiên cứu ) của đề tài và từ đó nêu lên lý do chọn đề tài.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài để làm gì? giải quyết vấn đề gì cho đề tài, cho ai, cho đơn vị/ tổ chức nào?
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài về không gian và thời gian: ở đâu? trong khoảng năm nào tới năm nào?
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Sử dụng các phương pháp phân tích đã học: so sánh, phân tích, dự báo…
- Nguồn số liệu của đề tài: thu thập số liệu từ những nguồn nào (sách báo, bài nghiên cứu khoa học, các phương tiện truyền thông…)?
Các chương và nội dung chương trong đề cương luận văn tốt nghiệp
Chương 1: Giới thiệu về đơn vị/ tổ chức
Chương 1 của đề cương luận văn tốt nghiệp sẽ xoay quanh các giới thiệu các đối tượng, bối cảnh liên quan đến việc nghiên cứu.
1.1. Giới thiệu tổng quan về đơn vị/ tổ chức
1.2. Lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm dịch vụ
1.3. Kết quả kinh doanh qua các năm…
Chương 2: Cơ sở lý luận
Các cơ sở lý luận trong chương 2 của đề cương luận văn tốt nghiệp phải được tham khảo từ những tài liệu có chất lượng và giá trị đã được công nhận như sách vở hoặc các công trình nghiên cứu chính thống. Tuyệt đối không sao chép hay copy trên internet.
Ở phần này của đề cương luận văn tốt nghiệp, bạn cần trình bày những vấn đề lý luận chung, những lý thuyết, thuật ngữ, phương pháp nghiên cứu. Các nội dung phải đảm bảo như sau:
- Các khái niệm
- Vai trò và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Nêu khái quát các lý thuyết, học thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Ví dụ: Basel III, lý thuyết về quản trị rủi ro tín dụng….)
- Các nhân tố ảnh hưởng: nhân tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu của đề tài trong luận văn.
- Các rủi ro có thể xảy ra xoay quanh đề tài nghiên cứu: chủ quan và khách quan….
- Phương pháp phân tích được áp dụng trong nghiên cứu đề tài: khái niệm, ý nghĩa, nêu rõ các công cụ, công thức, mô hình… được dùng để nghiên cứu.
- Các chỉ tiêu dùng để phân tích và đánh giá vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng của đề tài nghiên cứu tại phạm vi nghiên cứu
Trong chương 3 của đề cương luận văn tốt nghiệp, bạn phân tích thực trạng về đề tài nghiên cứu tại đơn vị thực tập: thường dành để phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề nghiên cứu, nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm, việc phân tích bắt buộc phải dựa trên cơ sở lý luận và các chỉ tiêu phân tích đã đưa ra trong chương 2 của đề cương luận văn tốt nghiệp. Cụ thể hóa như sau:
- Nêu tình hình chung về đối tượng nghiên cứu ở đơn vị/ tổ chức
- Trình bày chi tiết các sản phẩm của đề tài nghiên cứu tại đơn vị/ tổ chức: tên sản phẩm, mục đích sử dụng, phân khúc khách hàng, điều kiện thực hiện, chi phí và doanh thu từ sản phẩm, quy trình tạo nên sản phẩm, chương trình khuyến mãi hoặc tiện ích kèm theo, hướng dẫn sử dụng sản phẩm, đánh giá ưu nhược điểm thực tế của sản phẩm…
- Phân tích thực trạng về mục tiêu nghiên cứu của đề tài nghiên cứu
- Nêu mục tiêu ý nghĩa của chỉ tiêu, mô hình phân tích
- Đánh giá thực trạng về vấn đề nghiên cứu tại đơn vị/ tổ chức: ưu điểm, nhược điểm, khó khăn tồn tại, nguyên nhân tồn tại theo kết quả nghiên cứu thực tế từ các chỉ tiêu phân tích bên trên.
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị
Trong chương 4 của đề cương luận văn tốt nghiệp, dựa trên các kết quả đã nghiên cứu được, bạn cần phải đưa ra các phương pháp kiến nghị giúp cải thiện hoặc nâng cao các hiệu quả chất lượng của các vấn đề của đối tượng nghiên cứu.
Mỗi vấn đề đã nêu ra trong phần kết luận ở cuối chương 3 của đề cương luận văn tốt nghiệp, cần có nhiều giải pháp để giải quyết cho các khó khăn tồn tại.
3. Mẫu đề cương luận văn tốt nghiệp tham khảo
Mẫu 1:
Tên đề tài: Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty A
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
5. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh doanh lữ hành và chất lượng hướng dẫn viên du lịch
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Du lịch và khách du lịch
1.1.2. Kinh doanh lữ hành và công ty lữ hành
1.1.3. Hoạt động hướng dẫn du lịch và chương trình du lịch
1.1.4. Hướng dẫn viên du lịch
1.2. Một số lý thuyết về chất lượng hướng dẫn viên du lịch
1.2.1. Các nhân tố tác động tới hoạt động hướng dẫn du lịch
1.2.2. Chất lượng hướng dẫn viên du lịch
1.2.2.1. Khái niệm và vai trò của chất lượng hướng dẫn viên du lịch
1.2.2.2. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng hướng dẫn viên du lịch
1.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và giải pháp nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty A
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty A
2.1.1. Giới thiệu về Công ty A
2.1.2. Kết quả kinh doanh năm …………….. của công ty A
2.2. Thực trạng chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty A
2.2.1. Giới thiệu chung về đội ngũ hướng dẫn viên của Công ty
2.2.2. Thực trạng giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của Công ty A
2.2.2.1. Về quản lý thực hiện quy trình hướng dẫn du lịch
2.2.2.2. Về bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ
2.2.2.3. Về khả năng tổ chức chuyến du lịch và kỹ năng giao tiếp
2.2.2.4. Về tuyển chọn, quản lý sử dụng và bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch
2.3. Đánh giá chung về thực trạng chất lượng hướng dẫn viên tại Công ty A
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Chương 3: Đề xuất – Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty A
3.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh doanh lữ hành tại Hải Phòng
3.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh của Công ty A tới năm….
3.3. Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty A
3.3.1. Hoạch định phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Công ty A
3.3.2. Tuyển dụng hướng dẫn viên du lịch tại Công ty
3.3.3. Quản lý sử dụng và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên tại công ty
3.3.4. Một số kiến nghị hoàn thiện môi trường vĩ mô góp phần nâng cao chất lượng hướng dẫn viên du lịch ở nước ta hiện nay
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mẫu 2:
Đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về bảo lãnh ngân hàng
1.1. Khái niệm
1.1.1. Chức năng bảo lãnh ngân hàng
1.1.2. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng
1.2. Các hình thức bảo lãnh ngân hàng
1.2.1. Phân loại theo phương thức phát hành
1.2.2. Phân loại theo hình thức sử dụng
1.2.3. Phân loại theo mục đích sử dụng
1.2.4. Các loại bảo lãnh khác
1.3. Quy định về bảo lãnh của ngân hàng
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo lãnh ngân hàng
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
1.4.2. Các nhân tố khách quan
Chương 2: Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng Công Thương Cầu Giấy
2.1. Vài nét về tình hình hoạt động của Ngân hàng công thương Cầu Giấy
2.1.1. Khái quát về quá trình hoạt động
2.1.2. Phạm vi hoạt động và đối tượng khách hàng
2.1.3. Phạm vi hoạt động và đối tượng kế hoạch
2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng
2.2. Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy
2.2.1. Quy trình và các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
2.2.2. Tình hình bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy
2.3.1. Thành công
2.3.2. Hạn chế
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công Thương Cầu Giấy
3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ bảo lãnh
3.2. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ở ngân hàng Công Thương Cầu Giấy
3.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển nghiệp vụ bảo lãnh thích hợp trong từng thời kỳ
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tổ chức đào tạo cán bộ
3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
3.2.4. Ứng dụng marketing vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản lý
3.2.6 Tăng vốn điều lệ của ngân hàng
3.2.7. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bảo lãnh Ngân hàng
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam
3.3.2. Đối với NHNN Việt Nam
3.3.3. Đối với chính phủ (bộ tài chính)
3.3.4. Với khách hàng
Kết luận
Mục lục
Mẫu 3:
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương 1: Những lý luận cơ bản về kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.1. Khái quát chung về hàng tồn kho
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của hàng tồn kho
1.1.2. Chức năng của hàng tồn kho
1.1.3. Tổ chức chứng từ kế toán
1.2. Khái quát về kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.1. Ý nghĩa, vai trò của kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.2. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.2.3. Căn cứ kiểm toán hàng tồn kho
1.2.4. Quá trình kiểm soát nội bộ hàng tồn kho
1.2.5. Khảo sát kiểm soát nội bộ hàng tồn kho
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.3.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
1.3.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
1.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho do công ty TNHH kiểm toán quốc tế UNISTARS thực hiện
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistars
2.1.1. Giới thiệu chung
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
2.1.3. Các loại hình dịch vụ của Công ty
2.1.4. Các khách hàng chủ yếu của Công ty
2.1.5. Quy trình chung kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty
2.1.6. Chương trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại
Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistars
2.2. Thực trạng về kiểm toán khoản mục hàng tồn kho tại Công ty TNHH Kiểm toán
Quốc tế Unistars
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.2. Thực hiện kiểm toán
2.2.3. Kết thúc kiểm toán
2.3. Đánh giá về quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistars
2.3.1. Đánh giá về ưu điểm
2.3.2. Đánh giá về những hạn chế và nhược điểm
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kiểm toán khoản
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính
3.1.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistars
3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện
3.2. Nguyên tắc và yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistars
3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện
3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện
3.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế Unistars
3.3.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
3.3.2. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
3.3.3. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán
3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp
3.4.1. Về phía Nhà nước
3.4.2. Về phía hiệp hội nghề nghiệp
3.4.3. Về phía các kiểm toán viên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Mẫu 4:
Đề tài: Nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại công ty TNHH sản xuất và thương mại ZZZ
Phần mở đầu
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục hình ảnh, bảng biểu
Lời mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài
2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Kết cấu đề tài
NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Một số cơ sở lý luận về quản trị nhân lực và nâng cao chất lượng quản trị nhân lực
1.1 Khái niệm chất lượng, quản trị chất lượng và nâng cao chất lượng
1.1.1. Khái niệm chất lượng
1.1.2. Khái niệm quản trị chất lượng
1.1.3. Khái niệm nâng cao chất lượng
1.2 Khái niệm quản trị nhân lực
1.2.1. Khái niệm nhân lực
1.2.2. Khái niệm quản trị nhân lực
1.3. Yêu cầu đối với hoạt động quản trị nhân lực
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và nâng cao chất lượng quản trị nhân lực
1.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị nhân lực
1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng quản trị nhân lực
Chương 2: Thực trạng quản trị nhân lực tại công ty TNHH sản xuất và thương mại ZZZ
2.1. Giới thiệu tổng quát về công ty TNHH sản xuất và thương mại ZZZ
2.1.1. Giới thiệu công ty
2.1.2. Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây
2.2. Phân tích thực trạng quản trị nhân lực tại công ty TNHH sản xuất và thương mại ZZZ
2.3. Các hoạt động nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại công ty TNHH sản xuất và thương mại ZZZ
2.4. Đánh giá về chất lượng quản trị nhân lực tại công ty TNHH sản xuất và thương mại ZZZ
2.4.1. Ưu điểm
2.4.2. Hạn chế
Chương 3: Giải pháp giúp nâng cao chất lượng quản trị nhân lực tại công ty TNHH sản xuất và thương mại ZZZ
3.1. Đề xuất với công ty TNHH sản xuất và thương mại ZZZ
3.2. Kiến nghị với các tổ chức công đoàn và hiệp hội doanh nghiệp của thành phố A.
Kết luận
Phụ lục
Danh mục tài liệu tham khảo
Trên đây là bài viết tham khảo về Hướng dẫn viết đề cương luận văn tốt nghiệp chi tiết, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như áp dụng chúng vào bài luận văn tốt nghiệp của mình.
Tham khảo thêm
- doc Hướng dẫn trình bày khóa luận tốt nghiệp đại học hoàn chỉnh
- doc Cấu trúc bài khóa luận tốt nghiệp đại học hoàn chỉnh
- doc Các phương pháp nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp
- doc Tổng hợp mẫu lời cam đoan trong khóa luận tốt nghiệp hay
- doc Hướng dẫn viết lời cảm ơn khóa luận tốt nghiệp hay
- doc Các bước làm khóa luận tốt nghiệp hoàn chỉnh
- doc Cách viết lý do chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp thật hay
- doc Hướng dẫn viết lời mở đầu khóa luận tốt nghiệp ấn tượng nhất
- doc Hướng dẫn viết tóm tắt khóa luận tốt nghiệp chi tiết
- doc Cách trình bày phụ lục trong khóa luận tốt nghiệp chi tiết
- doc Hướng dẫn trích dẫn tài liệu tham khảo trong khóa luận tốt nghiệp