Những kỹ năng cơ bản để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp
Làm thế nào để trở thành một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp? Kỹ năng nào cần thiết nhất để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp?... Hãy cùng tham khảo bài viết được eLib chia sẻ dưới đây để cùng rèn luyện và nâng cao các kỹ năng bán hàng cần thiết ngay từ bây giờ nhé! Chúc các bạn thành công!
Mục lục nội dung
2. Để có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp?
3. Kỹ năng để trở thành NVBH chuyên nghiệp
3.3 Đặt ra những câu hỏi thông minh
3.5 Người đề xuất và người kết thúc
3.6 Hình ảnh tự tin, năng động
3.8 Có sức thuyết phục tự nhiên
3.9 Con người của sự liêm chính
3.11 Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Một doanh nghiệp muốn tồn tại, hoạt động hiệu quả đều phải dựa vào hoạt động bán hàng, cho dù là bán sản phẩm, bán dịch vụ, hay bán công nghệ, thì đội ngũ bán hàng và kỹ năng bán hàng là yếu tố then chốt đem đến một con số doanh thu kỳ vọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đã từ lâu, các thuật ngữ “kỹ năng bán hàng trực tiếp”, “văn hoá bán hàng” hay “tuyệt chiêu bán hàng” đã không còn quá xa lạ với mỗi chúng ta.
1. Kỹ năng bán hàng là gì?
Bán hàng là nghệ thuật thuyết phục người khác làm một việc mà bạn không có quyền bắt người ta làm. Cụ thể ở đây là bạn thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Trong thời buổi công nghệ phát triển như ngày nay, để bán được hàng, ngoài phương thức truyền thống là bán hàng, còn có nhiều cách tiếp cận tới đối tượng khách hàng mục tiêu như bán hàng qua điện thoại, qua internet… Nhưng bán hàng trực tiếp là phương thức được sử dụng phổ thông nhất từ lâu đời nay.
Qua tài liệu này, eLib và các bạn sẽ cùng bàn về kỹ năng bán hàng trực tiếp, phương thức bán hàng giúp khách hàng tiếp cận nhanh nhất với sản phẩm, dịch vụ của công ty. Ở đây, nhân viên bán hàng và khách hàng gặp gỡ trực tiếp để trao đổi về thông tin sản phẩm và đàm phán về mức giá cũng như các điều khoản khách đi kèm trong và sau quá trình bán hàng.
2. Làm thế nào để có kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp?
Một trong những điều luật “bất thành văn” của những người làm nghề bán hàng là: “Khách hàng là thượng đế”, “Điều 1: Khách hàng luôn luôn đúng. Điều 2: Nếu khách hàng sai, xem lại điều 1”. Trên thực tế, không phải khách hàng lúc nào cũng đúng bởi họ đâu phải thánh nhân, họ cũng chỉ là người trần mắt thịt, với vô vàn cung bậc cảm xúc hỉ, nộ, ái, ố, tham, sân, si giống như người bán hàng.
Điều quan trọng là trong bất cứ trường hợp nào, người bán hàng phải luôn luôn tôn trọng khách hàng, đối xử với khách hàng bằng sự chân thành với phong thái phục vụ chuyên nghiệp nhất có thể. Xong thực tế bán hàng xung quanh chúng ta lại không được như vậy, Họ chỉ chăm chăm đến khâu bán, làm sao bán được nhiều hàng nhất với giá cao nhất mà họ có thể “chặt chém” được mà quên đi việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nắm bắt thông tin về nhu cầu của khách hàng.
Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp không thể thiếu 3 thứ: kiến thức, kỹ năng, và thái độ. Vậy là một nhân viên bán hàng, ít nhất bạn phải có kiến thức, hiểu biết nhất định về sản phẩm, về công ty, khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh. Những kỹ năng về giao tiếp, đàm phán, xử lý tình huống và kết thúc hợp đồng sẽ cần bạn chau dồi dần qua quá trình làm việc. Cả hai thứ trên đều yêu cầu bạn phải làm thành thục, tuy nhiên tuy nhiên bạn hãy nhớ, kiến thức, kỹ năng bạn đều có thể học hỏi, được đào tạo, huấn luyện. Duy chỉ có thái độ là do chính bạn quyết định, và thái độ là yếu tố quyết định để lấy được thiện cảm và sự quan tâm của khách hàng, giúp bạn kéo khách hàng về phía mình.
Một quy trình bán hàng chuẩn là khi người bán dành nhiều thời gian và tâm sức nhất cho khâu xây dựng quan hệ với khách hàng, tiếp đến là nắm bắt thông tin khách hàng, sau đó mới thuyết trình về sản phẩm và bán hàng là khâu cuối cùng kết thúc một chu trình sale. Khi thực hiện tốt 3 khâu đầu tiên, thì thành công ở khâu cuối cùng là điều chắc chắn. Tuy nhiên, một quy trình bán hàng chuẩn vẫn chưa đủ khi mà khách hàng không mấy quan tâm đến thông tin sản phầm hay những gì bạn đang nói với họ và bỏ đi ngay ở đoạn đầu câu chuyện.
3. Những kỹ năng cơ bản để trở thành người bán hàng chuyên nghiệp
3.1 Truyền đạt hiệu quả
Truyền đạt là một thuật ngữ rất rộng. Tôi không muốn nói đến kỹ năng hùng biện thuyết phục ở đây, điều tôi muốn nói đến chính là khả năng ăn nói rõ ràng, lưu loát. Bạn cũng có thể sử dụng khả năng ngôn ngữ cơ thể của mình miễn sao để những điều bạn nói là dễ hiểu nhất.
3.2 Có khả năng lắng nghe
Song song với việc truyền đạt, một người bán hàng chuyên nghiệp biết khi nào nên dừng lại để lắng nghe. Người bán hàng chuyên nghiệp sẽ không bao giờ ngắt người khác khi họ đang nói, bởi lẽ làm như vậy họ sẽ không thể xác định được những nguyện vọng từ phía đối tượng họ đang cố gắng truyền đạt.
Tưởng chừng như đơn giản nhưng lắng nghe lại là yếu tố quan trọng tạo nên quan hệ tốt đẹp giữa người bán hàng và khách hàng. Một lỗi rất thường gặp ở các nhân viên bán hàng là họ chỉ chăm chăm nói về sản phầm dịch vụ của họ mà không hề quan tâm đến ý kiến của khách hàng. Trong khi việc lắng nghe khách hàng trình bày, bạn cần tinh ý và nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu, sở thích, từ đó mới giúp họ lựa chọn những giải pháp phù hợp mà sản phẩm của bạn đem lại. Có như vậy khách hàng vừa cảm thấy được quan tâm tôn trọng, lại rất hài lòng vì sản phẩm của bạn đáp ứng được đúng nhu cầu họ cần.
3.3 Đặt ra những câu hỏi thông minh
Những người bán hàng thường hay tò mò muốn biết nhu cầu hay nguyện vọng thực sự của người mua hàng là gì, vì vậy họ cần phải đặt ra những câu hỏi dẫn đến câu trả lời. Đặt câu hỏi là một kỹ năng tự nhiên của người bán hàng bởi họ luôn nóng lòng tìm ra lời giải cho bài toán của mình.
Khách hàng đôi khi còn không biết rõ những nhu cầu thực tế của mình. Vì thế, sales phải biết cách đưa ra những câu hỏi mà sẽ dẫn họ đến câu trả lời. Có thể với khách hàng nếu không có sản phẩm bên bạn thì vẫn hoạt động, phát triển bình thường, nhưng khi khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn sẽ giúp họ tiết kiệm công sức, thời gian mà vẫn tiết kiệm chi phí. Đưa ra những câu hỏi về phía khách hàng cũng là cách để sales tìm hiểu nhu cầu ẩn mà khách hàng chưa biết?
3.4 Người giải quyết vấn đề
Một kỹ năng bán hàng khác là sự khát khao và khả năng giải quyết vấn đề. Một người bán hàng chuyên nghiệp luôn muốn giải quyết vấn đề. Khả năng tập trung vào câu hỏi vấn đề của người mua là gì và đưa ra những lời khuyên hữu hiệu để giải quyết vấn đề đó dựa trên những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ bán, làm thế nào để kết qủ có lợi cho cả hai bên.
Những người bán hàng thành công luôn có kỹ năng và nhiều kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
Hãy cố gắng bình tĩnh, nhìn nhận vấn đề một cách sáng suốt, sau đó suy nghĩ, phân tích các giải pháp khả thi. Việc tiếp bạn cần làm là đề ra mục tiêu, sẽ giúp bạn định hình được đích đến của mình và làm thế nào để đi được đến cái đích cuối cùng đó. Trong quá trình thực hiện, bạn hãy luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh. Cuối cùng, tổng kết đánh giá lại toàn bộ để đúc kết kinh nghiệm cho mình.
3.5 Người đề xuất và người kết thúc
Một người bán hàng thành công sẽ làm chủ việc bán hàng từ đầu đến cuối. Họ không bao giờ cần bất kỳ ai nói với họ lúc này hay lúc khác cần phải làm gì bởi vì hơn ai hết họ hiểu rằng nếu họ không làm họ sẽ chẳng kiếm được đồng xu nào. Họ luôn bền bỉ từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc. Họ luôn cố gắng đạt được mục tiêu của mình thậm chí những mục tiêu nhỏ nhất.
3.6 Hình ảnh tự tin, năng động
Ý nghĩ rằng họ có thể làm được những gì mình đặt ra là ý thức thường thấy ở những người bán hàng. Họ không thu mình lại trong những cuộc gặp mặt hay nói chuyện với người khác, họ luôn cố gắng tìm kiếm điều gì mới mẻ. Họ hiếm khi cho phép những điều tiêu cực về mình làm ảnh hưởng đến những gì họ đang nỗ lực thực hiện bởi vì họ biết rằng họ là ai và họ có thể làm gì.
3.7 Sởi lởi và chu đáo
Những người bán hàng chuyên nghiệp nhất thường là những người rất nhã nhặn và sởi lởi. Bạn có thể không nhận ra điều này, nhưng nhã nhặn, sởi lởi là một cách để bạn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng với người khác. Người ta thường bị thu hút bởi những người lịch sự với mình và đây cũng chính là nền tảng để xây dựng mối quan hệ với người khác… bao gồm cả người mua.
3.8 Có sức thuyết phục tự nhiên
Một kỹ năng mềm khác cũng dễ nhận thấy ở người bán hàng chuyên nghiệp đó là họ rất có sức thuyết phục hoặc họ biết làm thế nào để đạt được những gì họ muốn. Họ tập trung vào những gì họ muốn và họ trung thành với hướng đi đó cho đến khi họ đạt được mục tiêu. Họ hầu như không bao giờ từ bỏ hoặc cam chịu.
3.9 Con người của sự liêm chính
Sự trung thực trong bán hàng là rất quan trọng, tuy nhiên kỹ năng này không thể đào tạo được. Một người có kỹ năng bán hàng hiệu quả không thể thiếu sự liêm chính nếu không sớm hay muộn họ cũng sẽ mất đi những khách hàng mà họ đã phải mất nhiều công sức mới có được. Sự thật đã chứng mính rằng, có được khách hàng rất khó nhưng để mất khách hàng thì rất dễ.
3.10 Kỹ năng giao tiếp
Nếu ngoại hình mang đến cái nhìn ban đầu ấn tượng, thiện cảm thì đối với nhân viên bán hàng kỹ năng giao tiếp là yếu tố cực kỳ quan trọng. Giao tiếp tốt sẽ tạo cho bạn thiện cảm với khách hàng. Phát triển và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng sẽ giúp bạn có niềm tin nơi khách hàng và việc bán hàng sẽ trở nên thuận lợi hơn.
Trong giao tiếp, con người liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn nói lời trực tiếp. Bạn có biết ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp kinh doanh không chỉ giúp bạn truyền đạt tốt hơn đến khách hàng, mà còn giúp hiểu được một phần suy nghĩ, ý định mà khách hàng chưa kịp diễn đạt. Khéo léo đoán biết và có giải pháp xử lý, chắc chắn bạn sẽ được lòng khách hàng hơn là chỉ giao tiếp bằng lời nói thông thường.
3.11 Kỹ năng nhận diện khách hàng tiềm năng
Tùy từng ngành nghề cũng như mô hình kinh doanh khác nhau, bạn hãy lên cho mình những đặc điểm nhận dạng khách hàng tiềm năng cho riêng mình. Xác định được đúng đối tượng khách hàng vừa giúp bạn tăng cơ hội kinh doanh lại giúp tiết kiệm thời gian công sức bỏ ra.
3.12 Kỹ năng đàm phán thương lượng
Đàm phán là phương tiện cơ bản là kỹ năng không thể thiếu của nhân viên bán hàng để đạt được cái mà ta mong muốn từ người khác. Quá trình giao tiếp nhằm thỏa thuận được lợi ích kinh doanh có thể chia sẻ giữa ta và đối tác khách hàng. Tuy duy nhạy bén, Phản xạ ứng xử nhanh nhạy song đồng thời cũng phải biết nhẫn nại tranh luận, biết kiềm chế cảm xúc và có lý lẽ thuyết phục khách hàng khéo léo để mang lại cảm giác dễ chịu để thỏa hiệp, bảo vệ lợi ích của mình.
3.13 Kỹ năng chốt sale
Sau nỗ lực tìm hiểu và tư vấn cho khác hàng, mong muốn khách ra quyết định mua sản phẩm và còn trở lại những lần sau. Để làm được điều này bạn nên trang bị một vài kỹ thuật nắm bắt tâm lý hướng khách hàng chốt sale. Việc chốt bán hàng cũng là một nghệ thuật rất quan trọng, dù bạn cho họ lý do để mua hàng ngay lập tức nhưng cần khéo léo làm sao để khách hàng tự nguyện mua sản phẩm chứ không khiến họ cảm thấy bị ép buộc.
3.14 Kỹ năng làm việc nhóm
Phối hợp tốt với đồng nghiệp hoặc phòng ban có thể giúp giải quyết tốt hơn, nhanh hơn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Với một dự án hợp tác kinh doanh lâu dài, bạn khó lòng mà một mình xoay sở hết mọi việc phải không nào.
Trong thời đại thông tin hiện đại, nhân viên sales cần phải có thêm những kỹ năng bổ trợ khác như:
- Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Sử dụng thành thạo các ứng dụng văn phòng như: Word, Excel, PowerPoint, Outlook và Internet.
- Hiểu biết về internet và website, quảng cáo trực tuyến.
Bán hàng là nghệ thuật thuyết phục người khác làm một việc mà bạn không có quyền bắt người ta làm. Cụ thể ở đây là bạn thuyết phục khách hàng mua hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn. Làm được điều này, bạn chính là nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Vì thế, hãy rèn luyện và tích lũy các kỹ năng bán hàng cần thiết ngay từ bây giờ.