Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất

Hợp đồng ký gửi hàng hóa là một thỏa thuận mà theo đó bên ký gửi chuyển quyền quản lý, định đoạt tạm thời đối với tài sản của mình và có trả thù lao cho bên nhận ký gửi; bên nhận ký gửi sau khi nhận hàng hóa có nghĩa vụ bán hàng hóa cho bên ký gửi và nhận thù lao theo thỏa thuận. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng ký gửi hàng hóa như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa mới nhất

1. Hợp đồng ký gửi hàng hóa là gì?

Hợp đồng ký gửi là sự thỏa thuận của các bên về mặt hàng hóa mà trong đó bên sở hữu tài sản sẽ chuyển quyền định đoạt tạm thời cho bên nhận ký gửi, có phát sinh thù lao về tiền công, hoa hồng cho bên nhận ký gửi.

Hiểu theo cách hiểu thông thường, thì hợp đồng ký gửi là việc bên ký gửi nhờ bên nhận ký gửi bán hộ hàng và có trả thù lao theo thỏa thuận. Như vậy có thể hiểu ký gửi thực chất là một dịch vụ thương mại và

Thông qua việc ký gửi thì bên có tài sản sẽ được bên nhận ký gửi thực hiện việc mua bán hộ đồng thời bên ký gửi phải trả một khoản thù lao cho bên nhận ký gửi theo đúng hợp đồng các bên đã thỏa thuận.

2. Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hóa

Đối tượng của hợp đồng ký gửi hàng hóa thông thường là hàng hóa. Hàng là sản phẩm của lao động thông qua trao đổi, mua bán. Hàng hóa trong hợp đồng ký gửi là hàng hóa hữu hình như: sách vở, bát đĩa, quần áo,… Trên thực tế có rất nhiều tài sản là đối tượng của hợp đồng ký gửi như: nhận ký gửi quần áo, ký gửi đồ thời trang, …

Hàng hóa trong hợp đồng ký gửi không được là hàng cấm, hàng nguy hiểm đến tính mạng, hàng cấm lưu thông trên thị trường.

3. Nội dung của hợp đồng ký gửi hàng hóa

Hợp đồng ký gửi hàng hóa có thể gồm các nội dung sau:

- Đối tượng của hợp đồng 

- Số lượng, chất lượng hàng hóa

- Giá ký gửi: giá ký gửi có thể thỏa thuận theo các hình thức khác nhau. Hình thức giá ký gửi có thể là: (1) Bên ký gửi đưa ra mức giá ký gửi đồng thời cũng là giá bán hàng hóa. Bên nhận ký gửi phải bán đúng giá đó cho khách hàng của bên A và nhận hoa hồng., hoặc (2) Bên ký gửi đưa ra mức giá ký gửi là giá giao hàng. Bên nhận ký gửi có toàn quyền ấn định giá bán hàng hóa cho khách hàng của Bên A và hưởng chênh lệch giữa giá giao hàng và giá bán ra

- Phương thức đặt và giao hàng;

- Thù lao ký gửi: tương ứng với hai hình thức giá ký gửi cũng có hai hình thức của thủ lao ký gửi: (1) % trên giá bán, hoặc (2) Hưởng chênh lệch giá

- Phương thức và thời hạn thanh toán;

- Quảng cáo, tiếp thị, trưng bày và khuyến mại;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng.

Các bên có thể thỏa thuận và bổ sung thêm một số nội dung khác của hợp đồng không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì các bên sẽ áp dụng những quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện hợp đồng.  

4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng ký gửi hàng hóa

4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên ký gửi (bên ủy thác)

Trong hợp đồng ký gửi bên ký gửi bên ký gửi có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Yêu cầu bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng uỷ thác;

- Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật;

- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác

- Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho bên nhận ủy thác;

- Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

- Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên uỷ thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.

4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận ký gửi (ủy thác)

Trong hợp đồng ký gửi (ủy thác) bên nhận ký gửi có những quyền và nghĩa vụ sau đây:

- Yêu cầu bên uỷ thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

- Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác;

- Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho bên uỷ thác.

- Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận;

- Thông báo cho bên uỷ thác về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

- Thực hiện các chỉ dẫn của bên uỷ thác phù hợp với thoả thuận;

- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác;

- Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác;

- Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận;

- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

5. Lưu ý khi soạn hợp đồng ký gửi hàng hóa

Nội dung, mục đích của hợp đồng tuyệt đối không được vi phạm các điều cấm của pháp luật và đạo đức xã hội, không được ký gửi những mặt hàng mà pháp luật cấm kinh doanh, sản xuất.

Hình thức của hợp đồng ký gửi khi ký gửi với một bên là thương nhân thì mục đích ký gửi chủ yếu sẽ nhằm hưởng lợi nhuận phải được lâp bằng văn bản và các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Các bên trong hợp đồng cần có sự thống nhất về nội dung thỏa thuận rõ về các điều khoản về: thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa ký gửi, tiền công, phương thức thanh toán,….

Đối với những hợp đồng có giá trị lớn ví dụ như hợp đồng ký gửi hàng hóa đại lý, hợp đồng ký gửi hàng hóa siêu thị, hợp đồng ký gửi nhà đất thì thời điểm giao nhận hàng hóa cần phải có biên bản ký gửi hàng hóa ghi lại có xác nhận của hai bên chủ thể thực hiện hợp đồng.

6. Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa tham khảo

Hợp đồng ký gửi hàng hóa - Mẫu 1

Hợp đồng ký gửi hàng hóa - Mẫu 2

Biên bản ký gửi hàng hóa

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng ký gửi hàng hóa!

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM