Kinh nghiệm viết luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh

Để có một bài luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh là điều không dễ dàng gì? vì vậy, eLib chia sẽ đến các bạn một số kinh nghiệm viết luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo!

Kinh nghiệm viết luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh

Nhìn chung, kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp chỉ mang tính bao quát, và mỗi người khi làm sẽ tự đúc rút ra những kinh nghiệm “xương máu” khác nhau cho mình.

Tuy nhiên có một thực tế bạn cần biết trước khi làm luận văn. Đó là việc viết luận văn là một quá trình gian nan, bạn phải chấp nhập khổ, “cày cuốc” giống như một con mọt tu luyện trong thư viện, ngồi hàng giờ liên tục trước cái máy tính nhiều ngày. 

1. Giai đoạn trước khi làm khóa luận

Trao đổi với giáo viên hướng dẫn như thế nào?

Bạn tuyệt đối không được mất liên lạc với giáo viên hướng dẫn. Điều này đảm bảo bài luận văn của bạn vẫn đang đi đúng hướng.

Thông thường bạn sẽ gặp trực tiếp giáo viên hướng dẫn 1 lần/1 tuần. Nội dung của các buổi gặp này là trao đổi về việc bạn đã làm gì, sắp tới sẽ làm gì, khúc mắc ở đâu. Và bạn càng trình bày rõ ràng bao nhiêu thì thầy/cô sẽ càng biết bạn “bí” ở đâu  để mà gỡ, thừa thãi ở đâu để xóa bỏ và thiếu ở đâu để bổ sung thêm.

Ngoài lề một chút là khi người hướng dẫn của bạn càng “cao” thì đa số là điểm khóa luận sẽ cao hơn.

Độ dài khóa luận tốt nghiệp

Nhiều trường hợp khi ra Hội đồng, các Thầy/Cô bảo rằng đề tài này không đạt khóa luận tốt nghiệp. Nôm na là nó không đáng là khóa luận tốt nghiệp! Nguyên nhân có phải do bạn quá kém cỏi hay thiếu kiến thức?

Không phải!

Lý do thật sự là vì bạn cứ chần chừ, trì hoãn và không tính trước mình phải làm gì ngay từ đầu! Bạn luôn nghĩ mình có cả 1 học kỳ để làm.

2. Chọn đề tài nghiên cứu

Theo kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp của Tri Thức Cộng Đồng, bạn không nên chọn đề tài quá lạ lẫm hay quá cao siêu. Bởi những cái quá mới thường chưa được kiểm chứng, chưa có sự rõ ràng.

Thông thường, khi bước vào năm cuối và bắt đầu viết khóa luận tốt nghiệp, bạn có thể nhận đề tài bằng hai cách: Tự lựa chọn đề tài trên cơ sở hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn hoặc trường sẽ tự giao đề tài cho bạn. Đối với trường hợp tự lựa chọn đề tài thì thường hay phải sửa lại tên đề tài.

Tuy nhiên, dù lựa chọn đề tài theo cách nào đi chăng nữa cũng cần phải tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản là phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đồng thời không được trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu của hai năm trước đó.

Đề tài cần đảm bảo được các yêu cầu sau:

- Có ý nghĩa khoa học hay không?

- Có phù hợp với sở thích nghiên cứu của bạn hay không?

- Có tính cấp bách hay không?

- Bạn có đủ điều kiện cần thiết để tiến hành nghiên cứu hay không?

Một cách ngắn gọn, chọn đề tài phải hay, thực tiễn cần, có tính mới, phạm vi đề tài vừa phải, cân đối.

3. Chọn giáo viên hướng dẫn

Bạn nên hỏi các anh chị khóa trước về giáo viên hướng dẫn đó như thế nào để chọn nhé, vì giáo viên có tâm quyết định rất nhiều đến quá trình và kết quả của chúng ta đấy.

Thông thường thì một Thạc sĩ được hướng dẫn không quá 3 sinh viên/năm. Cho nên nếu bạn đã định nhờ ai đó thì nên nhanh tay nhanh chân nhé, chậm là sẽ phải đi nhờ người khác.

4. Lập đề cương tổng quát

Đề cương cần chi tiết hết mức có thể để dễ dàng cho quá trình viết về sau của bạn

Ở phần này, bạn cần xử lý được các vấn đề sau:

- Bài luận văn bao gồm những phần nào? Từng phần cần phải làm gì?

- Bạn sẽ nghiên cứu những nội dung chính nào?

Bố cục điển hình của một bài luận văn bất kỳ như sau:

Phần mở đầu:

1. Lý do chọn đề tài

2. Tình hình nghiên cứu đề tài

3. Mục đích nghiên cứu

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu

6. Bố cục tổng quát bài luận

Phần nội dung chính: Nên triển khai thành mấy chương? Nội dung mỗi chương cần làm rõ điều gì? Các mục nội dung chính trong chương đó?

Phần kết luận: Đưa ra những kết luận tổng quát và những vấn đề luận văn đã nghiên cứu được

Như các bạn đã biết, từ việc viết báo cáo đến thuyết trình và cả sản phẩm đều có barem điểm của nó.

Do vậy, chỉ cần theo barem đó thì bạn cũng đã kiếm được từng con điểm của hội đồng dễ dàng hơn rồi.

Nghe thì có vẻ đơn giản đấy, nhưng nhiều bạn lại bỏ qua như: Báo cáo có phần mở bài, báo cáo có Danh mục hình vẽ, Số chương, Danh mục bảng… Do đó, các bạn cần tìm Mẫu bố cục làm KLTN từ trường và từ Khoa nhé.

5. Kinh nghiệm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp

Buổi bảo vệ luận văn có thể được coi là một buổi khá gay cấn. 

Bạn nên in  sẵn 4 bản tóm tắt (1 bản cho bạn, 3 bản còn lại gửi cho hội đồng) trình bày thật ngắn gọn bài luận, đừng nhiều quá, tầm 3 – 4 trang. Mục đích của việc này?

- Tự dưng bạn quên mất là mình muốn nói gì

- Tạo thiện cảm với Hội đồng vì sự chỉn chu và cẩn thận

Kịch bản thuyết trình khóa luận tốt nghiệp:

Thông thường bạn sẽ chỉ có khoảng 10 phút để trình bày thôi nên cần chú ý 2 điều:

- Đừng bao giờ trình bày toàn bộ nội dung của khóa luận. Dù cho tốc độ nói của bạn có nhanh thế nào đi chăng nữa. Cứ nói năng từ tốn, không cần sợ thiếu thời gian. Giữ phong thái tự tin.

- Bạn cần nói những gì?

- Tính cấp thiết của đề tài: Trình bày ngắn gọn vì sao phải làm cái này?

- Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Nhất là phạm vi. Để nếu thầy cô hỏi khó, nằm ngoài lĩnh vực của bạn, bạn có thể “né” bằng cách trả lời: “Thưa, phần này không thuộc phạm vi nghiên cứu của em”

- Cấu trúc bài luận văn

- Cuối cùng, hãy tổng kết lại bạn đã đạt được gì với đề tài của mình

Sau đó, giáo viên sẽ đặt câu hỏi. Lúc này nhớ lấy giấy bút ra ghu chép cẩn thận các câu hỏi. Bạn sẽ có thời gian suy nghĩ trước khi trả lời các câu hỏi của giảng viên.

Bảo vệ luận văn: Bạn chuẩn bị slides và trình bày đề tài trước Hội đồng trong thời gian không quá 15 phút. Bạn phải trả lời các câu hỏi của các thành viên hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp.

Tiêu chí đánh giá khâu bảo vệ chuyên đề, luận văn được áp dụng theo qui định hiện hành của Khoa.

Những lưu ý trong buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp:

- Không nên nói dài dòng văn tự, trả lời đi vào trọng tâm câu hỏi vì thời gian ít và dễ đi lạc câu hỏi

- Không nên cãi thầy cô quá mức, nên biết tiếp thu và đôi khi trong một số trường hợp bạn nên “nhường” thầy cô

6. Những chú ý khác khi viết luận văn tốt nghiệp

Kinh nghiệm làm luận văn tốt nghiệp từ nhiều anh chị đi trước cho thấy việc hoàn thiện một bài luận văn đòi hỏi khá nhiều lưu ý quan trọng

Để không bị trừ điểm đáng tiếc chỉ vì những lỗi quá nhỏ, hãy ghi nhớ ngay những chú ý dưới đây:

Đạo văn

Bạn đừng bao giờ chép lại toàn bộ chuyên  đề, luận văn của sinh viên khóa trước. Bởi mọi trường hợp chép đều không được công nhận kết quả (điểm 0). Để thực hiện điều này cần chú ý một số vấn đề sau:

Đối với phần cơ sở lý thuyết: Bạn cần chọn lọc những nội dung có liên quan đến đề tài với cách diễn đạt của mình thì sẽ tránh hiện tượng chép vì phần lý luận chỉ giới hạn khoảng 15 trang. Riêng việc sao chép nội dung, công dụng và kết cầu của các tài khoản thì được phép chấp nhận.

Đối với phần 2 – Giới thiệu tình hình chung về doanh nghiệp. Để tránh tình trạng giống nhau giữa các sinh viên thực tập tại cùng một doanh nghiệp, những sơ đồ về tổ chức bộ máy quản lý, bộ máy kế toán, hình thức kế toán… cần giống nhau; nhưng cách diễn đạt thì khác.

Trích dẫn tài liệu tham khảo

Sinh viên cần chú ý cách trích dẫn để tránh bị xem xét là chép đề tài. Nội dung trích dẫn thường liên quan đến phần lý luận hoặc các nguồn số liệu gốc sử dụng trong phần 2 của một chuyên đề tốt nghiệp. Có thể có một số gợi ý sau:

(1) Không nên chép nguyên 2 trang trở lên của giáo trình những phần không cần thiết.

(2) Nếu chép các định nghĩa gốc cần chú thích cuối trang: tên tác giả, tên sách (bài báo), tên Nhà xuất bản, năm xuất bản, số trang

(3) Các bảng số liệu gốc ở doanh nghiệp nên ghi rõ (Nguồn: trích từ Bảng… tại doanh nghiệp)

Đánh số đề mục

Các đề mục được đánh số thứ tự như sau:

1. Tên đề mục

1.1.  Tên đề mục

1.1.1.  Tên đề mục

1.1.1.1.  Tên đề mục

1. a) Tên đề mục

1.2.  Tên đề mục

2. Tên đề mục

Chú ý:

- Đặt dấu chấm ngay sau số đề mục, sau đó cách ra một khoảng trống, rồi mới viết tên đề mục

- Không để bất kỳ dấu nào (chấm, hai chấm, …) cuối đề mục

Trên đây là bài viết tham khảo về Kinh nghiệm viết luận văn tốt nghiệp hoàn chỉnh, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm được nhiều kiến thức cũng như áp dụng chúng vào bài luận văn tốt nghiệp của mình.

  • Tham khảo thêm

Ngày:19/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM