10 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12 năm 2021-2022 có đáp án

Tài liệu 10 đề thi giữa HK1 môn Địa 12 năm 2021-2022 có đáp án được eLib biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 10, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

10 đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12 năm 2021-2022 có đáp án

1. Đề cương ôn tập giữa HK1 Địa lý 12

A. Kiến thức

I. Vị trí địa lí

1. Vị trí địa lí

2. Phạm vi lãnh thổ

3. Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta

II. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

1. Đặc điểm biển đông

2. Ảnh hưởng của biển đông đến tự nhiên việt nam

III. Đất nước nhiều đồi núi

1. Đặc điểm chung của địa hình nước ta

2. Khu vực đồi núi

3. Khu vực đồng bằng

4. Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội

IV. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

2. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác

B. Kĩ năng

I. Kĩ năng biểu đồ

- Biết nhận rạng biểu đồ cần vẽ đối với từng loại bảng số liệu theo yêu cầu.

- Biết được các yêu cầu khi vẽ các dạng biểu đồ.

- Biết cách xử lí bảng số liệu phù hợp trước khi vẽ biểu đồ.

- Biết cách nhận xét với từng dạng biểu đồ.

II. Kĩ năng xử lí bảng số liệu

- Biết cách xử lí từng dạng bảng số liệu theo yêu cầu.

- Biết nhận xét, phân tích từng dạng bảng số liệu theo yêu cầu.

III. Kĩ năng sử dụng atlat

- Biết cách đọc atlat theo yêu cầu.

- Biết phân tích, giải thích sự phân bố của các đối tượng địa lí trên atlat.

- Biết cách khai thác các biểu – bảng trên atlat.

C. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1. Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào dưới đây?

     A. Lượng mưa trong năm lớn                                         B. Có nền nhiệt độ cao

     C. Có bốn mùa rõ rệt                                                       D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa

Câu 2. Nước ta dễ dàng giao lưu với các nước trên thế giới do

     A. Nằm trong vùng nội chí tuyến có nền nhiệt độ cao

     B. Ở nơi giao thoa giữa các nền văn minh khác nhau

     C. Gần ngã tư đường hàng không, hàng hải quốc tế

     D. Có đường bờ biển dài, nhiều vùng, vịnh, cửa sông

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào?

     A. Cao Bằng.          B. Lào Cai                                     C. Hà Giang.                 D. Điện Biên.

Câu 4. Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ:

     A. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

     B. Nước ta nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Á.

     C. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

     D. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp của nhiều hệ thống tự nhiên.

Câu 5. Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ

     A. Tỉnh lạng Sơn đến tỉnh Kiên Giang                         B. Tỉnh Quang Ninh đến tỉnh Cà Mau

     C. Tỉnh Lạng Sơn đế tỉnh Cà Mau                                 D. Tỉnh Quảng Ninh đến tỉnh Kiên Giang

Câu 6. Nhờ tiếp giáp biển nên nước ta có

     A. nhiều tài nguyên khoáng vật và sinh vật                B. nền nhiệt độ cao nhiều ánh nắng

     C. thiên nhiên xanh tốt giàu sức sống                          D. khí hậu hai mùa rõ rệt

Câu 7. Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu nước ta đặc điểm nào dưới đây?

     A. Có nền nhiệt độ cao                                                   B. Có bốn mùa rõ rệt

     C. Lượng mưa trong năm lớn                                         D. chịu ảnh hưởng của gió mùa

Câu 8. Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:

     A. Trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.

     B. Tiếp giáp với biển Đông.

     C. Ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.

     D. Trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương.

Câu 9. Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới - ẩm - gió mùa của nước ta là do :

     A. Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ quy định.

     B. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển.

     C. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên.

     D. Ảnh hưởng của Biển Đông cùng với các bức chắn địa hình

Câu 10. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23° 23 B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

     A. Cao Bằng           B. Lạng Sơn                 C. Hà Giang            D. Lào Cai                  `

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không giáp biển Đông?

     A. Hà Nam              B. Quảng Ngãi.            C. Phú Yên.                 D. Hải Dương.

Câu 12. Điểm cực Đông phần đất liền ở kinh độ 109°24Đ tại xã Vạn Thạch, huyện Vạn Ninh, thuộc tỉnh

     A. Phú Yên             B. Quảng Ninh            C. Bình Định               D. Khánh Hòa

Câu 13. Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á, nên:

     A. Khí hậu có hai mùa rõ rệt.                             B. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

     C. Thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.                D. Có nhiều tài nguyên khoáng sản.

Câu 14. Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải:

     A. Đường ô tô và đường sắt.                              B. Đường ô tô và đường biển.

     C. Đường hàng không và đường biển.              D. Đường biển và đường sắt.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào của nước ta là “Ngã ba Đông Dương”?

     A. Đà Nẵng.            B. Kon Tum.                       C. Đắk Lắk.          D. Gia Lai.

Câu 16. Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102° 09Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh

     A. Lai Châu            B. Điện Biên                C. Sơn La                     D. Hòa Bình

Câu 17. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8° 34N tại xã Đất Mũi, huyện, Ngọc Hiển, tỉnh

     A. Cà Mau              B. Kiên Giang             C. Bạc Liêu                 D. An Giang

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh thành nào có diện tích nhỏ nhất nước ta?

     A. Thái Bình.          B. Ninh Bình.              C. Hà Nam                   D. Bắc Ninh.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết đường biên giới nước ta với nước nào dài nhất?

     A. Brunay.              B. Lào.                          C. Trung Quốc.           D. Campuchia.

Câu 20. Vùng tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là

     A. Lãnh hải                                                   B. Vùng đặc quyền về kinh tế

     C. Vùng tiếp giáp lãnh hải                         D. Nội thủy

2. Đề thi giữa học kì 1 Địa lý 12

2.1. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 12 - Số 1

TRƯỜNG THPT DUY TÂ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Cửu Long?

A. Địa hình cao ở rìa phía đông và tây bắc, thấp đần về phía biển.

B. Là đồng bằng châu thổ sông.

C. Được bồi đắp phù sa hàng năm của sông Tiền và sông Hậu.

D. Có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.

Câu 2: Vùng biển mà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường nhập cư,... là vùng

A. lãnh hải.                                                                          B. thềm lục địa.

C. tiếp giáp lãnh hải.                                                           D. vùng đặc quyền về kinh tế.      

Câu 3: Cảng nước sâu nào sau đây không thuộc địa phận miền Trung?

A. Nghi Sơn.                                                                       B. Hải Phòng.                

C. Vũng Áng.                                                                     D. Dung Quất.

Câu 4: Ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. sông Cả.                         B. sông Hồng.                         C. dãy Hoành Sơn.         D. dãy Bạch Mã.

Câu 5: Vùng rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở là

A. vùng tiếp giáp lãnh hải.                                                  B. vùng lãnh hải.

C. vùng đặc quyền về kinh tế.                                            D. vùng nội thủy.

Câu 6: Biển Đông được xem như cầu nối giữa hai đại dương nào sau đây?

A. Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.                        B. Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

C. Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.                           D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết thềm lục địa của khu vực Nam Trung Bộ có đặc điểm gì nào sau đây?

A. vùng thềm lục địa mở rộng, đáy nông.                          B. vùng biển nông, rộng.

C. vùng thềm lục địa hẹp, sâu.                                            D. vùng thềm lục địa nông, hẹp.

Câu 8: Điểm nào sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng của biển Đông đối với khí hậu nước ta?

A. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước. 

B. Biển Đông làm giảm độ ẩm tương đối của không khí.

C. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa Đông Bắc.

D. Lượng mưa lớn của nước ta không phải do Biển Đông mạng lại.

Câu 9: Khối núi Kon Tum nằm trong vùng núi nào ở nước ta?

A. Đông Bắc.                                                                      B. Trường Sơn Nam.

C. Tây Bắc.                                                                         D. Trường Sơn Bắc.            

Câu 10: Cho bảng số liệu:

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Cân bằng ẩm (mm)

Hà Nội

1667

989

+ 678

Huế

2868

1000

  + 1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+ 245

Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Huế có lượng mưa lớn thứ hai.

B. Cân bằng ẩm của ba địa điểm ít có sự chênh lệch.

C. Hà Nội có cân bằng ẩm lớn thứ hai. 

D. Lượng mưa tăng đần từ Bắc vào Nam.

Câu 11: Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.

C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.

D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương.

Câu 12: Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là:

A. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

B. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy và thềm lục địa

C. Đường cơ sở, lãnh hải, thềm lục địa và đặc quyền kinh tế

D. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở và đặc quyền kinh tế

Câu 13: Ở vùng biển này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng:

A. Thềm lục địa

B. Tiếp giáp lãnh hải

C. Vùng đặc quyền kinh tế

D. Nội thủy

Câu 14: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.

C. Ảnh hưởng của gió Tín Phong.

D. Tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 15: Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2?

A. Rộng khoảng 0,5 triệu km2.

B. Rộng khoảng 1 triệu km2.

C. Rộng khoảng 1,5 triệu km2.

D. Rộng khoảng 2 triệu km2.

Câu 16: Biển Đông giàu về loại tài nguyên khoáng sản nào sau đây?

A. Dầu khí, than đá, quặng sắt.

B. Dầu khí, cát, muối biển.

C. quặng vàng, cát, muối biển.

D. Thuỷ sản, muối biển.

Câu 17: Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là:

A. Xâm thực.

B. Mài mòn.

C. Bồi tụ.

D. Xâm thực - bồi tụ.

Câu 18: Tác động toàn diện của Biển Đông lên khí hậu nước ta là:

A. Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.

B. Làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.

C. Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông.

D. Làm giảm bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.

Câu 19: Vân Phong là vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây:

A. Quảng Ninh.

B. Đà Nẵng.

C. Khánh Hoà.

D. Bình Thuận.

Câu 20: Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là:

A. Nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km2.

C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín.

D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

Câu 21:  Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú vì

A.  nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.  

B.  nằm hoan toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực Châu Á gió mùa.          

C.  lãnh thổ kéo dài nên thiên nhiên có sự phân hóa đa dạng.                             

D.  nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 22: Căn cứ vào át lát địa lý trang 4-5 hãy cho biết Điểm cực Nam nước ta thuộc tỉnh?

A.  Sóc Trăng.                   B.  Kiên Giang.                 C.  Cà Mau.                       D.  Bạc Liêu.

Câu 23:  Phần đất liền nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lí?

A.  23020’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.         

B.  23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ.         

C.  23023’B - 8030’B và 102009’Đ - 109024’Đ.         

D.  23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ.

Câu 24:  Căn cứ vào át lát địa lý trang 4-5 hãy cho biết, Việt Nam không có đường biên giới trên biển với nước nào?

A.  Lào.              D. Campuchia.           C. Trung Quốc.         B.  Thái Lan, Trung Quốc.

Câu 25:  Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước ta có?

A. Sinh vật đa dạng.                                                    B.  Đất đai rộng lớn và phì nhiêu.       

C. Khoáng sản phong phú, trữ lượng lớn.                  D.  Khí hậu ôn hoà, dễ chịu.

Câu 26:  So với các nước cùng một vĩ độ, nước ta có nhiều lợi thế hơn hẳn về?

A.  Phát triển cây cà phê, cao su, ca cao.                    

B. Trồng các loại lúa gạo, cà phê, cao su.

C.  Trồng được các loại nho, cam, ô liu, chà là như Tây Á.                                 

D.  Trồng được lúa mì, ngô, khoai.

Câu 27:  Nước ta có sự đa dạng về bản sắc dân tộc là do

A.  đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động.   

B.  giao tiếp của hai vành đai sinh khoáng lớn.          

C.  giao nhau của các luồng sinh vật Bắc, Nam.        

D.  có sự gặp gỡ nghiều nền văn minh lớn á, Âu với văn minh bản địa.

Câu 28:  Vị trí địa lý đã qui định đặc điểm nào của thiên nhiên nước ta?

A.  Nhiệt đới ẩm gió mùa.                                            B.  Nhiệt đới ẩm.              

C.  Nhiệt đới khô hạn.                                                 D.  Nhiệt đới gió mùa.

Câu 29:  Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm

A. tổng diện tích khoảng 15000km2.                  B. bị chia cắt nhiều bởi các đê ven sông.

C. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.               D. có các ruộng bậc cao bạc màu.

Câu 30: Căn cứ vào át lát địa lý trang 4-5 hãy cho biết Vân Phong và Cam Ranh là 2 vịnh thuộc tỉnh

A.  Bình Thuận.                 B.  Đà Nẵng.                      C.  Khánh Hòa.                 D.  Quãng Ninh.

Câu 31: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm

A. Giá trị về kinh tế                                                            B. Hướng nghiêng

C. Độ cao và hướng núi                                                      D. Sự tác động của con người

Câu 32: Tổng diện tích phần đất của nước ta (theo Niên giám thống kê 2006) là (km²)

A. 331 214                            B. 331 213                            C. 331 210.                           D. 331 212

Câu 33: Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới Bắc bán cầu nên

A. có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên.                              B. nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng

C. khí hậu có 2 mùa rõ rệt                                                  D. tài nguyên khoáng sản phong phú

Câu 34: Ý nào là không đúng khi nói về biển Đông.

A. có nhiệt độ thấp hơn trên đất liền vào mùa hè

B. có nhiệt độ cao hơn trong đất liền vào mùa Đông

C. phía bắc của biền Đông vào mùa Đông có xảy ra tuyết rơi

D. là một vùng Biển nhiều bão trên Thê giới

Câu 35: Sông lớn nhất ở vùng núi Tây bắc nước ta

A. sông Hồng                        B. sông Cả                            C. sông Đà                 D. sông Mã

Câu 36: Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ đất bị phèn - mặn nhiều là do

A. Diện tích rộng so với các đồng bằng khác                     B. Địa hình bằng phẳng, thấp và ít đê

C. Do nằm ở hạ lưu sông Mê Công                                    D. Nằm trong đồng bằng Nam bộ

Câu 37: Đặc điểm nào không phải địa hình vùng ven Biển nước ta

A. bờ biển mài mòn                                                            B. các tam giác châu, bãi triều rộng

C. các vịnh cửa sông                                                           D. thềm lục địa rộng

Câu 38: Ranh giới giữa vùng núi Tây bắc và vùng núi Đông bắc

A. sông Mã                            B. sông Cả                           

C. sông Đà                            D. sông Hồng

Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng nội thuỷ của nước ta

A. được tính từ mép nước thuỷ triều thấp nhất đến đường cơ sở

B. là cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của nước ta

C. là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở

D. vùng nội thuỷ được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền

Câu 40: Tính chất khí hậu hải dương điều hoà là của nước ta do yếu tố nào quy định?

A. Vị trí địa lý                       B. Khí hậu                            

C. Biển Đông                       D. Địa hình

2.2. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 12 - Số 2

TRƯỜNG THPT THANH ĐA

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Điểm cực Tây của nước ta thuộc tỉnh

A. Lào Cai                             B. Điện Biên                         C. Sơn La                 D. Lai Châu

Câu 2: Quốc gia có chung đường biên giới với Việt Nam cả trên biển và đất liền là?

A. Lào                                   B. Thái Lan                           C. Mianma                  D. Trung Quốc

Câu 3: Núi (đỉnh núi) nào nằm ở vùng núi Đông Bắc

A. Núi Tây Côn Lĩnh      B. Núi Phanxipăng         C. Núi Trường sơn         D. Núi Bạch Mã

Câu 4: Nguyên nhân chính tạo cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới

A. có độ ẩm cao                                                                  B. có mưa nhiều

C. nằm trong vùng nội chí tuyến                                        D. có nhiệt độ cao.

Câu 5: Khu vực có địa hình nhiều Cao nguyên nhất nước ta đó là

A. Vùng núi Trường Sơn Nam                                           B. Vùng núi Trường Sơn Bắc

C. Vùng núi Tây Bắc                                                          D. Vùng núi Đông Bắc.

Câu 6: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam

A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, có sự phân bậc rõ rệt

B. Cao ở phía Tây Bắc thấp dần về phía Đông Nam

C. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

D. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m

Câu 7: Sông Mã nằm ở khu vực địa hình núi

A. Tây Bắc         B. Đông Bắc          C. Trường Sơn Nam            D. Trường Sơn Bắc

Câu 8: Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển?

A. Các vũng, vịnh nước sâu                                                B. Các bờ biển mài mòn

C. Nhiều bãi ngập triều                                                       D. Vịnh cửa sông

Câu 9: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do nguyên nhân nào?

A. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa   

B. Nằm gần xích đạo, mưa nhiều

C. Địa hình 85% là đồi núi thấp                       

D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển)

Câu 10: Đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc dài

A. 2100 km                           B. 1400 km                           C. 1100 km           D. 4600 km

Câu 11: Điểm nào sau đây không đúng với hệ sinh thái rừng ngập mặn?

A. Cho năng suất sinh vật cao.                B. Có nhiều loài cây gỗ quý.

C. Giàu tài nguyên động vật.                   D. Phân bố ở ven biển.

Câu 12: Ở nước ta mùa đông bớt lạnh, mùa hạ bớt nóng là do?

A. Địa hình 85% là núi thấp.                       B. Tiếp giáp với biển Đông.   

C. Nằm gần xích đạo, mưa nhiều.               D. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.

Câu 13: Đặc điểm của Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là?

A.  Nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.           

B.  Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km.                         

C.  Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa.

D.  Biển kín với các hải lưu chảy khép kín.

Câu 14: Vùng cực Nam Trung Bộ là nơi có nghề làm muối rất lí tưởng vì?

A.  Có thềm lục địa thoai thoải kéo dài Sang tận Ma- lai- xi- a.                          

B.  Có những hệ núi cao ăn lan ra biển nên bờ biển khúc khuỷu.                        

C.  Có nhiệt độ cao, nhiều nắng, Chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.                        

D.  Không có bão lại ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu 15: Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta ở thành phần tự nhiên nào?

A.  Cảnh quan ven biển.           B.  Sinh vật.                C.  Khí hậu.                       D.  Địa hìng

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 2, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.3. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 12 - Số 3

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HIỀN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7, hãy cho biết đỉnh núi đá vôi đồ sộ nhất vùng Đông Bắc là

A. Mẫu Sơn.                       B. Phan xi păng.                  C. Tây Côn Lĩnh.                D. Tam Đảo.

Câu 2: Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là nhờ

A. nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.

B. nước ta có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.

C. nước ta nằm ở gần trung tâm vùng Đông Nam Á.

D. nước ta tiếp giáp Biển Đông, có đường bờ biển dài 3260 km.

Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với lãnh thổ nước ta?

A. Nằm trong vùng ảnh hưởng của gió Mậu dịch.

B. Nằm gần với trung tâm gió mùa Đông Nam Á.

C. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc.

Câu 4: Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên

A. có sự phân hóa tự nhiên rõ rệt.                                 B. nền nhiệt độ cao, chan hòa ánh nắng.

C. khí hậu có hai mùa rõ rệt.                                         D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.

Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long khác với Đồng bằng sông Hồng ở đặc điểm nào sau đây?

A. Cao ở rìa đông, thấp ở giữa.                                 B. Phù sa không bồi đắp hàng năm.

C. Thấp và khá bằng phẳng.                                      D. Diện tích nhỏ hơn.

Câu 6: Vùng đất của nước ta là

A. toàn bộ phần đất liền và các các hải đảo.

B. phần đất liền tiếp giáp biển, nằm ở phía trong đường cơ sở.

C. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.

D. phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.

Câu 7: Việt Nam nằm ở nơi tiếp xúc giữa hai vành đai sinh khoáng và nằm trên đường lưu, di cư của nhiều loài động vật, thực vật nên nước ta có

A. nhiều loại gỗ quý trong rừng.

B. tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật phong phú.

C. đủ các loại khoáng sản chính của khu vực Đông Nam Á.

D. cả cây nhiệt đới và cây cận nhiệt đới. 

Câu 8: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là

A. giá trị về kinh tế.                                                     B. hướng nghiêng.

C. sự tác động của con người.                                   D. độ cao và hướng núi.

Câu 9: Đặc điểm chung của vùng đồi núi Trường Sơn Bắc là

A. gồm các khối núi và cao nguyên ba dan xếp tầng.

B. địa hình cao nhất nước ta với các dãy núi lớn hướng tây bắc - đông nam.

C. có các cánh cung lớn mở ra về phía bắc và đông.

D. gồm các dãy núi song song và so le theo hướng tây bắc - đông nam.

Câu 10: Nét nổi bật nhất của địa hình vùng núi Tây Bắc là

A. gồm các khối núi và cao nguyên.                             B. có bốn cánh cung lớn.

C. có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.           D. địa hình thấp và hẹp ngang.

---Để xem tiếp nội dung từ phần đáp án của Đề thi số 3, các em vui lòng xem online hoặc tải về máy tính--

2.4. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 12 - Số 4

TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.

B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.

C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.

D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 2: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì:

A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.                 

B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.

C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.                         

D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 3: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.                                     B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.

C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.                   D. Tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 4: Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực

A. Sinh vật.                     B. Địa hình.                    C. Khí hậu.      D. Cảnh quan ven biển.

Câu 5: Dạng địa hình nào sau đây ở vùng ven biển rất thuận lợi cho xây dựng cảng biển

A. vịnh, cửa sông.                                      B. các bờ biển mài mòn.

C. các vũng, vịnh nước sâu.                       D. các tam giác châu với bãi triều rộng.

-----Còn tiếp-----

2.5. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 12 - Số 5

TRƯỜNG THPT TRẦN SUYỀN

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1. Xếp theo thứ tự tăng dần về diện tích lưu vực các sông ta sé có:

A. Sông Amadôn, sông Nin, sông Iênitxây, sông Vonga                        

B. Sông Nin, sông Iênitxây, sông Amadôn, sông Vonga

C. Sông Nin, sông Amadôn, sông Vonga, sông Iênitxây

D. Sông Amadôn, sông Vonga, song Nin, sông Iênitxây

Câu 2. Nguồn năng lượng chính cung cấp cho vòng tuần hoàn của Nước trên Trái Đất là:

A. Năng lượng thuỷ triều.                                             B. Năng lượng địa nhiệt.

C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời.                                  D. Năng lượng gió.

Câu 3. Giới hạn phía dưới của sinh quyển xuống tận đáy đại dương có độ sâu trên:

A. 25 km.

B. 22 km.

C. 5 km.

D. 11 km.

Câu 4. Frông ôn đới(FP) là frông hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí:

A. Địa cực lục địa và địa cực hải dương

B. Ôn đới lục địa và ôn đới hải dương

C. Ôn đới và chí tuyến

D. Địa cực và ôn đới

Câu 5. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở vùng:

A. Xích đạo, nhiệt đới.

B. Nhiệt đới, ôn đới.

C. Chí tuyến, ôn đới.

D. Ôn đới, xích đạo.

-----Còn tiếp-----

2.6. Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý 12 - Số 6

TRƯỜNG THPT HỒ THỊ KỶ

ĐỀ THI GIỮA HK1

NĂM HỌC: 2021-2022

MÔN: ĐỊA LÝ 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

A. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

B. Là một trong các biển nhỏ ở Thái Bình Dương.

C. Nằm ở phía Đông của Thái Bình Dương.

D. Phía đông và đông nam mở ra đại dương.

Câu 2: Các bộ phận thuộc vùng biển nước ta theo thứ tự từ trong ra ngoài là:

A. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

B. Lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy và thềm lục địa

C. Đường cơ sở, lãnh hải, thềm lục địa và đặc quyền kinh tế

D. Nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đường cơ sở và đặc quyền kinh tế

Câu 3: Ở vùng biển này nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí tài nguyên thiên nhiên là vùng:

A. Thềm lục địa

B. Tiếp giáp lãnh hải

C. Vùng đặc quyền kinh tế

D. Nội thủy

Câu 4: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ:

A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

B. Địa hình 85% là đồi núi thấp.

C. Ảnh hưởng của gió Tín Phong.

D. Tiếp giáp với Biển Đông.

Câu 5: Vùng biển nước ta rộng bao nhiêu km2?

A. Rộng khoảng 0,5 triệu km2.

B. Rộng khoảng 1 triệu km2.

C. Rộng khoảng 1,5 triệu km2.

D. Rộng khoảng 2 triệu km2.

-----Còn tiếp-----

2.7. Đề thi giữa HK1 môn môn Địa lý 12 - Số 7

Trường: THPT Duy Tân

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.8. Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12 - Số 8

Trường: THPT Ngô Quyền

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.9. Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12 - Số 9

Trường: THPT Nguyễn Công Trứ

Số câu: 4 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

2.10. Đề thi giữa HK1 môn Địa lý 12 - Số 10

Trường: THPT Lê Trung Kiên

Số câu: 40 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2021-2022

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các Đề thi 1-10---

Ngày:28/10/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM