Tiểu luận: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam

Tiểu luận Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam được hoàn thành với các nội dung chính như tổng quan lý thuyết về nợ công, khủng hoảng nợ châu Âu, nợ công tại Việt Nam. Để nắm chi tiết nội dung tiểu luận mời các bạn cùng tham khảo dưới đây.

Tiểu luận: Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam

1. Tổng quan lý thuyết về nợ công

1.1 Khái niệm

  • Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh chính phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.
  • Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.
  • Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành.

1.2 Nguyên nhân

  • Chính phủ chi tiêu ngân sách quá mức hoặc phải liên tiếp phát hành ngân sách để đảm bảo các nhu cầu an sinh xã hội, dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng.
  • Chính phủ giảm thuế trong khi tăng chi.
  • Các hoạt động ngầm trong nền kinh tế, trốn thuế gây thất thu ngân sách.
  • Chính phủ sử dụng các khoản vay không hiệu quả, tham nhũng và thiếu minh bạch trong quản lý làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. 

1.3 Tác động đến kinh tế - xã hội

  • Nợ công xảy ra trên quy mô lớn sẽ gây ra khủng hoảng trong xã hội. 
  • Khi xảy ra nợ công, các tổ chức tín dụng sẽ hạ thấp bậc tín nhiệm của chính phủ và khi đó muốn huy động được vốn phải mất nhiều chi phí hơn, trái phiếu của chính phủ mất giá hoặc thậm chí là không được chấp nhận. Nền kinh tế trở thành mục tiêu tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế.

1.4 Giải pháp

  • Vay nợ nguồn vốn từ trong nước và nước ngoài
  • Xây dựng chiến lược vay nợ công rõ ràng và theo một quy trình dài hạn
  • Tổ chức đánh giá mức độ hiệu quả các trường hợp đã vay nợ để rút kinh nghiệm trong tương lai
  • Nâng cao hiệu quả sự dụng vốn và cuối cùng là đẩy mạnh hợp tác quốc tế

2. Khủng hoảng nợ châu Âu

2.1 Diễn biến khủng hoảng nợ công châu Âu

Theo Eurostat, tính chung trên toàn Liên minh châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 1 năm 2013 cũng tăng lên mức 10,8% so với 10,7% trong tháng 12 năm 2012. Tính đến thời điểm này, đã có 26,2 triệu người thất nghiệp tại 27 nước thành viên EU. Dự đoán tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 sẽ vượt quá 12%.

2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân bên trong

  • Cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Hy Lạp
  • Các chính phủ thu không đủ chi
  • Vấn đề tổ chức tài chính và điều hành kinh tế của EU
  • Áp lực của các nhóm tài phiệt
  • Vấn đề chính sách kinh tế tự do mới

Nguyên nhân bên ngoài

  • Chiến dịch tấn công làm suy yếu đồng euro
  • Các cơ quan đánh giá rủi ro trái phiếu vào thị trường tài chính
  • Hoạt động đầu cơ tài chính
  • Môi trường quốc tế không thuận lợi

3. Nợ công tại Việt Nam

3.1 Tình trạng nợ công tại Việt Nam

Tính ra từ năm 2007 đến cuối năm 2011, nợ công của Việt Nam đã tăng khoảng 25% (trung bình 5%/năm). Với khoản nợ này, căn cứ vào thời điểm đáo hạn thì từ nay đến 2015 mỗi năm Việt Nam phải trả nợ gốc và lãi cho nước ngoài gần 1,5 tỉ USD và mức trả nợ cao nhất sẽ rơi vào năm 2020 với con số lên đến 2,4 tỉ USD.

3.2 Nguy cơ nợ công tại Việt Nam

  • Xu hướng nợ công tại nước ta
  • Vay vốn nước ngoài
  • Tỉ giá tăng
  • Những khoảng nợ công tại doanh nghiệp của Việt Nam 

3.3 Nợ công châu Âu ảnh hưởng đến Việt Nam

  • Xuất khẩu giảm
  • Lãi suất thấp ở các nước
  • Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm
  • Giá vàng bùng nổ
  • Bảo hiểm rủi ro tín dụng xu hướng tăng lên
  • Biến động tỉ giá hối đoái rất khó lường

3.4 Bài học rút ra từ nợ công châu Âu và giải pháp

  • Sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả
  • Quản lí về nợ công
  • Minh bạch trong việc công bố các khoản vay, đã sử dụng các khoản vay, từ đó nâng cao niềm tin nhà đầu tư
  • Xây dựng chiến lược, kế hoạch trả nợ

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Tiểu luận Kinh tế học trên ---

Ngày:22/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM