Chiến lược kinh doanh quán cafe

Để kinh doanh quán cà phê hiệu quả bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng. Những trải nghiệm cảm giác là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của quán sẽ đem lại kinh nghiệm thiết thực. Dưới đây là các chiến lược giúp bạn kinh doanh quán cà phê hiệu quả, mời các bạn cùng tham khảo.

Chiến lược kinh doanh quán cafe

Bạn nên biết rằng ý tưởng không phải là yếu tố quyết định dẫn đến thành công trong việc kinh doanh một quán cafe. Việc kinh doanh còn phụ thuộc vào vô vàn yếu tố khác như dịch vụ, sản phẩm hay những tình huống phát sinh trong kinh doanh.

Chúng ta thường hay nhầm lẫn thiết kế chính là ý tưởng, và chúng ta bỏ công sức, tiền bạc để đầu tư vào thiết kế. Bạn nên biết rằng ý tưởng không chỉ gói gọn trong thiết kế. Thực tế, với một sản phẩm được làm mới lại, đó cũng được coi là một ý tưởng hoặc một dịch vụ mới lạ cũng xem như là một ý tưởng. Như vậy, khi mở rộng lối suy nghì thì bạn sẽ có nhiều ý tưởng phong phú hơn so với việc chỉ tập trung vào thiết kế.

Có ba giá trị mà từ đó bạn có thể sử dụng để nghĩ ra ý tưởng kinh doanh cafe của mình. Hãy xem lại bản thân mình đang mạnh ở chỗ nào để chọn ra yếu tố thích hợp để nghĩ về ý tưởng. Điều quan trọng là đừng nghĩ lan man, chúng ta là những người sống theo cảm xúc nên hãy cố gắng neo ý tưởng lại, hãy ghi ra giấy tất cả ý tưởng mà bạn nghĩ ra sau đó là lựa chọn có mục đích. Nếu bạn không phải là một người chuyên nghiệp hoặc từng trải thì đừng cố gắng hoàn thiện hết những yếu tố này từ đầu, hãy dựa vào những gì mình có để chọn yếu tố tốt nhất để tạo ý tưởng. Thà làm một việc mà biết mình làm gì còn hơn làm nhiều việc mà cứ mông lung.

1. 6 yếu tố giúp kinh doanh quán cà phê hiệu quả

Để kinh doanh quán cà phê hiệu quả bạn cần đặt mình vào vị trí của khách hàng. Những trải nghiệm cảm giác là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ của quán sẽ đem lại kinh nghiệm thiết thực. Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn đưa ra những ý tưởng kinh doanh hiệu quả, thu hút khách hàng hơn.

1.1 Định vị quán cà phê

Sẽ có nhiều yếu tố bạn cần quan tâm khi định vị quán cafe. Đó là định vị thức uống, không gian, phân khúc khách hàng, mô hình hoạt động,…

Mỗi quán cafe cần có một thức uống chủ đạo đủ ngon và hấp dẫn để “lôi kéo” khách hàng. Ví dụ, quán cafe có món chủ đạo là cà phê trứng, hay cà phê Arabica thượng hạng, hoặc quán cà phê vợt. Mỗi loại đồ uống sẽ cần các loại dụng cụ, máy móc và phù hợp với từng không gian khác nhau.

Nếu việc định vị quán cafe của bạn chung chung hoặc không tìm được định vị, bạn cần xem xét lại việc phát triển mô hình kinh doanh cà phê của mình.

1.2 Mang lại cảm giác ổn định

Ngoài chất lượng đồ uống thì sự trải nghiệm khi uống cà phê là vấn đề khách hàng rất coi trọng. Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy điều này qua cảm giác “ổn định” từ một quán cà phê mang lại.

Mỗi khi đi cà phê bạn sẽ muốn ngồi đúng vị trí ấy, uống đúng loại thức uống ấy. Những thói quen vô thức này trở thành một phần quan trọng khi lựa chọn quán. Chúng ta thường dễ “bối rối” khi “mất” chỗ ngồi quen thuộc, hoặc không biết gọi đồ uống gì khi thức uống quen thuộc được thông báo “hết hàng”.

Hãy nhớ rằng khách hàng luôn là những người rất nhạy cảm. Vì vậy, bạn cần đem lại cho họ sự “ổn định” trong chất lượng sản phẩm, không gian và cách phục vụ.

1.3 Chú trọng từng chi tiết

Một thao tác, câu nói, hành động nhỏ đều có thể ảnh hưởng đến chất lượng ly cà phê cũng như việc thu hút, giữ chân khách hàng. Đừng bao giờ chạy theo số lượng mà qua loa không khâu pha chế dẫn đến giảm chất lượng, sản phẩm thiếu ổn định, và mất khách hàng.

Bạn có thể kiếm được doanh thu cao hơn từ việc thu hút khách hàng mới. Nhưng thực chất nguồn doanh thu này không bền vững. Để kinh doanh quán cà phê hiệu quả phụ thuộc vào khách hàng trung thành. Hãy nhớ rằng mỗi chi tiết trong sản phẩm đều ảnh hưởng đến thành công của cửa hàng.

1.4 Xác định ưu thế cạnh tranh

Nếu khách hàng không quay trở lại quán của bạn, hãy trả lời các câu hỏi này để tìm nguyên nhân: Chất lượng đồ uống? Thái độ phục vụ hay sự tiện lợi, không gian quán? Trên thực tế, chất lượng đồ uống chính là yếu tố nền tảng quyết định việc kinh doanh quán cà phê hiệu quả hay không. Đây cũng là điều dễ làm nhất cũng như tạo nên sự khác biệt so với những nơi khác. Các yếu tố còn lại rất khó để trở thành thế mạnh cạnh tranh

Để tạo ra một sản phẩm chất lượng, bạn cần trả những giá hợp lý cho các đầu tư máy móc, chất lượng hạt cà phê khiến thực khách hài lòng và sẵn sàng quay trở lại. Hãy nhớ việc việc sử dụng nguyên liệu rẻ, máy móc kém chất lượng đồng nghĩa với việc bạn tự hạn chế khả năng cạnh tranh của chính mình.

1.5 Hãy trở thành một phần trong đời sống khách hàng

Quán cà phê là nơi khách hàng thường ở lại một khoảng thời gian để gặp gỡ bạn bè, khách hàng, hay học tập. Vì vậy, đừng chỉ đơn thuần dừng lại ở việc giao dịch thông thường. Hãy tạo ra nhiều kết nối để tăng tương tác với khách hàng. Chỉ đơn giản là một nụ cười thân thiện, một câu chào, câu hỏi thăm hay ghi nhớ thức uống yêu thích của khách hàng. Chính những việc nhỏ nhặt này sẽ khiến họ cảm thấy gần gũi với cửa hàng của bạn hơn.

1.6 Thiết kế không gian phù hợp

Việc thiết kế không gian quán cà phê phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng mục tiêu hướng đến. Người lao động thích sự thoải mái không ràng buộc, người làm văn phòng cần không gian máy lạnh yên tĩnh, sinh viên cần không gian sáng tạo để làm việc nhóm hay học tập… Sau khi xác định được phong cách thiết kế phù hợp, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị chuyên nghiệp để tạo một không gian chỉn chu, phù hợp nhất.

Không nên lựa chọn những người tay ngang để thiết kế quán nhằm tiết kiệm chi phí. Vì những không gian do họ thiết kế thường chung chung, không rõ được thiết kế cho khách hàng mục tiêu. Trong kinh doanh, những khoảng chi phí cố định nên hạn chế tối đa, tránh đập đi xây lại hay làm mới trong quá trình vận hành. Như vậy sẽ gây lãng phí và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

2. 3 chiến lược kinh doanh quán café cơ bản và hiệu quả

2.1 Chiến lược tập trung về sản phẩm

Khi bạn không có nhiều vốn, khả năng sản phẩm của bạn tốt thì bạn có thể tập trung nghĩ về ý tưởng sản phẩm. Ở đây, bạn có thể đưa ra một sản phẩm mới. Bạn thấy ở địa phương khác có món gì đó hấp dẫn nhưng ở bạn chưa có và bạn mang nó về bán ở địa phương. Thêm vào đó, bạn có thể làm mới một thức uống theo công thức tự chế của bản thân. Tất cả những cách trên giúp sản phẩm của bạn trở nên khác lạ trước mắt khách hàng. Tập trung hẳn về giá trị sản phẩm mang giá trị lâu dài, nếu khách hàng chấp nhận sản phẩm thì thương hiệu của bạn chính là sản phẩm mà bạn đang bán.

Khi lựa chọn chiến lược tập trung về sản phẩm, chủ quán có thể đưa ra những chiến lược, ý tưởng giúp sản phẩm của quán nổi bật và đặc biệt trước khách hàng. Để làm được điều này, chúng ta có thể thực hiện một số cách như sau:

  • Xây dựng và phát triển những sản phẩm hiện có với bao bì mới
  • Thay đổi và làm mới thức uống theo công thức riêng của bản thân
  • Bên cạnh đó, chúng ta có thể thêm những món ở những địa phương khác hấp dẫn và quán hiện tại chưa có vào danh sách thức uống

Tất cả những điều này sẽ giúp quán cà phê của bạn trở nên khác lạ và độc đáo hơn trong mắt của khách hàng. Và việc tập trung về giá trị sản phẩm đặc biệt, lâu dài sẽ giúp khách hàng chấp nhận sản phẩm cùng thương hiệu của bạn.

2.2 Chiến lược tập trung về không gian

Đây có lẽ là nơi tập trung nhiều bạn tham gia nhất. Thiên đường ý tưởng là ở đây và cũng là mồ chôn của hầu hết các quán cafe. Tại sao? Kinh phí đầu tư không gian là không nhỏ, từ tư vấn thiết kế hay thi công, nếu chọn giá bán rẻ thì không bù được chi phí còn lớn quá thì khách hàng không thỏa mãn. Nhưng tại sao các bạn lại chọn không gian là nơi xuất phát ý tưởng? Vì hầu hết những bạn mở quán theo phong cách đều có thói quen đi cafe vì không gian, họ nghĩ rằng đây là cách để lôi kéo khách hàng tới, nhưng sự thật ở đây là không gian đẹp chỉ mang tính chất mời gọi, khách hàng sẽ đến vì lạ nhưng cũng sẽ dễ dàng bỏ đi vì họ đã tìm được không gian hấp dẫn hơn.

Với việc bạn muốn tập trung vào không gian thì bạn cần quan tâm hai điều quan trọng sau, đó là việc giảm chi phí đầu tư đến mức tối đa nhưng phong cách vẫn như ý tưởng ban đầu và tối ưu giá bán. Bạn có thể giảm các chi phí không cần thiết bằng cách rad soát lại các hạng mục. Ngoài ra, việc đến các khu chợ đồ cũ cũng là một giải pháp giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá. Khi bạn càng tiết kiệm, chia nhỏ vốn đầu tư dự án thì bạn sẽ có thêm nguồn tiền và thời gian để điều chỉnh phong cách để phù hợp với khách hàng. Ngoài ra bạn cần phải nghiên cứu khách hàng từ trước để định giá sản phẩm cho phù hợp với khách hàng mục tiêu, như vậy khách hàng vừa hài lòng mà bạn cũng thoải mái.

Dù không gian quán lớn hay nhỏ, nhưng quán có thiết kế đẹp, độc đáo, tinh tế vẫn sẽ rất thu hút nhiều khách hàng đến. Vì vậy, chủ quán cần quan tâm đến hai yếu tố trong quá trình thiết kế không gian quán, đó là giảm chi phí đầu tư và tối ưu trong việc thực hiện ý tưởng thiết kế. Để làm thỏa được hai yếu tố này, chủ quán có thể:

  • Thực hiện rà soát lại các hạng mục chi phí
  • Chọn và mua vật dụng trang trí tại các khu chợ đồ cũ cũng là một giải pháp giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá
  • Ngoài ra, chủ quán cần phải nghiên cứu khách hàng từ trước để chọn lọc giá để mua vật dụng và định giá sản phẩm cho phù hợp với khách hàng mục tiêu

2.3 Chiến lược tập trung về dịch vụ

Đó là một chuỗi giá trị mà khi khách hàng sẽ nhận được khi đến với quán của bạn. Có một ví dụ, một quán cafe có chất lượng nước và không gian bình thường. Nhưng khi bạn vừa tới quán, nhân viên thì luôn tươi cười, nhạc hay, phiếu giảm giá và dịch vụ thì tuyệt vời. Điều này đánh vào tâm lý khách hàng, khiến họ cực kì thoải mái và thân thuộc khi đến quán của bạn. Xây dựng một kế hoạch về dịch vụ và marketing là một trong những cách thu hút khách hàng rất hay. Khi bạn không có nhiều vốn cũng như ý tưởng sản phẩm thì đây là cách hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng.

Nếu bạn là người mới kinh doanh thì đừng quá tham lam trong việc xây dựng ý tưởng, ý tưởng ban đầu càng đơn giản thì việc thực hiện sẽ càng dễ dàng. Song song với đó là khi bắt đầu vào kinh doanh, dựa trên những thông tin thu thập được từ khách hàng thì bạn có thể thêm nhiều ý tưởng phát sinh hơn để hoàn thiện quán cafe của mình.

Dịch vụ tại quán cà phê tốt sẽ là một chuỗi giá trị thương hiệu mà khách hàng nhận được khi đến với quán cà phê của bạn. Yếu tố dịch vụ rất quan trọng đối với việc kinh doanh một quán cà phê. Chúng ta có thể thấy rõ hơn sự quan trọng của dịch vụ trong một tình huống của quán cà phê có chất lượng nước và không gian bình thường. Khi khách hàng đến quán, nhận được sự niềm nở, hỗ trợ nhiệt tình từ nhân viên thì khách hàng sẽ cảm thấy thoải mái và thân thuộc với quán. Điều này giúp đánh vào tâm lý khách hàng, khiến họ yêu thích và sẽ quay lại quán vào những lần sau.

Để tạo cho khách hàng sự trải nghiệm tốt từ dịch vụ phục vụ tại quán, chủ quán có thể xây dựng phong cách, văn hóa làm việc của nhân viên phù hợp. Nhân viên được đào tạo luôn mỉm cười, sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Ngoài ra, tập trung marketing, thực hiện các chương trình khuyến mãi nhằm tri ân khách hàng cũng là một cách tăng sự hài lòng trong trải nghiệm dịch vụ quán.

3. 10 bước lập kế hoạch kinh doanh quán cafe

3.1 Lên ý tưởng kế hoạch kinh doanh café

3.2 Định hướng kế hoạch kinh doanh café

3.3 Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe về tài chính

3.4 Xác định vị trí của quán café

3.5 Lên kế hoạch kinh doanh cafe chi tiết lựa chọn thực đơn hiệu quả

3.6 Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe về phân tích thị trường

3.7 Lên menu đồ uống và tìm nhà cung cấp

3.8 Lập kế hoạch kinh doanh quán cà phê về quảng cáo, tiếp thị

3.9 Quản lý điều hành quán cafe

3.10 Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi mở quán café

4. Mẫu lập kế hoạch kinh doanh quán cafe với các thương hiệu nổi tiếng

4.1 Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe sách An Nhiên

4.2 Lập kế hoạch kinh doanh quán cafe S

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung tài liệu CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUÁN CAFE ---

Ngày:20/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM