Mẫu hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị mới nhất
Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị là một dang hợp đồng mua bán hàng hóa đặc thù bởi máy móc, thiết bị là loại hàng hóa có đặc điểm riêng về kích thức, phương thức vận chuyển, lắp đặt và hướng dẫn vận hành. Để hiểu rõ hơn về Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị là gì?
Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị là một dang hợp đồng mua bán hàng hóa đặc thù bởi máy móc, thiết bị là loại hàng hóa có đặc điểm riêng về kích thức, phương thức vận chuyển, lắp đặt và hướng dẫn vận hành. Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị nên lập thành văn bản để tiện cho việc nhập khẩu, khai báo hải quan hoặc giải quyết các tranh chấp theo hợp đồng. Riêng đối với loại máy móc, thiết bị được mua mang tính thường xuyên, và không ràng buộc nhiều về yếu tố kỹ thuật thì có thể giao kết hợp đồng qua phương thức chào hàng và chấp nhận chào hàng.
2. Những nội dung cần có trong hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị
Một hợp đồng đương nhiêu phải có thông tin chi tiết về loại máy móc, thiết bị, giá của hàng hóa, phương thức giao nhận và điều khoản giải quyết tranh chấp. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh lâu năm thì đây là những điều khoản thông thường và người soạn thảo có rất nhiều kinh nghiệm và kỹ năng soạn. Tuy nhiên có những điều khoản khá quan trọng mà luật sư nhận thấy rất ít người soạn thảo hoặc thỏa thuận trong hợp đồng, ví dụ:
Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan
Các bên nên nêu rõ thời điểm chuyển giao chi phí giữa các bên trong quá trình giao hàng như: khi giao hàng cho công ty vận chuyển đầu tiên, hoặc khi hàng hóa được giao cho bên mua....
Trường hợp không quy định, các bên phải chịu rủi ro về việc xác định theo chi phí đã được công bố của cơ quan nhà nước, hoặc theo tiêu chuẩn ngành nghề, hoặc theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với mục đích giao kết hợp đồng.
Hướng dẫn sử dụng máy móc, thiết bị
Bộ luật dân sự 2015 bổ sung thêm cụm từ “trong một thời gian hợp lý”, nhằm xác định khoảng thời gian bên bán phải thực hiện trách nhiệm này. Bên bán chịu rủi ro nếu không thực hiện thì bên mua có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Đây chính là cơ sở pháp lý để hai bên thỏa thuận thêm điều khoản vào hợp đồng để đảm bảo việc sử dụng và vận hành máy móc, thiết bị của bên mua.
3. Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng mua bán máy móc thiết bị
Hai bên cần xác định được các vấn đề cần có trong hợp đồng
Đưa ra được những điều khoản quan trọng trong hợp đồng như: tên sản phẩm máy móc, thiết bị đó là gì, số lượng bao nhiêu; yêu cầu về kĩ thuật như thế nào; cách thức bảo quản, vận chuyển, thanh toán máy móc thiết bị khi nhận. Xác định được các nội dung này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên tham gia vào hợp đồng.
Xác định các nội dung bắt buộc phải có trong hợp đồng như:
Các thông tin cá nhân của hai bên trong hợp đồng là: tên công ty, giấy phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, tên người đại diện, số điện thoại liên hệ,…
Các nội dung khác dựa trên quy định của Bộ luật dân sự, Luật thương mại hiện hành và điều kiện thực tế của hai bên ký kết hợp đồng.
Xây dựng hệ thống các điều khoản an toàn trong hợp đồng
Các điều khoản về chấm dứt hợp đồng, sửa đổi bổ sung hợp đồng;
Quyền và nghĩa vụ của các bên;
Quyền sở hữu đối với tài sản mua bán;
Trách nhiệm vật chất trong khi thực hiện hợp đồng;
Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra;
Cam đoan của các bên;
Hiệu lực của hợp đồng.
Phê duyệt hợp đồng
Sau khi các bên đã tiến hành bàn bạc, thống nhất và đồng ý với các nội dung, điều khoản trong hợp đồng có thể nhờ một bên thứ ba là những người có kinh nghiệm để xem xét lại hợp đồng để tổng hợp các vấn đề cần chỉnh sửa trước khi đưa hợp đồng vào ký kết chính thức và sử dụng.
4. Những tranh chấp trong hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị phổ biến
Tranh chấp hợp đồng về đảm bảo chất lượng hàng hoá theo hợp đồng
Với những giao dịch đưa ra nhiều điều kiện về chất lượng hàng hóa, theo đánh giá của luật sư, các thỏa thuận này nếu không nêu chi tiết và đối chiếu với các quy định pháp luật chuyên ngành đối với từng sản phẩm cụ thể về hợp chuẩn, hợp quy. Ngoài ra, trong mục tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp nên tạo phụ lục riêng, trong đó nêu rõ từng đặc điểm hàng hóa về tên, số hiệu, cấu tạo, thành phần, định lượng, ngày sản xuất, nơi sản xuất…
Tranh chấp về thanh toán do không quy định rõ
Thông thường bên bán chỉ quy định đơn giản là đưa ra giá, phương thức thanh toán là chuyển khoản hay tiền mặt. Để tránh tranh chấp không đáng có, bên bán nên quy định cụ thể nội dung này trong hợp đồng mua bán như:
- Giá của từng loại hàng hóa, giá có bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu hay các loại phí, lệ phí khác hay không…;
- hương thức thanh toán: đồng tiền thanh toán, số tài khoản giao dịch, phí ngân hàng chuyển khoản do bên nào chịu, lãi suất trả chậm…
Tranh chấp trong việc hủy bỏ hợp đồng do vi phạm giao hàng
Trong trường hợp giao hàng nhiều lần, bên bán lưu ý nếu vi phạm giao hàng ở một lần nhất định, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khi giao hàng dư số lượng, bên bán có thể gặp rủi ro bên mua không nhận phần dôi ra, và mất chi phí đưa hàng về. Nếu bên mua nhận hàng thì bên bán sẽ được thanh toán phần dôi ra theo giá hợp đồng.
Khi giao thiếu số lượng, bên bán phải giao tiếp phần còn thiếu theo thời hạn do bên mua yêu cầu. Mặt khác, bên bán phải chịu rủi ro hơn khi bên mua hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Khi giao hàng không đồng bộ, bên bán phải thay thế số hàng hóa không đồng bộ cho bên mua. Trường hợp bên bán đã nhận tiền hàng, bên bán phải trả lãi đối với số tiền đã nhận trong thời gian giao hàng thay thế, và bồi thường nếu bên mua yêu cầu.
Bên cạnh đó, nếu giao hàng không đúng chủng loại, bên bán chịu rủi ro bên mua có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Trường hợp hàng hóa gồm nhiều chủng loại, bên bán không giao đúng thỏa thuận một hoặc một số loại, thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại hàng hóa đó.
5. Hợp đồng mua bán máy móc thiết bị có phải công chứng không?
Theo quy định tại Bộ luật dân sự hiện hành, hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ. Và trong một số trường hợp cụ thể, hợp đồng được lập ra bắt buộc phải công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các loại văn bản, hợp đồng bắt buộc phải công chứng theo quy định như:
- Các loại hợp đồng về nhà ở như: Hợp đồng mua bán, tặng cho, góp vốn, thế chấp nhà ở,…
- Các loại hợp đồng về quyền sử dụng đất: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất.
- Các văn bản khác như: văn bản thừa kế về nhà ở, văn bản thừa kế về quyền sử dụng đất, di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài, văn bản về lựa chọn người giám hộ, di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ,…
Thông thường, hợp đồng mua bán máy móc thiết bị là loại hợp đồng không bắt buộc phải thực hiện công chứng tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, với một số trường hợp với loại máy móc, thiết bị cụ thể khi chuyển giao quyền sở hữu qua hợp đồng mua bán cần công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Ngoài ra, thực tế, các bên nên thực hiện công chứng hợp đồng để làm tăng tính chất pháp lý và sự ràng buộc đối với mỗi bên trong việc cam kết thực hiện đầy đủ các điều khoản đã thỏa thuận và ký trong hợp đồng.
6. Mẫu Hợp đồng mua bán máy móc thiết bị tham khảo
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ các Mẫu hợp đồng mua bán máy móc thiết bị!